Nếm dưa lưới ngọt lịm ở vùng khô hạn bậc nhất Việt Nam
Xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình là một trong những địa phương khô hạn nhất tỉnh Bình Thuận. Vùng đất tưởng chừng như không thuận lợi để phát triển nông nghiệp lại đang manh nha mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho ra những quả dứa lưới ngọt, đạt chất lượng cao.
Đến thăm Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp công nghệ cao Bình Minh tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình vào những ngày cuối tháng 7, chúng tôi khá bất ngờ trên mảnh đất khô cằn, sỏi đá, nắng nhiều mưa ít này, lại có những mô hình nông nghiệp hiện đại.
Nhưng trai dưa lươi vang ươm, ngot lim ơ vung khô han Hoa Thăng.
HTX là sự hợp tác của các thành viên cổ đông yêu nông nghiệp, muốn phát triển những thế mạnh nông nghiệp mà Bình Thuận có tiềm năng và đang bước đầu triển khai các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất dưa lưới công nghệ cao.
Hiện HTX đang thí điểm trồng 5 loại giống dưa lưới của Nhật, Hà Lan trong hệ thống nhà màng được thiết kế theo công nghệ Israel. Mỗi nhà màng được xây dựng trên diện tích 2.000 m2, tổng chi phí đầu tư khoảng 1,3 tỷ đồng. Sau thời gian 2 tháng rưỡi chăm sóc, đến nay đã đến kỳ thu hoạch. Mặc dù năng suất không như mong đợi nhưng chất lượng dưa được các chuyên gia đánh giá cao khi dưa có màu trắng bông, vỏ giòn, vị ngọt thanh, ít hạt, mỗi quả trung bình nặng từ 0,6 đến khoảng 1kg.
Mô hình dưa lưới trồng theo tiêu chuẩn công nghệ cao của HTX Bình Minh đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và các ban ngành, chuyên gia nông nghiệp trong và ngoài tỉnh. Theo chủ trương phát triển nông nghiệp của Bình Thuận, xã Hòa Thắng là địa phương có nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều dự án nước, du lịch được kêu gọi đầu tư vào địa phương này.
Theo ông Phạm Văn Minh, thành viên của HTX Bình Minh tại xã Hòa Thắng: “Mô hình dưa lưới của HTX đã thu hút rất nhiều khách du lịch tham quan. Đây cũng là một trong những hướng đi của nhiều trang trại sản xuất nông nghiệp hiện nay, đó là phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái”.
Xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình là một trong những địa phương khô hạn nhất tỉnh. Vào mùa khô, tình trạng hạn hán và hiện tượng cát bay, cát nhảy xảy ra tạo thành các đồi cát di động liên kết và chồng chất lên nhau, ngày đêm chuyển dịch từ biển đi vào đất liền làm lấp ruộng đồng, làng mạc, gây tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp của bà con.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nắng nhiều và cường độ cao như Hòa Thắng lại là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mô hình dưa lưới được trồng trong nhà màng của HTX Bình Minh. Khi trồng cây trong nhà màng sẽ hạn chế được các đối tượng sâu bệnh hại và chủ động các khâu chăm sóc trong quá trình canh tác.
Bình Thuận hiện nay là một tỉnh nông nghiệp với nhiều sản phẩm lợi thế được thị trường trong nước và thế giới công nhận như thanh long, lúa, nước mắm, hải sản tươi sống… Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bình Thuận cần quan tâm phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng phát triển các ngành nghề có lợi thế của địa phương. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có uy tín, chất lượng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo Đình Hậu (Báo Bình Thuận)
Ở quốc gia này, nông dân trở thành doanh nhân toàn cầu
Việt Nam rất mong muốn đạt được bước phát triển như Israel hiện nay. Đó là nông nghiệp phát triển, nông dân giàu có, nông thôn hiện đại. Đó là chia sẻ của ông Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Israel ngày 11.7.
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn (thứ 2 bên phải) thăm khu trồng rau mầm công nghệ cao, siêu sạch của Công ty Teshuva Agricultural Projects-TAP (Israel).
