“Nể” cách vợ chồng tiết kiệm để mua đứt nhà 2,2 tỷ: Lương 40 triệu nhưng chỉ tiêu 8 triệu, nghỉ lễ cũng chăm đi làm
Cả hai vợ chồng đã sớm trả hết nợ mua nhà nhờ quyết tâm cao và nỗ lực sống tiết kiệm
Bí quyết mua được nhà trước tuổi 30: Lương 40 triệu nhưng chỉ tiêu 8 triệu
Giá bất động sản tăng cao theo từng ngày ở thành phố lớn khiến giấc mơ “ an cư lạc nghiệp” của nhiều vợ chồng trở nên xa vời. Cũng vì thế, có những người trẻ đã học cách quản lý tài chính, chấp nhận sống tiết kiệm hơn, tính toán từng đồng một trong chi tiêu để sớm hoàn thành mục tiêu mua được nhà. Câu chuyện của cặp vợ chồng cùng sinh năm 1996, ở Hà Nội dưới đây là một trong số đó.
Mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội, người vợ đã chia sẻ câu chuyện mua nhà của mình và nhận được nhiều quan tâm. Theo đó, cô nàng làm kế toán, còn chồng là kỹ sư, nhận tổng lương trung bình 40 triệu/tháng. Hai người kết hôn năm 2002, đến cuối năm họ đã bàn với nhau cùng mua chung cư để ổn định cuộc sống.
Bài đăng chia sẻ hành trình mua nhà của cặp vợ chồng cùng sinh năm 1996 nhận được nhiều quan tâm
Hành trình mua nhà của cặp vợ chồng được chia sẻ cụ thể như sau:
Vợ chồng tính toán, số tiền cả hai tích góp được từ lúc đi làm, kết hợp với tiền mừng sau đám cưới là khoảng 1,3 tỷ đồng. Sau đó, họ đi tham khảo các dự án chung cư ngoài trung tâm thành phố và tìm được căn hộ ưng ý. Đó là căn hộ rộng 55m2, mua theo hình thức chuyển nhượng với giá 2,2 tỷ đồng.
Trong số tiền mua nhà, họ góp hết 1,3 tỷ đồng tiền tiết kiệm; kết hợp với vay mượn thêm 600 triệu đồng từ bạn bè; còn lại là được bố mẹ hai bên hỗ trợ. Tiền thưởng Tết Nguyên đán năm đó, họ dùng hết để làm nội thất.
Từ tháng 2/2023, họ bắt đầu tích cóp trả nợ mua nhà, với mục tiêu “trả hết nợ càng sớm càng tốt”. Cho đến tháng 3/2024, cặp đôi chính thức trả hết nợ, bớt đi một mối lo và có thể tập trung tiền nong cho các dự định lớn khác.
Để trả hết nợ, hàng tháng với tổng thu nhập trung bình 40 triệu đồng, họ chỉ dành khoảng 8 triệu cho chi phí sinh hoạt. Còn lại bao nhiêu, họ để dành gửi tiết kiệm để trả nợ. Bên cạnh đó, nếu có tiền lương thưởng hai vợ chồng sẽ để dành để trả nợ mua nhà. Đồng thời, họ cũng lên kế hoạch trả nợ từng người một cách cụ thể.
“Những ngày tháng nợ nần không hiểu sao động lực kinh thế, chỉ có ngày đi làm, tối về nhà. Ngày lễ cũng đi làm, không đi ăn ngoài sang xịn, cũng ít khi mua quần áo mới, muốn mua gì cũng đắn đo suy nghĩ.
Đến giữa năm cái em có em bé, hai đứa phải để ra khoản riêng mỗi tháng đi khám, ăn uống thuốc thang các thứ cũng tốn hơn, rồi tiền đi đẻ các thứ nữa. May mà đâu cũng vào đó. Tháng 3 năm nay hai vợ chồng em đã chính thức trả xong nợ. Hai đứa cũng đỡ đi một nỗi lo lớn, rồi giờ lại tiếp tục những mục tiêu khác”, cô nàng tâm sự.
Video đang HOT
Trong phần bình luận, phần lớn mọi người đều dành lời khen cho quyết tâm mua nhà và nỗ lực tiết kiệm của cặp đôi. Một số ý kiến khác cũng bày tỏ rằng, thật may cặp đôi đã nỗ lực mua nhà từ sớm, nếu không thì đến hiện tại, việc mua nhà sẽ khó khăn hơn vì giá bất động sản tăng cao.
Một số bình luận bên dưới bài đăng:
- Đúng là đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn. Chỉ cần có mục tiêu là sẽ có động lực bạn nhỉ.
- Cũng cùng tuổi vợ chồng mình mà bạn giỏi quá. Vợ chồng mình cũng chắt bóp chi tiêu mà tháng nào cũng chi gấp đôi bằng kia mới đỉ. Xin vía vén khéo của vợ chồng bạn nha.
