NĐT ngoại cần gì ở doanh nghiệp
Tỷ lệ cổ phần có thể được chào bán cho nhà đầu tư chiến lược (NĐTCL) là quá thấp, yêu cầu khoản ký quỹ với NĐTCL là quá cao, doanh nghiệp (DN) muốn hấp dẫn NĐT phải làm gì…
Đó là những vấn đề được chuyên gia đưa ra tại Hội thảo “DN cần làm gì để thu hút các NĐTCL thông qua giao dịch M & A”, diễn ra cuối tuần qua.
Hạn chế tham gia của NĐTCL?
Theo luật sư Sung Mee Hong, thành viên phụ trách nghiệp vụ M&A Công ty Luật Lee & Ko (Hàn Quốc), Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước (DNNN), công ty TNHH một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn thành công ty cổ phần, khoản ký quỹ mà NĐTCL được yêu cầu thực hiện tăng từ 10% lên 20% tổng giá trị cổ phần được đăng ký theo quy định cổ phần hóa, là quá cao so với hầu hết các giao dịch M&A quốc tế.
Theo quy định, nếu có từ 2 NĐTCL trở lên và họ đăng ký mua số lượng cổ phần lớn hơn số lượng được đề xuất bán cho NĐTCL trong kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt thì việc bán cổ phần sẽ được thực hiện thông qua đấu giá trên sở giao dịch chứng khoán. Điều này theo luật sư sẽ gây khó khăn cho NĐTCL trong việc đàm phán các đặc quyền, và sẽ không có quy trình thẩm định, gây cản trở các NĐT tiềm năng khi họ đang xem xét tham gia vào quy trình đấu thầu.
Yếu tố làm một công ty trở thành mục tiêu M & A hấp dẫn, DN có lợi thế sản xuất nhưng tiềm năng dưới ngưỡng trung bình; công ty chưa phải đại chúng có nợ vay nhiều và công ty đại chúng vay nợ ít… cũng là mục tiêu của M&A. Như vậy, tùy vào công ty, nợ vay, DN đều có thể là mục tiêu thâu tóm của NĐT bên ngoài.
Cũng theo Nghị định 126, chỉ có DNNN mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ (sau cổ phần hóa) mới được quyền chào bán cổ phiếu của mình cho các NĐTCL, và ít nhất 20% số cổ phần trong 1 DNNN được cổ phần hóa phải được bán thông qua hình thức công khai; 1 NĐTCL không được nắm giữ hơn 30%.
“Đây là tỷ lệ cổ phần quá thấp. Hầu hết các NĐTCL của Hàn Quốc, đặc biệt là NĐTCL hoạt động cùng ngành đều mong muốn có được quyền cổ đông đa số” – bà Sung Mee Hong nói và bình luận thêm: “Nghị định 126 dường như loại trừ khả năng đầu tư của các NĐT tài chính khi đặt ra yêu cầu NĐTCL phải có lợi nhuận trong ít nhất 2 năm và phải có kế hoạch hỗ trợ DN cổ phần hóa chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính, quản trị DN…”.
Theo ông Vũ Quang Thịnh, Tổng Giám đốc Dynam Capital, để thực hiện một thương vụ M&A, chi phí là rất đắt: phải thuê luật sư cả trăm ngàn USD, kiểm toán trăm ngàn USD, thuê tư vấn M &A rẻ thì 2% đắt thì 8%… Như vậy, giá để mua 1 cổ phần là đắt. Vậy, DN phải làm gì? “DN cần phải cởi mở và minh bạch nếu muốn bán, nên tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, roadshow và tất nhiên, lõi là phải hoạt động tốt” – ông Thịnh chia sẻ thêm.
Ảnh minh họa.
DN có giá trị đất đai nằm trong tầm ngắm của cá mập
Nhìn nhận về thực trạng danh mục SCIC từ góc nhìn M&A, ông Lê Thanh Tuấn, Trưởng Ban Đầu tư 4 (SCIC), cho biết các DN SCIC sở hữu trên 25% thường là mục tiêu M&A của NĐT, bởi với việc nắm giữ tỷ lệ này, NĐT có thể có sức ảnh hưởng chi phối đến chiến lược, định hướng của DN. Những DN có thị phần đáng kể dễ tìm kiến NĐTCL hơn.
Còn với các DN nhỏ, theo ông Tuấn, chủ yếu là NĐT tài chính tìm đến, bởi họ nhắm vào tài sản của DN là đất. Đối với DN mua quyền sử dụng đất giá bán có thể cao hơn nhiều so với giá khởi điểm với kỳ vọng là có thể đầu tư cao ốc ở khu vực đó. Thí dụ như Khách sạn Kim Liên có giá khởi điểm 30.600 đồng/cổ phần, nhưng giá bán thành công 274.200 đồng/cổ phần, hay CTCP Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm có giá khởi điểm là 13.000 đồng/cổ phần, nhưng giá bán thành công 255.000 đồng/cổ phần.
Video đang HOT
Trả lời cho câu hỏi trong trường hợp nào DN nên quyết định tăng trưởng bằng M&A, thay vì tự đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, ông Peter Meyer, Tổng Giám đốc Lodgis (công ty liên doanh giữa Warburg Pincus và VinaCapital, chuyên đầu tư nhà hàng, khách sạn), trong ngành khách sạn mua lại thương hiệu là cách thức nhanh chóng để mở rộng hoat động kinh doanh của mình. M&A sẽ nhanh tăng trưởng tự nhiên. Nhưng M&A cũng có thách thức khó khăn trong văn hóa, quản trị riêng, nên không có nghĩa cứ thực hiện M&A là cách nhanh nhất để phát triển.
Còn theo bà Sung Mee Hong, M&A mang lại lợi ích cho cả bên mua và bán. Có nhiều nhà đầu tư ở Hàn Quốc quan tâm đầu tư ở Việt Nam và muốn kết nối để tìm cơ hội đầu tư.
“Tôi có gặp chủ tịch tập đoàn lớn ở Hàn Quốc. Ông hỏi tôi nhiều nhiều câu hỏi, và trong đó có 1 câu là ở Việt Nam DN có lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế hay chưa? Thực tế ở Việt Nam không có nhiều DN đạt được chuẩn mực quốc tế, và họ vẫn đang áp dụng theo hệ thống chuẩn mực kế toán riêng của Việt Nam. Lời khuyên của tôi là: để thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, DN cần quan tâm và thực hiện các báo cáo theo chuẩn mực quốc tế” – bà Sung Mee Hong nói.
Ở góc độ của bên mua, ông Thịnh chia sẻ, nếu DN là đối tượng của M&A, thì lãnh đạo DN phải biết mình đang cần đối tác chiến lược như thế nào. Chẳng hạn để phát triển sản phẩm cần đầu tư công nghệ, vốn, thị trường…? Với những người đại diện vốn của SCIC, DN nên có sự trao đổi, chia sẻ với SCIC về chiến lược phát triển để có thêm kinh nghiệm làm việc về đối tác tiềm năng đó. Bởi kế hoạch kinh doanh là một phần không thể tách được trong hoạt động M&A.
Hà My
theo saigondautu.com.vn
"Đầu tư 1,4 triệu tỷ đồng vào đặc khu kinh tế, 93 triệu dân được hưởng lợi gì?"
Nói về 3 đặc khu dự kiến thành lập là Phú Quốc, Vân Đồn và Bắc Vân Phong, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, đặt câu hỏi với nhà soạn thảo Luật: Đầu tư 1,1 triệu tỷ đến 1,4 triệu tỷ đồng vào 3 đặc khu thì bao lâu sẽ hoàn lại vốn? Mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho đất nước? Từng người dân trong 93 triệu dân Việt Nam được hưởng lợi gì?
TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội
Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế sẽ được trình để Quốc hội xem xét thông qua vào tháng 6 tới đây. Tuy nhiên, bất chấp việc Luật Đặc khu còn chưa biết hình hài ra sao, 3 đặc khu có được thành trên thực tế hay không thì giá đất ở các đặc khu dự kiến này đã lên gấp 5, gấp 7, thậm chí là 10 lần so với thời điểm trước khi có đề xuất đặc khu này. Cùng với đó là rất nhiều các tranh cãi xung quanh tính hiệu quả và thời điểm hành hành Luật Đặc khu, xây dựng đặc khu kinh tế ở nước ta.
Để làm rõ hơn những thắc mắc xung quanh câu chuyện trên, "Góc nhìn chuyên gia" của Dân Việt đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội về vấn đề này.
97% đất được sang nhượng tại các đặc khu là đất nông nghiệp, đất rừng
Thưa ông, trên thực tế, giá đất tại 3 khu vực dự kiến sẽ trở thành đặc khu của Việt Nam đã tăng gấp 5, 7, thậm chí là 10 lần so với thời điểm trước đó và giá đất ở 3 nơi này trên thị trường có thể lên tới 50, 60 triệu/m2. Với giá đất đắt đỏ như vậy liệu có nhà đầu tư sản xuất nào chịu nổi để mà chấp nhận đầu tư không?
