Nấu riêu cua ngon ngọt, đông thành từng miếng cứ làm theo cách đơn giản này
Bài viết dưới đây sẽ chia với bạn cách làm riêu cua đông lại thành miếng như cách mà cách mà người đầu bếp họ hay áp dụng nhé.
Nguyên liệu làm canh riêu cua đồng:
Cua đồng: 400gr
Cà chua: 2-3 quả
Sấu/ Quả me xanh: 2-3 quả tùy loại
Rau ngổ
Hành lá, hành tím
Video đang HOT
Các bước thực hiện và cách làm riêu cua đông lại thành miếng:
Cua bạn đem xay nhuyễn rồi cho cua ra âu, thêm bát nước rồi khuấy đều, lọc cua ra rây. Phần thịt cua sẽ trôi theo nước và chảy qua rây, phần xác cua sẽ lưu lại. Dùng tay bóp kỹ phần cua đọng lại trong rây để thịt cua được lọc hết. Hòa phần cua đọng lại này với 1 bát con nước, lọc thêm 1-2 lần nữa rồi bỏ phần xác cua đi.
Có nhiều cách lọc cua khác nhau, bạn cũng có thể áp dụng bằng cách cho phần cua xay vào nồi, thêm nước khuấy đều rồi chắt lấy phần thịt cua từ nồi nọ sang nồi kia cho đến khi xác trắng tinh mà không qua rây rá (cách làm này sẽ cho gạch cua đông lại và kết mảng hơn vì phần thịt cua không bị vụn do tách qua lỗ rây).
Cách làm này bạn cần thực hiện khéo nếu không phần xác cua sẽ dễ lẫn và nồi nước lọc cua. Khi ăn gạch cua dễ lợn cợn.
Với cả hai cách làm đều có phần ưu và nhược riêng, dựa vào điều kiện bạn lựa 1 trong 2 cách hoặc kết hợp cả 2. Tuy nhiên yếu tố quyết định để có riêu cua kết mảng ngon còn phụ thuộc vào cả trong quá trình đun nữa, cho nên bạn không cần lo lắng quá.
Mách bạn 1 mẹo nhỏ là để có mảng cua chắc, khi cho cua vào xay nhuyễn, bạn cho thêm chút muối vào nhé.
Sau khi đã lọc cua xong, bắc nồi nước lọc cua lên bếp, để lửa to, khuấy đều để gạch cua không bám ở đáy nồi. Khi nồi riêu cua bắt đầu nóng, bạn không khuấy nữa và lửa hạ ở mức lửa vừa.
Nước sôi cua sẽ đông lại và kết thành miếng, lúc này gạch cua vẫn tiếp tục nổi. Bạn dùng muôi thủng gạt gạch cua lại 1 góc và cho gạch cua ra tô.
Dấm bỗng bạn lọc qua rây và cho vào nồi. Nếu dùng me, sấu thì nên rửa qua, cho vào nồi nước cua cho chín mềm, rồi vớt ra dầm nhuyễn, lọc bỏ hạt.
- Tía tô nhặt và rửa sạch và thái chỉ.
- Rau sống rửa sạch và vớt ra để ráo.
- Hành lá nhặt và rửa sạch, thái nhỏ. Riêng phần đầu hành bạn để riêng ra nhé.
- Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng.
- Cà chua rửa sạch và bổ múi cau.
- Đậu phụ xắt miếng và đem rán vàng, vớt ra đĩa cho ráo dầu.
Bắc 1 chảo lên bếp hoặc 1 nồi nhỏ, cho 1/2 muỗng canh dầu ăn vào làm nóng rồi cho hành tím vào phi thơm.
Tiếp đến là 3/4 cà chua thái miếng vào đảo mềm, thêm 1 cafe bột canh hoặc 1/2 cafe muối 1/2 cafe bột nghệ (bột nghệ sẽ làm nồi riêu cua thêm màu đẹp mắt). Tiếp đến là cho gạch cua vào đảo cùng, đảo với lửa to chừng 2-3 phút.gạch tách từ cua
Trút tất cả vào nồi riêu cua. Nêm nếm lại gia vị (nếu cần).