- Hai vợ chồng chi tiêu giỏi, thực sự quá là giỏi luôn. Tiêu 8 triệu/tháng ở Hà Nội thì mình quá là phục.
- Mua được nhà và trả nợ xong trước khi có con là lý tưởng nhất rồi. May mà nhanh tay không thì giờ không đua nổi với giá nhà. Chúc mừng vợ chồng em nhé, sớm biết tích lũy và quyết tâm cao.
Ảnh minh hoạ
Nên vay mua nhà khi có bao nhiêu tiền để không gặp áp lực tài chính?
Trong bối cảnh giá bất động sản tăng cao, vay tiền mua nhà là cách để vợ chồng nhanh chóng hoàn thành ước mơ “an cư lạc nghiệp”. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tại các ngân hàng và thị trường việc làm đều biến động lớn, khiến nhiều người không khỏi băn khoăn: Nên vay mua nhà khi có bao nhiêu tiền để không gặp áp lực tài chính.
Một trong những quy tắc có thể giúp bạn là “28/36″. Quy tắc 28/36 có nguồn gốc từ các ngân hàng Mỹ, thường được dùng để xem xét các khoản vay thế chấp mua nhà không được chính phủ hậu thuẫn. Quy tắc này vừa giúp phía ngân hàng chọn lọc được khách vay có khả năng chi trả tốt, vừa giúp người đi vay mua nhà tự cân nhắc khả năng tài chính của bản thân.
Theo quy tắc 28/36: Bạn chỉ nên dành tối đa 28% tổng thu nhập hàng tháng của mình cho khoản vay mua nhà, và tối đa 36% thu nhập cho toàn bộ các khoản vay khác.
Ví dụ: Thu nhập hàng tháng của bạn là 30.000.000 đồng. Như vậy, trong 1 tháng:
Số tiền tối đa mà bạn nên dành cho khoản vay mua nhà là: 30.000.000 x 28% =8.400.000.
Số tiền tối đa mà bạn nên dành cho tất cả các khoản nợ khác (bao gồm cả nợ vay mua nhà) là: 30.000.000 x 36% = 10.800.000.
Trong trường hợp bạn không có khoản nợ nào khác ngoài tiền vay mua nhà, bạn có thể cân nhắc tăng tỷ lệ vay mua nhà lên thành 36%/tổng thu nhập hàng tháng.
Ngược lại, nếu bạn cần chi trả 20 triệu/tháng cho khoản vay mua nhà và 4 triệu/tháng cho các khoản vay còn lại, tổng nợ phải trả hàng tháng của bạn là 24 triệu. Vậy mức thu nhập bạn cần có để đảm “độ an toàn” khi trả khoản nợ 24 triệu này là: 24.000.000/28% = 85.800.000.
Ảnh minh hoạ
Việc áp dụng quy tắc 28/36 trong quản lý nợ nần nói chung và nợ vay mua nhà nói riêng giúp bạn tính toán và cân đối được số tiền mình phải trả nợ, với tổng thu nhập; từ đó, giảm bớt áp lực tài chính trong quá trình trả nợ, đồng thời, đảm bảo khoản vay này không có quá nhiều tác động tới những nhu cầu cơ bản cần dùng đến tiền trong cuộc sống hàng ngày.
Tính chất các khoản vay mua nhà là kỳ hạn dài, trung bình 10-15 năm. Trong quá trình ấy, hoàn toàn có thể có những yếu tố phát sinh như ốm đau, thất nghiệp, giảm lương, giảm thu nhập,… Không ai có thể chắc chắn trong 1-2 thập kỷ tới, mức thu nhập của mình chỉ có giữ nguyên hoặc tăng, chứ không giảm.
Số tiền vay mua nhà chiếm tỷ trọng quá lớn (trên 36% tổng thu nhập) là rủi ro khá cao, vì khoản nợ sẽ là khoản tiền duy nhất cố định trong thời gian vay, còn thu nhập, tiền lương, khả năng kiếm nhiều tiền của bạn,… thì chưa chắc sẽ tăng trưởng ổn định trong suốt quá trình này.
10 năm đi du lịch bằng ô tô: Những kinh nghiệm "vàng" về tiết kiệm vợ chồng tôi đúc rút được!
Hãy cùng xem đó là gì nhé!
Nếu có tiền và thời gian rảnh, đặc biệt là sau khi nghỉ hưu, vẫn có nhiều người muốn đi du lịch. Ngoài ra, ô tô ngày càng trở nên phổ biến nên rất nhiều người lái xe đi du lịch tự lái. Đây là cách giúp mọi người không chỉ dễ dàng ngắm vô vàn cảnh đẹp mà còn tiết kiệm được kha khá tiền bạc. Đương nhiên, dù thế nào, chúng tôi tin rằng, hẳn ai cũng đều muốn tiết kiệm nhiều nhất có thể trong suốt chuyến đi.
