Need for Speed The Run: Cuộc chạy trốn xuyên nước Mỹ
Phiên bản mới nhất của series game đua xe đường phố Need for Speed (NFS) dự kiến sẽ ra mắt game thủ vào tháng 11 tới với tên gọi The Run.
Cốt truyện xoay quanh chàng trai Jack bị thế lực xấu xa đe dọa tính mạng, lối thoát duy nhất của anh ta phải chiến thắng cuộc đua xuyên nước Mỹ, đồng thời phải né tránh những cuộc săn đuổi của kẻ thù.
Người chơi sẽ trải qua những vòng đua ở các thành phố lớn trên khắp nước Mỹ, khởi hành từ San Francisco và đích đến là New York. Theo nhà sản xuất, các thành phố mà game thủ sẽ có dịp được chiêm ngưỡng gồm San Francisco, Chicago, Las Vegas, Denver, Detroit và New York.
Cũng như những game Need for Speed trước, The Run sẽ mang những “xế hộp” ngoài đời thực vào game, từ những siêu xe cho đến ôtô tầm trung của các hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới. Hiện tại đã có 5 xe được điểm mặt:
- Audi R8 Coupe 5.2
- Ford Shelby GT500
- Porsche 911 GT2
- BMW E92 M3 GTS
- McLaren MP4-12C
Lần đầu tiên trong series Need for Speed, game thủ có thể đặt chân ra khỏi chiếc xế hộp ngột ngạt để khám phá những ngóc ngách của thành phố. Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính tạm thời, bởi những pha hành động của nhân vật ở môi trường bên ngoài chỉ diễn ra theo những sự kiện định sẵn của game, hơn nữa người chơi cũng không thể trực tiếp điều khiển nhân vật theo ý muốn.
Video đang HOT
Tại E3 2011 vừa qua, Jason De Long, điều hành viên của Black Box Studios, đã chơi thử bản demo của The Runtrước sự theo dõi của khán giả. Khởi đầu màn chơi là cảnh nhân vật chính đang trong một cuộc đua quyết liệt, sau đó một chiếc xe màu đen vọt ra tông thẳng vào xe của anh ta. Tay đua chui ra khỏi xe và đuổi theo kẻ đã đâm xe mình, tiếp đó anh ta bị mất dấu và một chiếc trực thăng đột ngột xuất hiện nã đạn súng máy liên tục khiến anh phải trốn chạy. Những hành động này đều do máy hoàn toàn làm chủ, chỉ riêng những hành động cụ thể chẳng hạn như nhảy qua cửa sổ hay phi thân lên nóc nhà thì người chơi mới có dịp điều khiển. Tuy nói là điều khiển nhưng thực tế bạn chỉ phải bấm đúng và kịp lúc những phím bấm được hiển thị trên màn hình. Tiếp đó tay quái xế nhảy xuống một con hẻm và đụng độ cảnh sát, lúc này màn hình cũng xuất hiện những phím bấm, bấm chính xác nhân vật sẽ biểu diễn những đòn đánh (khá đẹp mắt) hạ gục tay cảnh sát và tẩu thoát trên chiếc xe của họ. Những pha hành động thế này diễn ra cũng không ít nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế người chơi.
Cũng tại E3 2011, nhà phát triển đã cho biết họ sẽ định hướng game theo phong cách lai giữa thể loại đua xe cổ điển và mô phỏng, hứa hẹn sẽ có một hệ thống điều khiển thân thiện và dễ dàng cho người mới làm quen với dòng game, bên cạnh đó cũng cung cấp nhiều tính năng điều khiển phức tạp hơn cho những tay đua nhiều kinh nghiệm.
Game sẽ hỗ trợ chơi mạng qua LAN và chơi trực tuyến, hoàn thành tốt những cuộc đua trong mục chơi mạng bạn sẽ unlock được những chiếc xế hộp mới cùng nhiều thứ thú vị khác. Hệ thống Autolog của Need for Speed Hot Pursuithồi năm ngoái cũng sẽ có mặt trong The Run, có chức năng ghi lại và so sánh thành tích của những người chơi trong mục chơi mạng, điều này thúc đẩy tính cạnh tranh cao hơn, làm những cuộc vui trở nên hào hứng, quyết liệt hơn.
Need for Speed The Run được dùng cùng engine đồ họa của Battlefield 3, vì vậy bạn có thể yên tâm thưởng thức những hiệu ứng cháy nổ được thể hiện rất hoành tráng. Các tay đua sẽ có dịp tranh tài qua những thành phố tráng lệ của Mỹ vào cuối năm nay.
Theo Game Thủ
Need for Speed: The Run - "Lẩu thập cẩm" từ EA? (Phần I)
Liệu tham vọng mới nhất của EA - dung hòa arcade-simulation, tìm về chủ đề cũ và đưa vào không khí đậm chất hành động Hollywood - có để lại một cái tên đủ thuyết phục trong làng game đua xe thế giới?
Need for Speed của EA đã trở thành series game đua xe bán chạy nhất toàn cầu, với hơn 100 triệu bản được bán ra và hàng chục triệu fan trải khắp năm châu.
Need for Speed, với mỗi tựa game lại làm xôn xao cộng đồng với hàng loạt bài review cũng như các sự kiện đình đám. Mới đây, tại hội chợ game nổi tiếng E3 2011 vừa diễn ra 2 tuần trước ở Los Angeles, một tựa game nữa như vậy lại "ra lò":Need for Speed: The Run.