Trước hết, xin cung cấp một số liệu, hiện nay 97% giao dịch đất tại các khu vực dự kiến trở thành đặc khu kinh tế không phải là đất ở mà là đất nông nghiệp, đất rừng. Điều này có nghĩa là chúng ta cần căn cứ vào Luật Đất đai về giải quyết câu chuyện nêu trên.
Tôi từng đọc ở đâu đó, một vị luật sư nói các tỉnh có đặc khu cấm chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất là vi phạm luật. Như vậy là vị này không dựa vào Luật Đất đai hay Luật tổ chức HĐND, UBND các cấp.
"Tôi cũng xin nêu một vấn đề, một câu hỏi mà các nhà soạn thảo Luật chưa trả lời được cho các đại biểu Quốc hội là: Đầu tư 1,1 triệu tỷ đến 1.4 triệu tỷ đồng vào 3 đặc khu thì bao lâu sẽ hoàn lại vốn? Mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho đất nước?Chúng ta cũng cần lưu ý trong việc thu hút FDI để tránh tình trạng như hiện nay là doanh nghiệp FDI mang lại tăng trưởng lớn, tạo hình ảnh Việt Nam cất cánh, nhưng từng người dân trong 93 triệu dân Việt Nam được hưởng lợi gì từ con số tăng trưởng nhờ xuất khẩu của FDI? Con số này quá khiêm tốn", TS. Nguyễn Đức Kiên.
Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư vào thì giá trị đền bù đất sẽ theo đơn giá đất nông nghiệp và đất rừng, chứ không phải theo giá đất đang bị các cò đất tại các đặc khu thổi lên vù vù lên tới 50, 60 triệu/m2.
Người chịu thiệt ở đây chính là những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Họ đã bị bơm vá để ăn chênh lệch. Hay nói cách khác là một bộ phận đầu cơ lợi dụng chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước tung tin ra và thổi giá lên để ăn lại tiền đền bù của nhà đầu tư. Tuy nhiên, họ quên rằng nhà nước chưa cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và những người bị lừa thì đang mua đất nông nghiệp với giá đất nhà ở, thậm chí còn cao hơn.
Có lẽ họ hy vọng rằng, bằng số đông người mua, dùng chính sách dân tuý để ép chính quyền nhượng bộ, đồng ý cho chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, điều đó là sai Luật.
Trong trường hợp này, tôi nhớ tới một câu nói của Lê Nin rất nổi tiếng rằng: "Khi lợi nhuận lên tới 300% thì có treo cổ lên họ cũng làm. Những nhà đầu cơ đang bất chấp tất cả, kể cả vi phạm luật chỉ vì lợi nhuận".
Thưa ông, đặc khu không còn là một khái niệm mới là với quốc tế, đặc biệt là một nước láng giềng ngay cạnh ta là Trung Quốc. Vậy đặc khu ở Việt Nam có gì mới để thu hút được đầu tư?
Thiết nghĩ mọi so sánh đều là khập khiễng. Chúng ta chỉ có thể so sánh sự vật, sự việc ở cùng một thời điểm và cùng một thang đo, nếu không thì rất khó. Tuy nhiên, so với Thẩm Quyến của Trung Quốc thì đặc khu của ta quy định ngành nghề kinh doanh rộng hơn, trao thẩm quyền cho đặc khu nhiều hơn.
Thời điểm thành lập đặc khu ban đầu của Trung Quốc là vào năm 1988. Khi đó, Trung Quốc thành lập 5 đặc khu và mỗi đặc khu có nhiệm giải quyết những yêu cầu khác nhau. Trong đó Chu Hải, Sán Đầu, và Thâm Quyến là 3 đặc khu đầu tiên, với mục tiêu Sán Đầu là huy động sự đóng góp của 8 triệu người Triều Châu đang sinh sống ở nước ngoài đóng góp về bằng công nghiệp nhẹ, nông nghiệp công nghệ cao. Tại Sán Đầu còn hình thành trung tâm đào tạo, trường đại học với quy chế mời Giáo sư người Triều ở Mỹ về làm hiệu trưởng và trả lương cao hơn cả mức lương họ được trả ở Mỹ, trong lúc kinh tế của Trung Quốc thời điểm đó là rất thấp.
Còn Thẩm Quyền thì nằm bên này Hồng Kong nên được lấy làm đối trọng với Hồng Kong và thành lập thành phố 2 bên sông Hoài. Còn ở Đặc khu kinh tế phố Đông, thì được dùng làm trung tâm kinh tế tài chính của cả Trung Quốc. Sau 30 năm hoạt động, người ta lại thành lập đặc khu trong lòng đặc khu tại phố Đông và gọi là phố Wall. Tại đây tất cả cách dịch vụ tài chính ngân hàng đều theo tiêu chí như phố Wall của Mỹ cộng với ưu thế là thiên đường thuế Barbados.
