Né hạn, sử dụng phân bón thân thiện môi trường
Giá phân bón tăng cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân trồng lúa. Cùng với đó, nỗi lo hạn mặn trong vụ lúa đông xuân 2021-2022 vẫn treo lơ lửng.
Song, ngành nông nghiệp cho rằng đây là cơ hội để nông dân thay đổi quy trình sản xuất theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ để đạt giá thành thấp hơn. Việc tranh thủ xuống giống sớm cũng là điều kiện để nông dân đạt lợi nhuận cao.
Nông dân Hậu Giang ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Xuống giống sớm, né hạn cuối vụ
“Hiện nay nước đã tràn đồng, chúng tôi đang vận động nông dân khi nước rút tới đâu sẽ vệ sinh đồng ruộng và xuống giống lúa đông xuân ngay”, ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc HTX Tân Long (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), nói. Vụ lúa đông xuân 2021-2022, vùng ĐBSCL gieo sạ hơn 1,52 triệu ha, dự kiến sản lượng trên 11 triệu tấn.
Video đang HOT
Dự báo, xâm nhập mặn mùa khô năm 2021-2022 ở mức sớm và sâu hơn so với trung bình nhiều năm, khả năng tương đương mùa khô năm ngoái. Với tình hình nguồn nước như trên, có khoảng 400.000ha diện tích ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng hạn cuối vụ (vùng ven biển các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang) cần được xuống giống sớm vào cuối tháng 10-2021. Tháng 11-2021, là thời vụ chính cho cả 3 vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển ĐBSCL, sẽ xuống giống khoảng 700.000ha. Trong tháng 12, tiếp tục xuống giống khoảng 400.000ha. Diện tích còn lại ở một số vùng đông xuân muộn, kết thúc xuống giống trước ngày 10-1-2022. Việc xuống giống sớm để né hạn mặn cuối vụ là một trong những biện pháp đã được các địa phương ở ĐBSCL vận dụng thành công trong các vụ lúa đông xuân vừa qua.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lo hiện nay là nông dân vẫn còn thói quen lạm dụng phân bón hóa học và lượng giống gieo sạ. Giá phân bón hóa học đang tăng cao như “cơn bão” quét tan lợi nhuận của nông dân trồng lúa. Yêu cầu cấp bách hiện nay là phải đẩy mạnh kiểm soát giá cả phân bón, cần phổ biến các giải pháp giúp nông dân giảm lượng phân bón sử dụng và giảm lượng giống gieo sạ. “Giảm chi phí sản xuất lúa ở khâu sử dụng phân bón và lượng giống gieo sạ là yếu tố để giành thắng lợi vụ lúa đông xuân”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
Cơ hội để giảm sử dụng phân bón hóa học
Năng suất lúa ở ĐBSCL hiện nay dao động ở mức 6-8 tấn/ha, được xem là đạt mức cao hàng đầu thế giới, chỉ sau Nhật Bản. Dư địa tăng năng suất được xem là không còn nhiều. Muốn tăng hiệu quả sản xuất của nông dân, tăng sức cạnh tranh cho lúa gạo Việt Nam, chỉ bằng cách tập trung nâng cao chất lượng, giảm giá thành.
“Giá phân bón hóa học đang tăng cao, áp lực giảm giá thành sản xuất là cấp bách. Ngành nông nghiệp đang nỗ lực để giúp nông dân thực hiện việc này nhằm tăng lợi nhuận. Đây còn là thời điểm giúp nông dân tiếp cận quy trình sản xuất phân hữu cơ, vi sinh với giá thành thấp và thân thiện với môi trường hơn”, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết. Liên minh HTX tỉnh Hậu Giang đang khẩn trương liên hệ để nhập khẩu phân hữu cơ từ Hàn Quốc nhằm giúp nông dân áp dụng quy trình sản xuất giá thành thấp, thân thiện với môi trường.
Thực tế, nông dân ĐBSCL đã giảm tỷ lệ dùng phân bón hóa học, thay vào phân hữu cơ, nhất là quy trình sản xuất lúa ở phân khúc cho gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Điển hình là HTX Tân Long (Hậu Giang), nơi sản xuất gạo chất lượng cao với thương hiệu Gạo sạch Vị Thủy, đã áp dụng quy trình sản xuất bón phân thân thiện với môi trường. Nông dân sử dụng cách bón phân này đã giảm giá thành được 4 triệu đồng/ha. Theo ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc HTX Tân Long, vụ đông xuân 2021-2022, xã viên trong HTX sẽ tăng tỷ lệ phân hữu cơ lên 70%, phân vô cơ chỉ còn 30%
Giá vật tư nông nghiệp tăng cao ảnh hưởng lớn đến vụ lúa Đông Xuân
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, vụ lúa Đông Xuân 2021-2022, toàn tỉnh dự kiến xuống giống 190.000 ha, cần sử dụng 133.000 tấn phân bón và gần 2.100 tấn thuốc bảo vệ thực vật.
Tuy nhiên, hiện giá vật tư đầu vào, đặc biệt là giá phân bón tăng mạnh khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn.
Anh Nguyễn Thành Dũng ở xã Tân Mỹ, huyện Thành Bình cho biết, anh đang xuống giống hơn 1ha lúa Đông Xuân sớm, nhưng do giá phân lên quá cao ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Hiện giá phân DAP 980.000 đồng/bao (50kg), Đạm Cà Mau 830.000 đồng/bao, Kali 780.000 đồng/bao..., đa số đều tăng so với cách đây 2 tháng, mỗi bao phân 50 kg tăng từ 300.000-400.000 đồng.
Anh Dũng cho biết thêm, mỗi héc ta sản xuất lúa Đông Xuân phải bón từ 600-700 kg phân các loại. Nếu giá phân tăng cao, theo anh Dũng dự tính giá lúa từ 5.000-5.500 đồng/kg, thì mùa vụ Đông Xuân từ hoà đến lỗ vốn.
Nguyên nhân phân tăng giá, nhiều doanh nghiệp cho rằng, do nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng, cùng với đó chi phí vận tải trong nước và thế giới, nhất là cước tàu biển tăng cao khiến giá vật tư nông nghiệp trong nước tăng cao.
Trước việc tăng giá phân, nông dân, các hợp tác xã ở tỉnh Đồng Tháp kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá để người nông dân, hợp tác xã yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, cần có sự kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp nhằm tránh tình trạng phân bón kém chất lượng tràn lan trên thị trường...
Ông Huỳnh Tất Đạt - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Cục Quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng tăng giá, bán hàng không đảm bảo chất lượng, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Theo ông Ông Huỳnh Tất Đạt, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến khá phức tạp, việc thiếu nguyên liệu, chi phí vận tải tăng có thể sẽ còn diễn ra. Chính vì vậy, nông dân cũng không nên trông chờ mà phải tự đổi mới, chủ động hơn trong việc sản xuất của mình bằng việc giảm giống gieo sạ, áp dụng "1 phải, 5 giảm", "3 giảm, 3 tăng"... để tự giảm chi phí sản xuất.
Nguồn nước bị hạn chế do biến đổi khí hậu Tình trạng biến đổi khí hậu khiến nguồn nước hạn chế buộc doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, áp dụng quy trình vận hành để đảm bảo an toàn an ninh nguồn nước, cải thiện chất lượng nước sạch. Biến đổi khí hậu khiến hạn chế nguồn nước tại nhiều nơi ở nước ta, nhất là các tỉnh miền Trung. Ảnh HOÀNG...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu

Lại xảy ra 2 trận động đất ở Kon Tum

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng

Hiện tượng trào bùn ở Phú Yên: Do đứt gãy các hoạt động kiến tạo

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Gã đàn ông dựng hàng loạt kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt hơn 37 tỷ đồng

Theo dấu đoàn xe chở đất "đi lạc" khỏi Đà Nẵng
Có thể bạn quan tâm

Harry Kane bị chê tơi tả
Sao thể thao
17:38:48 13/04/2025
Bắt giữ Công an "rởm" và nhóm đối tượng làm giấy tờ giả quy mô lớn
Pháp luật
17:35:23 13/04/2025
Giáo sư kinh tế Mỹ nhận định về chiến lược thuế quan của Tổng thống Trump
Thế giới
16:23:47 13/04/2025
Phim Hàn phá kỷ lục 2025 với rating tăng vọt 114%, đứng top 1 cả nước nhờ nội dung xuất sắc đến tận phút cuối
Phim châu á
16:03:44 13/04/2025
Nhan sắc gây lú của Triệu Vy
Hậu trường phim
16:01:04 13/04/2025
"Gương mặt đẹp trai số 2 thế giới" bị ông trùm 18+ đòi đuổi khỏi showbiz
Sao châu á
15:40:50 13/04/2025
Đang ăn súp, người phụ nữ "tái mặt" khi phát hiện thứ đáng sợ
Netizen
15:04:25 13/04/2025
Đến Côn Đảo vào mùa hè là lựa chọn lý tưởng để tránh nóng
Du lịch
14:12:24 13/04/2025
Hoa hậu Thùy Tiên kiếm được bao nhiêu tiền?
Sao việt
14:02:41 13/04/2025
Fan Việt được xem bom tấn siêu anh hùng 'Biệt đội sấm sét' sớm 5 ngày so với Mỹ
Phim âu mỹ
13:20:55 13/04/2025