Tiếp tục chuyến công tác tại Israel, đoàn đại biểu Hội Nông dân Việt Nam do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) Lại Xuân Môn có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN PTNT) nước sở tại và thăm, làm việc với Hội đồng Marketing Israel; Công ty Teshuva Agricultural Projects (TAP).
Nông dân trở thành doanh nhân toàn cầu
Tại buổi làm việc với Bộ NN PTNT Isarel, đại diện lãnh đạo Bộ-GS Arie Regev, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế cho biết, hơn một nửa diện tích đất đai của quốc gia này là sa mạc và bán sa mạc, nửa còn lại là rừng và đồi dốc; trong đó, chỉ 20% diện tích đất đai là có thể trồng trọt, hơn một nửa trong số đó phải được tưới tiêu thường xuyên. Tỷ lệ người làm nông nghiệp ở Israel hiện nay chỉ chiếm gần 2% dân số nhưng sản lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp không giảm mà ngày càng gia tăng. Sản phẩm rau, quả, hoa của Israel xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, nhất là châu Âu.
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn làm việc với ban lãnh đạo Công ty Teshuva Agricultural Projects-TAP(Israel).
Israel đầu tư rất lớn cho công tác nghiên cứu, phát triển công nghệ phục vụ nông nghiệp. Hàng năm, Chính phủ đầu tư khoảng 100 triệu USD cho nghiên cứu phát triển nông nghiệp, tương đương với 3% giá trị sản lượng nông nghiệp. Hiện nay, quốc gia này có 10 cơ quan nghiên cứu nông nghiệp lớn nằm ở các khu vực có điều kiện thời tiết, khí khậu, thổ nhưỡng khác nhau đê cung cấp cho nông dân các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Ngoài ra còn có nhiều nông dân tự nghiên cứu và phát triển công nghệ, thành lập doanh nghiệp và xuất khẩu công nghệ nông nghiệp. Israel có trên 200 công ty nghiên cứu, phát triển và xuất khẩu công nghệ nông nghiệp đi nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Giá trị xuất khẩu công nghệ nông nghiệp cao gấp hơn 2 lần so với giá trị xuất khẩu nông nghiệp, đạt khoảng trên 3 tỉ USD/năm.
Chính sách khát vọng sự sáng tạo=thành công
Israel có điều kiện tự nhiên rất khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhưng lại có những bước phát triển thần kỳ, đó là do có các chương trình đầu tư, hỗ trợ của Chính phủ về vốn, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hệ thống bảo quản chế biến sau thu hoạch, xúc tiến thương mại; phát huy sức mạnh tổng hợp của Nhà nước, tư nhân và nông dân. Công thức thành công của nông nghiệp tại quốc gia này là chính sách tốt khát vọng quyết tâm sáng tạo của nông dân.
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn (trái) tìm hiểu quy trình đóng gói rau mầm công nghệ cao, siêu sạch tại Công ty Teshuva Agricultural Projects-TAP(Israel).
Nông nghiệp đóng góp khoảng 2% GDP, nhưng nhà nước đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp so với đóng góp từ ngành này. Nhà nươc hỗ trợ tới trên 40% ngân sách cho nông dân đầu tư ứng dụng công nghệ mới, hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân, hỗ trợ kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận để xuất khẩu, chỉ dẫn địa lý, miễn thuế và hỗ trợ 50% phí bảo hiểm nông nghiệp và đang triển khai chương trình hưu cho nông dân.
Chính phủ đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị trực tiếp sản phẩm, đặc biệt là hoa và cây trang trí sang các thị trường tiềm năng thông qua Internet...Do đó, đến nay, khoảng 60% tổng sản lượng hoa sản xuất ra được bán trực tiếp từ nông dân cho các nhà đấu giá hoa ở Tây Âu; 20% tiếp theo bán trực tiếp những người mua thông qua các nhà đấu giá; 20% còn lại bán buôn cho hầu hết thị trường truyền thống...
