nCoV có thể tổn hại sinh lý nam
Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc cho rằng nCoV gây hại các tế bào sản xuất tinh trùng, ảnh hưởng người trẻ nhiều hơn người cao tuổi.
Tranh luận về khả năng nCoV ảnh hưởng đến sinh lý nam dấy lên kể từ khi có báo cáo về tình trạng bất thường hormone nam ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm ngoái. Ngoài bất thường về hormone, không có nghiên cứu nào cho thấy virus tồn tại trong các mẫu tinh trùng, tinh dịch hay mô ở tinh hoàn của bệnh nhân, chứng tỏ virus không lây nhiễm qua đường tình dục.
Theo một nghiên cứu mới đây ở Trung Quốc, cứ 5 người nhiễm nCoV thì có một nhận thấy tình trạng “khó chịu ở bộ phận sinh dục”. Tại Mỹ, trang American Journal of Emergency Medicine đưa tin một người đàn ông 42 tuổi nhập viện cấp cứu với tình trạng “đau nhói từ vùng khớp háng”, sau đó kết quả xét nghiệm dương tính.
Hình ảnh nCoV (màu xanh) giữa các tế bào trong cơ thể. Ảnh: SCMP
Mẫu bệnh phẩm của 11 bệnh nhân tử vong do Covid-19 ở Vũ Hán được phân tích bởi Giáo sư Ming Zhou, Trung tâm Y tế Tufts tại Boston, bác sĩ Nie Xiu từ Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong, thành phố Vũ Hán.
Nhóm nghiên cứu mẫu gene ở các mô liên quan đến quá trình sản sinh tinh trùng và hormone nam testosterone, xem có mang virus không. Kết quả, chỉ một mẫu bệnh phẩm chứa nCoV do bệnh nhân có tải lượng virus cao. Nhóm kết luận, như vậy, virus này tồn tại trong máu nhưng không xâm nhập vào các mô ở tinh hoàn. Song, hơn 80% mẫu bệnh phẩm cho thấy tổn thương nghiêm trọng đối với ống dẫn tinh, nơi sản xuất tinh trùng.
Video đang HOT
Các tế bào hình thành nên ống dẫn tinh gặp tình trạng “hóa thành bong bóng” – trở nên lớn hơn so với các tế bào khỏe mạnh bình thường. Một vài tế bào bị tổn thương đến mức có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất tinh trùng, nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Hiện chưa rõ cách thức nCoV gây ra tình trạng này khi không xâm nhập vào tế bào tinh hoàn. Song, do tinh hoàn chứa một loại enzyme có tên ACE2, các nhà khoa học cho rằng virus có thể đã bám vào enzyme này thông qua protein bề mặt. ACE2 giúp virus xâm nhập vào tế bào và sao chép nhanh hơn.
Nghiên cứu của một nhóm giáo sư đến từ trường Đại học Nông Lâm Tây Bắc, Thiểm Tây, Trung Quốc, sự xuất hiện của ACE2 ở tinh hoàn liên quan đến độ tuổi. Thụ thể này có mặt ở bệnh nhân độ tuổi 30, nhiều hơn so với bệnh nhân tuổi 20; các bệnh nhân độ tuổi 60 có lượng ACE2 thấp nhất.
“Điều này cho thấy bệnh nhân trẻ tuổi có nguy cơ bị tổn thương cơ quan sinh dục bởi Covid-19 cao hơn bệnh nhân cao tuổi”, kết luận của nhóm nghiên cứu.
Zhang Shuye, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Y tế sức khỏe cộng đồng, Đại học Fudan, cho rằng nCoV có thể gây tổn thương mà không thực sự xâm nhập vào tế bào, song “không có bằng chứng khoa học trực tiếp”.
“Một lượng virus lớn có thể bám vào enzyme ACE2 và ảnh hưởng đến chức năng thông thường của enzyme này. Điều này có thể dẫn đến tổn thương một số loại tế bào phụ thuộc vào enzyme”.