01. Khi lên kế hoạch cho chuyến đi của mình, hãy cố gắng đừng đi quá xa
Mỗi nơi đều có những nét đặc trưng riêng. Vì vậy, chỉ cần bạn chơi hết mình, bạn vẫn có thể vui vẻ dù ở không xa. Vì đi du lịch tự túc nên phải tốn tiền đổ xăng cho xe. Nói chung, những chiếc xe dùng cho tour tự lái đều lớn hơn và mạnh hơn nên lượng nhiên liệu tiêu hao sẽ nhiều hơn.
Vì vậy, khi lên kế hoạch cho hành trình của mình, các bạn chỉ cần đi tham quan các tỉnh, thành phố lân cận mà không cần phải đi khắp đất nước. Tất nhiên, nếu bạn đã có sẵn điểm đến và địa điểm để đi thì hãy cứ trải nghiệm, các bạn có thể sử dụng cách khác để tiết kiệm!
02. Hãy tiêu những gì nên chi và tiết kiệm những gì cần thiết
Nếu muốn tiết kiệm ít tiền, chúng ta phải đưa ra lựa chọn. Sẽ rất khó để vừa tiết kiệm ít tiền vừa có được niềm vui tốt nhất. Điều này là không thực tế. Tốt hơn, bạn hãy cố gắng chỉ đưa ra một lựa chọn thỏa hiệp, tức là cố gắng không đến những nơi có giá vé hoặc chi phí ăn uống/khách sạn quá đắt.
Suy cho cùng, nếu hai người đi cùng nhau nhiều ngày mà áp dụng theo cách này thì có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền.
03. Nếu bạn muốn đi từ thành phố này sang thành phố khác, hãy thử đi đường cao tốc
Có thể bạn sẽ cảm thấy băn khoăn vì đường cao tốc thường thu phí cầu đường. Nhưng hãy làm thử phép tính với tiền xăng xe. Bạn sẽ biết đi đường cao tốc hay quốc lộ tốn kém hơn.
Chưa kể, đi đường cao tốc còn giúp người lái xe giảm bớt rất nhiều nỗi lo và hạn chế được nhiều vấn đề xảy ra, ví như: Một số đoạn đường trên quốc lộ tương đối xấu, đặc biệt một số đoạn đường núi có ổ gà, đá, khả năng nổ lốp sẽ tăng lên. Nếu bị thủng lốp, việc sửa lốp sẽ tốn tiền và mất thời gian... Chưa hết, đôi khi chúng ta đi qua một số thôn trên quốc lộ, việc cán phải gà, vịt, ngan của người khác là chuyện bình thường...
Vì vậy, với những cung đường thông thường, bạn có thể đi đường quốc lộ, nhưng nếu định đi từ thành phố này sang thành phố khác, bạn nên cố gắng đi đường cao tốc.
04. Không cần phải ở khách sạn quá sang trọng
Đối với việc đi lại bằng xe tự lái, nếu là dạng xe chuyên dụng để đi cắm trại thì bạn hoàn toàn có thể sống trên ô tô. Song, việc sinh hoạt trên xe ô tô có thể gây ra rất nhiều bất tiện và mệt mỏi, đặc biệt cho người lái xe. Vì vậy, nhiều người vẫn thích ở khách sạn hơn, nhưng nếu ở khách sạn thì sẽ đắt, đó là điều chắc chắn.
Song, hãy nhớ rằng, bạn đến đây vì mục đích du lịch nên có thể sẽ không cần quá nhiều yêu cầu về nơi lưu trú. Nếu bạn thực sự muốn tiết kiệm ít tiền, việc ở trong một khách sạn nhỏ thực sự khá tốt.
Cuối cùng, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, bởi vì đi chơi và du lịch chắc chắn cần có tiền. Ngay cả khi bạn đã áp dụng đủ mọi cách nhằm tiết kiệm và không sẵn sàng chi tiêu gì thì cuối cùng, sau khi kết thúc chuyến đi, bạn vẫn sẽ tiêu rất nhiều tiền.
Cách duy nhất để tiết kiệm ít tiền là ở nhà mỗi ngày mà không ra ngoài. Đặc biệt là ngày nay, nhiều thứ thực sự khá đắt tiền. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi đi du lịch là vui chơi nên bạn vẫn phải bỏ tiền ra thôi. Vậy nên, chúng tôi hy vọng rằng, những cách kể trên có thể giúp bạn tiết kiệm thêm 1 chút, để có thêm tiền cho những trải nghiệm tiếp theo.
Tranh cãi vợ chồng kiếm 70 triệu nhưng mỗi tháng chỉ dám ăn phở 2 lần, đến uống cafe cũng là "xa xỉ": Tiết kiệm cho tương lai hay sống keo kiệt? Không phải ai cũng dễ dàng sống tiết kiệm vì chúng đòi hỏi kỷ luật cao ở mỗi người. Vợ chồng kiếm 70 triệu mỗi tháng chỉ dám ăn phở 2 lần, đến cốc cafe cũng là "xa xỉ" Kiếm bao nhiêu, tiêu từng ấy là hiện thực tài chính của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Dù muốn sống tiết kiệm...