Cách đây 6 năm Singapore cũng thành lập đặc khu, trong khi nước này có dân số chưa bằng dân số tỉnh Thanh Hoá nước ta và diện tích thì nhỉnh hơn Phú Quốc một chút. Ở đó họ đầu tư gần 5 tỷ USD, tính ra vài trăm USD/m2 (chưa tính tiền giải phóng mặt bằng) để chuyên phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí và họ đã thành công.
Vì thế có thể nói đặc khu chưa bao giờ hết vai trò ở những góc nhìn mới, như tại Singapore là một ví dụ.
Bỏ ra 1.400.000 tỷ đồng đầu tư Đặc khu, đất nước được gì?
Vậy thưa ông, điểm mấu chốt để Đặc khu hoạt động hiệu quả là gì, liệu Đặc khu ở Việt Nam có thành công?
Đầu tiên là đặc khu có gì mới? Mới nhưng lại cũ và cũ nhưng lại mới, bởi việc thành lập đặc khu đã được ghi trong hiến pháp năm 2013, còn mới là làn đầu thực hiện và được triển khai cùng lúc tại 3 địa điểm. Điểm mới thứ 2 là mô hình tổ chức theo luật tổ chức chính quyền địa phương, theo hiến pháp, vừa có hội đồng nhân dân, vừa có chủ tịch, nhưng bộ máy hình thành theo nhu cầu của đặc khu, chứ không phải áp dụng theo mô hình của tỉnh hay trung ương.
Đặc khu thành công hay không thành công là do chúng ta có tìm được nhà đầu tư chiến lược không và chính sách có phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư chiến lược không? hay những khuyến khích có phù hợp với yêu cầu tổ chức bộ máy của nhà đầu tư chiến lược không?
"Xây dựng Luật đặc khu chúng ta cần làm theo cách "đo chân khách rồi mới đóng giầy" mới là phương án tối ưu nhất, chứ không phải là đóng giầy số sẵn rồi và ai vừa thì mua", TS. Nguyễn Đức Kiên.
Chúng ta tìm nhà đầu tư chiến lược dựa trên quan điểm không chê các nhà đầu tư trong nước, không chê các nhà đầu tư trong nước nhưng để họ làm nhà đầu tư chiến lược thì cần đặt câu hỏi "với sự đầu tư của các nhà đầu tư trong nước thì đất nước phát triển theo hướng nào? Đặc khu sẽ đi về đâu?"
Yêu cầu quan trọng với rất cả các nhà đầu tư chiến lược là phải có thị trường, công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng công nghệ đó. Một số nhà đầu tư trong nước có thể có vốn nhưng họ có công nghệ, có trình độ quản lý không? Họ có thị trường làm đầu ra cho sản phẩm sản xuất ra không? Có cam kết được sản phẩm sản xuất ra có thể lách vào thị trường quốc tế, tham gia các chuỗi không?
Đứng về mặt niềm tin thì chúng ta có thể tin nhau, nhưng trên thực tế thì khả năng nhà đầu tư trong nước vào được thị trường thế giới là rất khó.
Vì thế, xây dựng Luật đặc khu chúng ta cần làm theo cách "đo chân khách rồi mới đóng giầy" mới là phương án tối ưu nhất, chứ không phải là đóng giầy số sẵn rồi và ai vừa thì mua.
Tôi cũng xin nêu một vấn đề, một câu hỏi mà các nhà soạn thảo Luật chưa trả lời được cho các đại biểu Quốc hội là: Đầu tư 1,1 triệu tỷ đến 1.4 triệu tỷ đồng vào 3 đặc khu thì bao lâu sẽ hoàn lại vốn? Mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho đất nước?
Chúng ta cũng cần lưu ý trong việc thu hút FDI để tránh tình trạng như hiện nay là doanh nghiệp FDI mang lại tăng trưởng lớn, tạo hình ảnh Việt Nam cất cánh, nhưng từng người dân trong 93 triệu dân Việt Nam được hưởng lợi gì từ con số tăng trưởng nhờ xuất khẩu của FDI? Con số này quá khiêm tốn.
Xin cám ơn ông!
Theo Dantri
SCIC: "Tiền đặt cọc lớn khiến các nhà đầu tư e ngại khi mua cổ phần DNNN" Từ kinh nghiệm thực hiện thương vụ bán 3,33% cổ phần Vinamilk, SCIC cho rằng, việc các nhà đầu tư phải thu xếp một lượng tiền lớn để đặt cọc cho việc đăng ký mua cổ phần đã tạo tâm lý e ngại khi quyết định tham gia. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa có văn...