NCB sắp về đích đáp ứng các quy định Basel II
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa cho biết ngân hàng đã hoàn thành phát triển chương trình và hệ thống dữ liệu để tính tỉ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II được quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN
Đây là thành công bước đầu trong việc chuẩn hóa công cụ quản lý vốn để làm nền tảng cho NCB kiện toàn hóa hệ thống quản trị – điều hành – quản lý rủi ro tiệm cận tiêu chuẩn theo yêu cầu của Basel II.
Như vậy, sau gần tám tháng triển khai, NCB đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ việc quản lý dữ liệu, tính toán vốn tự có, tài sản tính theo rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường và tỉ lệ an toàn vốn theo yêu cầu của Thông tư 41.
Video đang HOT
Hiện NCB đã và đang tiếp tục điều chỉnh mô hình tổ chức, xây dựng, điều chỉnh các quy định, chính sách, quy trình quản lý rủi ro theo yêu cầu của Thông tư 41, Thông tư 13 để hoàn thiện khung quản lý rủi ro của ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu và lộ trình trong phương án cơ cấu lại của NCB.
Đại diện lãnh đạo NCB cho biết: “NCB đang hoàn thiện hồ sơ để xin Ngân hàng Nhà nước phê duyệt áp dụng, triển khai Basel II theo đúng quy định. Ngân hàng đã tổ chức thu thập những thông tin cần thiết để thực hiện tính tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Thông tư 41 và theo tiêu chuẩn Basel II”.
NM
Lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 3.200 tỷ đồng, vượt 20%
Trong thời gian qua, hoạt động quản trị rủi ro của Sacombank được nâng tầm phù hợp với chiến lược phát triển cũng như với định hướng của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ Basel II.
Giao dịch tại Sacombank. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Tại hội nghị tổng kết năm 2019 và kỷ niệm 28 năm thành lập (21/12/1991-21/12/2019) diễn ra ngày 20/12 tại Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 của ngân hàng đạt gần 3.200 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch đã cam kết tại Đại hội đồng cổ đông.
Bên cạnh đó, tổng tài sản đạt 457.000 tỷ đồng; huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 413.000 tỷ đồng; cho vay đạt hơn 296.000 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu hiện đã giảm xuống còn 1,75%.
Trong thời gian qua, hoạt động quản trị rủi ro của Sacombank được nâng tầm phù hợp với chiến lược phát triển cũng như với định hướng của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ Basel II.
[Sacombank nâng cấp các chuẩn mực quốc tế để đáp ứng Basel II]
Cụ thể, Sacombank đã sẵn sàng ứng dụng Basel II vào hoạt động, triển khai thông tư 41 theo đúng lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra từ ngày 1/1/2020. Sacombank cũng đã hoàn thiện cơ chế quản trị theo Thông tư 13 và triển khai đồng bộ các dự án để ứng dụng phương pháp nâng cao của Basel II như: Khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng; mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng; khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro; nâng cấp và hoàn thiện khung quản lý tài sản nợ - tài sản có, khung kiểm toán nội bộ, mô hình định giá và xây dựng mô hình tính toán vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường; Xây dựng hệ thống quản lý và thu hồi nợ tập trung.
Bước vào năm 2020, nhìn nhận thị trường với nhiều cơ hội và khó khăn đan xen, Sacombank sẽ tập trung gia tăng hiệu quả kinh doanh, phát triển quy mô và thị phần, cải thiện các chỉ số tài chính; quyết liệt xử lý nợ xấu và kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu; tối đa hoá giá trị và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng; tiên phong trong nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và an toàn bảo mật; thiết thực đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; thực hiện triệt để việc tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng nhân sự và cải thiện môi trường làm việc./.
Theo Thúy Hà (Vietnam )
VIB muốn huy động 16.000 tỷ đồng qua trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi Thời điểm phát hành cụ thể sẽ dựa trên nhu cầu kinh doanh và tình hình cân đối vốn từng giai đoạn trong năm tài chính năm 2020. Các ngân hàng vẫn khát vốn trung, dài hạn Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vừa công bố thông tin bất thường của HĐQT. Theo đó, HĐQT VIB vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt...