nCoV tấn công cơ thể con người như thế nào?
nCoV vào cơ thể người sẽ lây lan từ mũi và họng đến các ống phế quản hướng đến phổi, gây viêm phổi, khó thở, suy hô hấp, dẫn đến tử vong.
Khi đó, màng nhầy bị nhiễm trùng, gây ra tình trạng hỏng phế nang hoặc túi phổi.
Các triệu chứng ban đầu Covid-19 thường là ho, sốt và khó thở, cùng nhiều điểm tương đồng với bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ, các triệu chứng xuất hiện sau khi nhiễm virus 2-14 ngày.
Virus lây lan như thế nào?
Virus lây lan qua các giọt bắn trong không khí được tạo ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, xâm nhập vào cơ thể qua miệng, mắt hoặc mũi. Nó có thể tồn tại trên các bề mặt hàng giờ đến một vài ngày và xâm nhập trực tiếp vào phổi khi hít phải.
Sau khi đi vào cơ thể, nCoV lan ra phía sau đường mũi và đến màng nhầy trong cổ họng, gắn vào một thụ thể đặc biệt trong các tế bào.
Nhân viên y tế tại một bệnh viện dã chiến ở Brescia, Bắc Italy, ngày 10/3. Ảnh: AP
Virus corona chứa các protein hình gai đâm ra từ bề mặt, giúp tăng khả năng bám trụ vào các tế bào, từ đó cho phép vật liệu di truyền xâm nhập vào cơ thể người. Tại đây, virus sao chép nhân lên, thoát ra khỏi tế bào và lây lan ra các tế bào khác trong cơ thể. Một tế bào có thể tạo ra hàng triệu bản sao của virus trước khi chết.
Quá trình nCoV xâm nhập vào phổi
Theo một báo cáo đăng ở New York Times dựa trên phỏng vấn các chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm, virus di chuyển từ phía sau họng xuống các ống phế quản và hướng về phía phổi.
Khi đó, màng nhầy bị nhiễm trùng, gây ra tình trạng hỏng phế nang hoặc túi phổi. Điều này khiến cho phổi phải hoạt động hết công suất để cung cấp oxy cho máu lưu thông và loại bỏ carbon dioxide trong máu. Tình trạng sưng tấy và khả năng lưu thông oxy yếu sẽ dẫn đến tích tụ chất lỏng, mủ và tế bào chết trong phổi, gây nhiễm trùng, từ đó dẫn đến viêm phổi.
Đó là lý do tại sao một số người bệnh Covid-19 khó thở và cần máy thở. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, phổi bị lấp đầy trong chất lỏng dù được can thiệp nhưng vẫn không qua khỏi. Do đó, người bị viêm phổi cũng có nguy cơ cao bị nhiễm virus và nhiễm trùng thứ cấp.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, Covid-19 dường như nghiêm trọng hơn so với các loại bệnh viêm phổi thông thường và làm tổn hại đến một phần lớn của phổi. Viêm phổi thông thường xuất hiện do nhiễm vi khuẩn và có thể được điều trị bằng kháng sinh.
Quá trình nhiễm trùng thường bắt đầu tại các khu vực ngoại vi ở cả hai bên phổi, sau đó lan dần đến các khu vực trung tâm, bao gồm đường hô hấp trên và khí quản.
Virus cũng có thể xâm nhập vào máu, lây nhiễm các tế bào trong hệ thống tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy và khó tiêu. Ngoài ra, virus cũng tấn công trực tiếp các cơ quan nội tạng như tim, thận và gan và gây viêm tủy xương hoặc các mạch máu nhỏ.
Công nhân tiêu độc khử trùng tại ga tàu điện ngầm ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 13/3. Ảnh: AP
Phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với nhiễm trùng có thể gây ra tình trạng viêm ở các cơ quan đó và khiến nội tạng trục trặc. Hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy virus có thể gây tổn thương não bộ.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ cho biết nCoV cũng được tìm thấy trong các mẫu máu và phân, nhưng không rõ liệu nó có lây truyền qua các đường này không.
Có ít nhất 6 chủng virus corona khác có thể lây nhiễm sang người, trong đó, một số loại gây cảm lạnh, trong khi chủng khác gây ra dịch SARS và MERS. Chủng nCoV được cho là có nguồn gốc từ loài dơi.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người nên rửa tay thường xuyên. Xà phòng có thể tiêu diệt virus một cách hiệu quả hơn so với nước khử trùng tay và các sản phẩm ít cồn.
Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất?
Gần 76.000 bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khoảng 80% người bệnh hồi phục mà không cần sự can thiệp điều trị nào từ chuyên gia. Khoảng 1/6 là ca bệnh nặng.
Người già (trên 60 tuổi và đặc biệt là người trên 80 tuổi), những người có bệnh nền, rủi ro cao nhất bởi hệ miễn dịch có xu hướng suy yếu theo tuổi tác.
Theo WHO, những người mắc bệnh nhẹ sẽ hồi phục sau khoảng hai tuần.Bệnh nhân nặng hơn có thể phải mất từ 3 đến 6 tuần chữa trị.
Thế giới, đến ngày 15/3 ghi nhận hơn 156.000 trường hợp bệnh và hơn 5.600 ca tử vong. WHO ước tính tỷ lệ tử vong Covid-19 là 3,4%, tuyên bố “đại dịch toàn cầu” hôm 14/3.
Minh Ngân (Theo Times of Israel)
Theo vnexpress.net
Hệ thống miễn dịch tiêu diệt virus xâm nhập cơ thể như thế nào?
Vừa xâm nhập cơ thể, virus sẽ chiếm đoạt tế bào, sinh sản, lây lan và tấn công các tế bào khác. Hệ thống miễn dịch sẽ phát hiện và chiến đấu cùng kẻ địch.
Theo SCMP, hệ miễn dịch của con người vẫn đang tìm cách xóa sổ kẻ xâm lược - virus SARS-CoV-2. Cơ quan này đã phát triển qua hàng triệu năm để chống lại các mầm bệnh. Dẫn đầu đội quân tinh nhuệ chiến đấu với virus là tế bào T.
Vì sao cần hệ thống miễn dịch?
Hệ miễn dịch là bộ phận đặc biệt phức tạp được hình thành hàng triệu năm, có mặt ở mọi nơi trong cơ thể. Nhiệm vụ của nó là chống lại sự xâm nhập của kẻ ngoại lai như virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh...
Ngay cả các sinh vật đơn bào cũng có hệ miễn dịch thô sơ dưới dạng các enzym bảo vệ (ở đây là enzym giới hạn) để chống lại các bệnh do thể thực khuẩn. Nếu không có hệ miễn dịch, con người sẽ chết trong vòng vài tuần vì có hàng chục nghìn vi sinh vật trên 1 cm2 tế bào, sẵn sàng tấn công cơ thể mọi lúc.
Cơ chế vận hành của hệ miễn dịch là tạo ra các kháng thể để tiêu diệt virus. Sau khi kháng thể ra đời, bản sao của nó vẫn lưu lại trong cơ thể nhằm mục đích nếu cùng một kháng nguyên xuất hiện trở lại, nó có thể tiêu diệt nhanh hơn. Đó là lý do tại sao với một số bệnh bạn chỉ bị nhiễm một lần.
Sự tương đồng giữa cấu trúc gene của SARS-CoV-2 và SARS, MERS chính là chìa khóa để các nhà khoa học giải mã cách cơ thể tiêu diệt virus corona, mở ra những cơ sở cho sản xuất vắc xin và thuốc điều trị.
Hệ miễn dịch tiêu diệt SARS-CoV-2 ra sao?
Khi virus xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ chạy đua với thời gian để "nuốt trọn" các tế bào, nhân lên, lây lan và nắm quyền kiểm soát. Đó là cơ chế sống sót của mọi virus, SARS-CoV-2 cũng không ngoại lệ. Thời gian đầu, virus xâm nhập cơ thể khiến chúng ta có các triệu chứng như mệt mỏi, sốt.
Thời gian sống sót của nó sẽ dần rút ngắn lại khi bị hệ thống cảnh báo hóa học của cơ thể phát hiện. Và "cuộc chiến" giữa hệ thống miễn dịch với virus được kích hoạt. Đồng nghĩa quá trình tiêu diệt virus, các mô khỏe mạnh khác cũng bị ảnh hưởng.