Ông cũng nói thêm “tổn thương trên các mẫu bệnh phẩm được nghiên cứu có thể do hệ miễn dịch hoạt động kém.”
Một vài bệnh nhân Covid-19 nặng có tình trạng suy đa tạng. Nghiên cứu trước đó chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này có thể do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch.
Như vậy, có khả năng cơ quan sinh dục nam bị tổn thương trực tiếp do nCoV xâm nhập vào tế bào qua thụ thể ACE2 hoặc do phản ứng miễn dịch và phản ứng viêm của cơ thể.
Dựa trên những tìm hiểu này, giáo sư Zhou cùng nhóm nghiên cứu kết luận “cần thực hiện thêm nghiên cứu để tìm ra các cách giảm thiểu nguy cơ tổn thương tới cơ quan sinh dục nam do Covid-19.”
nCoV yêu thích đàn ông hơn
Máu của nam giới chứa một loại enzyme với nồng độ cao hơn nữ giới, khiến nCoV dễ dàng lợi dụng để nhân lên trong cơ thể.
Nghiên cứu công bố ngày 11/5 trên tạp chí Tim mạch Châu Âu. Enzyme có tên gọi ACE2, có trong tim, thận và một số cơ quan khác, được cho là đóng vai trò quan trọng trong quá trình virus lây lan đến phổi.
Các nhà khoa học châu Âu đã thu thập dữ liệu sức khỏe của và đo ACE2 trong máu của 3.500 bệnh nhân suy tim ở 11 quốc gia. Kết quả cho thấy nồng độ chất này ở nam giới cao hơn phụ nữ. Nghiên cứu mới công bố được thực hiện trước khi đại dịch khởi phát cho nên không bao gồm những người mắc Covid-19.
Song sau khi nhiều công trình kết luận ACE2 là tác nhân chính giúp nCoV nhân lên trong cơ thể người bệnh, ông Adriaan Voors, giáo sư tim mạch tại Bệnh viện đại học Y Groningen, Hà Lan, đã nhận ra điểm trùng khớp giữa phân tích của mình và các đồng nghiệp.
"Sau khi phát hiện ACE2 trong cơ thể đàn ông cao hơn nhiều so với phụ nữ, tôi cho rằng đây có thể là lời giải thích phù hợp cho câu hỏi vì sao nam giới mắc Covid-19 tử vong nhiều hơn", ông nói.
"Bệnh nhân 26", một trong các ca nặng nhất ở Việt Nam, đã được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị khỏi. Ảnh: Chi Lê.
Các nhà khoa học cũng khẳng định thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB), thường được kê cho các bệnh nhân suy tim, tiểu đường hoặc bệnh thận, không làm gia tăng nồng độ enzyme ACE2 trong cơ thể người dùng. Đây là hai loại thuốc phổ biến, có doanh số toàn cầu lên tới hàng tỷ đô la.
Giáo sư Voors nhấn mạnh: "Nghiên cứu của chúng tôi không kêu gọi bác sĩ ngừng sử dụng loại thuốc này cho bệnh nhân Covid-19".
Trước đó, các phân tích hành vi cũng cho thấy nam giới dễ bị tổn thương bởi Covid-19 hơn phụ nữ. Đàn ông ít rửa tay, ít sử dụng xà phòng, không có thói quen khám sức khỏe định kỳ và thường bỏ qua lời khuyên về sức khỏe cộng đồng. Họ cũng hút thuốc lá nhiều hơn, khiến phổi bị ảnh hưởng và tổn thương nghiêm trọng khi nCoV tác động.
Bác sĩ Tiin: Lạm dụng thủ dâm suốt 2 năm giờ muốn khắc phục thì có quá muộn? Thủ dâm với tần suất lớn (nhiều lần/ngày, nhiều ngày/tuần), trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Câu hỏi: Chào bác sĩ. Em bắt đầu thủ dâm từ năm lớp 7 đến nay đã lớp 9, có những ngày em thủ dâm tới 2 lần. Bác sĩ cho em hỏi điều...