Trao đổi với đoàn Hội NDVN, đại diện Hội đồng Marketing Israel cho biết, Hội đồng là cơ quan được thành lập và hoạt động như 1 cơ quan của Chính phủ, bổ trợ cho các hoạt động của cơ quan nông nghiệp của Chính phủ, nhưng không trực thuộc Chính phủ. Chủ tịch Hội đồng do Bộ trưởng NN PTNT quyết định. Thành viên Hội đồng là dại diện của Bộ NN PTNT, các bộ, ngành liên quan, đại diện doanh nghiệp, nông dân. Và điều đặc biệt, trong Hội đồng này, đại diện nông dân theo quy định phải đạt trên 50%.
Hội đồng thực hiện các dự án hỗ trợ cho nông dân những việc mà nông dân làm không hiệu quả, như phát triển giống mới,chuyển giao kỹ thuật, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường cho nông dân, điều tiết giá cả nông sản thông qua điều tiết lượng cung ra thị trường. Hàng năm, Hội đồng họp thống nhất kế hoạch hoạt động và ngân sách, nhờ vậy mà khắc phục được một số hạn chế trong hỗ trợ nông dân mà không phải lúc nào cơ quan của Chính phủ cũng thực hiện được kịp thời.
Nền nông nghiệp siêu...sạch
Trước đó, đoàn Hội NDVN đã thăm và làm việc với Công ty Teshuva Agricultural Projects (TAP). Đây là công ty duy nhất trên thế giới cung cấp bí quyết công nghệ sản xuất rau mầm Microgreen, rau trên hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng (NFT) cải tiến và công nghệ trồng cây trên giá thể. Công nghệ rau mầm được thiết kế theo dây chuyền tự động khép kín, cho phép sản xuất các loại rau "siêu sạch" có giá trị dinh dưỡng cao. Công nghệ màng mỏng dinh dưỡng (NFT) giúp cây trồng được cung cấp dinh dưỡng trực tiếp đến tận rễ nhằm tối ưu hóa quá trình sinh trưởng, đồng thời ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước...
Chủ tịch Lại Xuân Môn và đoàn công tác T.Ư Hội NDVN chụp ảnh lưu niệm với đại diện lãnh đạo Bộ NN PTNT Israel tại trụ sở của Bộ.
Ngoài ra, với công nghệ trồng cây trên giá thể (cocopeat) kết hợp hệ thống cung cấp dinh dưỡng chủ động, doanh nghiệp này đã đảm bảo tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn cây trồng trong đất. So với phương pháp sản xuất truyền thống, phương pháp sản xuất trong nhà kính với hệ thống tưới tiêu - dinh dưỡng thông minh cùng hệ thống điều khiển khí hậu hợp lý được tự động hóa giúp kiểm soát toàn bộ các yếu tố tác động tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, 70% lượng nước và dinh dưỡng được tái sử dụng giúp tiết kiện chi phí sản xuất. Ông Avner Shohet, Giám đốc, đồng thời là người sáng lập công ty cho biết, công ty đã chuyển giao thành công công nghệ của mình tới nhiều quốc gia trên thế giới...
Tại Việt Nam, Công ty đang hợp tác với Tập đoàn Vingroup phát triển các dự án sản xuất rau công nghệ cao tại một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nam... Công ty rất muốn có các đối tác như Hội NDVN để chia sẻ cho nông dân Việt Nam những kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường vàan toàn thực phẩm.
Tại các buổi tiếp và làm việc, Chủ tịch Lại Xuân Môn chia sẻ về tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Việt Nam; bày tỏ mong muốn được học tập, chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Israel để góp phần làm cho nông nghiệp Việt Nam phát triển, nông dân giàu có, nông thôn hiện đại.
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn thay mặt đoàn công tác chân thành cám ơn Chính phủ và nhân dân Israel đã ủng hộ, hỗ trợ rất có ý nghĩa đối với Việt Nam nói chung, cho nông nghiệp Việt Nam nói riêng và đề nghị Chính phủ, nhân dân Israel dành nhiều sự ủng hộ, hỗ trợ hơn nữa cho Việt Nam trong thời gian tới.
Theo Danviet
PTTg Vương Đình Huệ khuyên: "Đầu tư cho kinh tế tập thể chỉ có lãi" Phát biểu tại Hội nghị Sơ kết thi hành Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 7.7 tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng đầu tư cho kinh tế tập thể chỉ có lãi chứ...