Theo PGS.TS.BS Huỳnh Wynn Trần, Los Angeles, California, Mỹ, nếu virus tấn công tế bào phổi (như virus corona thường bám vào tế bào phổi) sẽ gây ra các triệu chứng hô hấp như ho, khó thở. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản sinh thêm nhiều tế bào (bạch cầu), tạo thêm các kháng thể, tế bào chuyên diệt virus. Các tế bào này sẽ nhanh chóng dò tìm ra virus và tiêu diệt chúng. Đa số triệu chứng chúng ta có là do "cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus" khi các tế bào nhận ra, theo dõi và tấn công virus hay vi khuẩn.
Sau khi xâm nhập cơ thể, virus SARS-CoV-2 tấn công các tế bào, nuốt chửng chúng và biến thành các "nhà máy sản xuất virus". Ảnh: Reuters.
Tế bào T phá hủy các tế bào bị bệnh bằng cách tìm những "nạn nhân tế bào" bị biến thành "nhà máy sản xuất virus". Sau đó, tế bào T bám vào chúng, truyền các phân tử xuyên qua lớp màng và vào trong tế bào bị bệnh, giết chết nó từ bên trong.
Ở cấp độ tế bào, SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, tìm cách trốn thoát khỏi tuyến phòng thủ trong chất nhầy của mũi và họng, sau đó săn lùng các tế bào nó có thể chiếm dụng. Đồng thời, nó trang bị một lớp ngụy trang để qua mắt hệ thống báo động hóa học của hệ thống miễn dịch.
Trong vài giờ đầu tiên sau khi mầm bệnh xâm nhập, "một cú vật lộn uyển chuyển giữa phản ứng miễn dịch bẩm sinh và virus sẽ diễn ra", nhà miễn dịch Gene Olinger của Viện Khoa học MRIGlobal (Mỹ) miêu tả. Virus thử các "mánh khóe" khác nhau để né báo động của hệ miễn dịch.
Hệ miễn dịch đã tham chiến chống virus hàng triệu lần. Ảnh: Spectrum.
Marjolein Kikkert, phó giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học Leiden, Hà Lan, chuyên nghiên cứu về phản ứng miễn dịch cho biết đây là sự khởi đầu của một cuộc chạy đua vũ trang giữa SARS-CoV-2 và hệ thống miễn dịch. "Mọi loại virus, bao gồm cả SARS-CoV-2 sẽ tìm cách phá vỡ hoặc ngăn chặn phản ứng miễn dịch", Kik Kikert nói.
Theo Gene Olinger, khi một tế bào T tìm thấy các tế bào nhiễm virus, nó sẽ bám vào chúng rất chặt. "Những tế bào T sẽ gắn và truyền các phân tử đi sang tế bào nhiễm bệnh và bắt đầu tiêu diệt nó", ông nói. Cùng lúc đó, kháng thể protein hình chữ Y cũng "giúp một tay", tràn vào virus và bẻ gãy các gai nó sử dụng để gắn vào những tế bào khỏe mạnh. Tiếp đó, đại thực bào (các tế bào bạch cầu lớn hơn) tiến tới, nuốt chửng các cụm virus đã chết.
Hành trình tiêu diệt virus chỉ kết thúc khi cơ thể quay trở lại bình thường. Do đó, hệ miễn dịch luôn làm nhiệm vụ quan trọng, tựa như quân đội của một quốc gia, luôn bảo vệ đất nước trước ngoại xâm. Hệ miễn dịch là tổ hợp hệ thống bao gồm nhiều cơ quan, từ làn da bên ngoài, các tuyến nước bọt và dịch, hạch bạch huyết, đến tế bào bạch cầu, kháng thể, nhiều tế bào và chất sinh hóa học khác.
Trong cuộc chiến với Covid-19, hãy bình tĩnh và trang bị cho mình một đội quân miễn dịch khỏe mạnh, tinh nhuệ.
Theo news.zing.vn
Khai báo gian dối làm lây lan dịch: Cần khởi tố để điều tra Bệnh nhân 34 đang là trường hợp 'siêu lây nhiễm' không chỉ ở Bình Thuận mà còn liên quan đến nhiều địa phương khác. Điều đáng nói là dù biết mình nhiễm COVID-19 nhưng người này cố tình khai báo gian dối gây khó cho cơ quan chức năng. Việc khai báo gian dối của ca bệnh số 34 khiến hai tuyến đường...