Đôi nét và một số thay đổi
Need for Speed SHIFT và đang dần dần, mặc dù khó khăn, gây dựng vị thế của mình bên cạnh những cái tên lớn khác như DiRT, GRID, GranTurismo, Forza Motorsport... Dòng arcade, kể từ sau Most Wanted, dường như đã đánh mất sự quan tâm của họ. Có chăng chỉ là "bổn cũ soạn lại" như Carbon, Undercover, hay World Online với gameplay cũng như phong cách đều không thay đổi mấy.
Need for Speed Hot Pursuit cuối năm ngoái, EA mới hào hứng bước chân lại vào địa hạt này. Hot Pursuit có thể nói đã khẳng định lại tên tuổi của EA trong lĩnh vực arcade và giờ đây, dường như tất cả fan của series Need for Speed đang mong chờ một sự kết hợp hài hòa giữa cả hai phong cách - Hot Pursuit và SHIFT, arcade và simulation - một sản phẩm hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu từ "cả hai thế giới" của EA.
Need for Speed: The Run xuất hiện trong hoàn cảnh đó. Thoáng nhìn, The Run dường như nối bướcHot Pursuit với tốc độ, tiếng động cơ gầm rú, tiếng nhạc máu lửa, những cuộc đua trái phép, rượt đuổi thót tim có cảnh sát được trang bị vũ khí tận răng. Xem kỹ hơn, game đưa người chơi trở lại với những chủ đề quen thuộc như đua xe đường phố, các băng nhóm tội phạm và những cuộc chạy trốn, phiêu lưu đậm nét phim hành động Hollywood. Khác với Most Wanted và Carbon, nhân vật chính của chúng ta trong The Run giờ đây đã có một cái tên - Jack.
Chưa rõ nguyên nhân, nhưng mục tiêu duy nhất của Jack trong game là bảo toàn tính mạng cho mình khỏi một băng nhóm tội phạm, bằng cách... tham gia vào một cuộc đua xuyên nước Mỹ, trải dài từ San Francisco đến tận New York ở phía bên kia lục địa. Cốt truyện nghe khá đơn giản, nhưng có lẽ vẫn sẽ hấp dẫn vì nhà phát triển game lần này lại chính là EA Black Box, người đã chuyên về chủ đề này sau khi hoàn tất hai tựa game Most Wanted và Undercover.
The Run. Theo Black Box, handling trong The Run sẽ mang hơi thở của cả Hot Pursuit và SHIFT 2 Unleashed, khó vừa phải để người chơi cảm nhận được cảm giác lái thật nhất, sức "căng" trong từng khúc cua, nhưng giữ lại những cú drift "không tưởng" vốn là linh hồn của Hot Pursuit. Bên cạnh đó, The Run cũng đi kèm với những thay đổi đáng kể chưa hề có trong cả series.
The Run... nhân vật chính đã được quyền thỉnh thoảng bước ra khỏi xe tương tác với môi trường trong game.
SHIFT và Hot Pursuit theo cảm hứng của những game FPS điển hình, đưa vào vũ khí và những trận chạm trán kịch liệt, nhằm chuyển tải cảm giác "adrenaline dâng cao" một cách chân thật nhất đến cá nhân người chơi. Mặt khác, họ đưa người chơi hòa mình vào một cốt truyện, theo dõi nhân vật, suy nghĩ và hành động dưới góc nhìn của nhân vật... như thể xem một bộ phim chứ không chỉ quanh đi quẩn lại mỗi siêu xe và đường đua.
The Run, anh ta có danh tính, có thể nói chuyện, cảm thán, chửi thể, vận động... như con người thật. Xuyên suốt trong game khi Jack ra khỏi xe vẫn là những đoạn cutscene, nhưng người chơi sẽ phải kéo anh ta đi tiếp bằng cách bấm các nút đúng lúc theo chỉ dẫn trên màn hình.
Need for Speed: The Run, quả thực, có thể... ép người chơi ở nguyên chỗ cũ và gắng xem hết cutscene khi chơi.
Chúng tôi chủ ý đưa nhân vật chính ra khỏi xe để dẫn dắt câu chuyện, nhưng những lúc như vậy sẽ không chiếm quá 10 phần trăm tổng thời gian của game" - nhà sản xuất Jason DeLong nói. EA có thể nói đang tỏ ra khá tham vọng với ý tưởng "đua xe phim ảnh" này. Một thông tin nữa chứng minh điều này là việc sử dụng engine đồ họa Frostbite 2 của series Battlefield trong The Run. Engine này hứa hẹn sẽ mang lại những hiệu ứng ánh sáng, cháy nổ, thời tiết, môi trường... hoàn hảo. Một sự đầu tư đáng kể cho một dự án còn khá non trẻ như The Run.
Theo Bưu Điện Việt Nam
NFS: The Run sẽ đẹp như Battlefield 3 Need for Speed: The Run được phát triển trên engine Frostbite 2.0 của DICE. Tên tuổi của bộ engine này đã nổi tiếng kể từ khi Battlefield 3 bắt đầu "làm mưa làm gió" bằng những đoạn trailer đẹp như thật của mình. Mới đây, một đoạn trailer không được báo trước về một trò chơi mang tên Need for Speed: The Run...