Cuối cùng là cho bún ra bát, đậu phụ, hành lá, cộng với gạch cua và chan nước riêu cua vào. Tùy theo vị mà bạn có thể thêm vào thịt ốc xào săn. Vậy là tô bún ốc cực ngon đang chờ đợi bạn rồi đấy.
Vị thanh đậm đà của nước dùng, tươi ngon từng cọng bún, ngọt lịm của gạch cua săn chắc, thêm chút dai thơm của thịt ốc và beo béo của đậu phụ tạo nên một bản vị rất riêng của bún riêu cua.
Dân dã bún riêu cua đồng
Cách chế biến nhiều món ngon từ cua, đặc biệt là bún riêu.
Tô bún riêu cua nóng hổi đem lại hương vị ngon miệng mỗi khi thưởng thức.
Khi trời vừa chập tối, trên các đồng ruộng ở quê tôi thêm tiếng rộn ràng của trẻ con, người lớn với những ánh sáng trắng từ đèn pin loang loáng khắp nơi để hành nghề săn cua đồng mùa nước nổi. Mặc dù các đồng ruộng vào mùa mưa đều lớn nước nhưng lại mát lạnh nên cua đồng thường chui ra khỏi hang để đi tìm mồi vào ban đêm rất nhiều. Tranh thủ trời vừa nhá nhem tối, ba tôi thường men theo dọc các bờ ruộng và giữa đám để soi bắt cua. Cua đồng săn về không chỉ bán kiếm tiền mà còn để mẹ tôi nấu bún riêu cua rất ngon. Theo kinh nghiệm của mẹ thì cua đồng vào mùa này không bị ảnh hưởng bởi thuốc bảo vệ thực vật, con nào con nấy to mập, gạch nhiều, có con mới lột vỏ nên mềm, béo ngậy, chế biến món gì cũng ngon.
Cua sau khi được ba bắt về mẹ không vội làm mà rộng cua trong chậu nước sau một đêm để cua nhả bùn đất và sáng mai bắt đầu vặt sạch mai, yếm, càng, chân để ráo và tách lấy gạch cua để riêng vào một cái chén nhỏ. Xong phần sơ chế cua đồng, mẹ chuẩn bị và làm sạch các nguyên liệu khác kèm theo như rau mùi, cà chua, thịt heo ba chỉ, tôm khô, trứng gà, mắm tôm, mẻ chua, đậu phụ rán... Khi đã hoàn tất các công đoạn làm sạch cua và các nguyên liệu cần thiết, mẹ bắt đầu giã nhuyễn cua. Sau đó, cho lượng nước vừa phải, ít muối bột và nguyên liệu cua đã giã vào cái tô to để ray vài lần lấy phần nước cua. Mẹ nói cua giã khi nấu sẽ ngon hơn, thịt cua sẽ được giữ lại nhiều. Tiếp theo mẹ lấy gạch cua bỏ vào nồi nước đang đun sôi để gạch cua kết dính lại và không bị nát sau đó vớt ra tô. Một cái nồi khác mẹ phi hành tím, cà chua thêm một muỗng mắm tôm và các gia vị khác để tạo màu và mùi thơm, liền tay đổ nước lọc cua vào và đun sôi.
Trong thời gian chờ đợi nước cua sôi, mẹ tranh thủ ngâm tôm khô vào chút nước ấm cho mềm rồi đem xay nhuyễn. Cho thịt xay, trứng gà, tôm xay, hành tỏi băm nhỏ và ít hạt nêm rồi trộn đều. Dùng thìa múc từng phần nhỏ hỗn hợp vừa trộn cho vào nồi nước riêu đang sôi. Chả chín nổi lên mặt nước thì cho đậu phụ rán, gạch cua đã chín vào. Khi nào gần ăn, cho giấm bỗng và tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình.
Xong mọi công đoạn chế biến nước lèo riêu cua, chỉ còn cho rau sống, bún tươi vào tô và chan nước lèo, rắc thêm ít hành tím khô đã phi dầu, tiêu bột lên trên mặt tô bún nóng hổi và bắt đầu thưởng thức rất tuyệt vời. Với tôi, món ngon của mẹ theo suốt nỗi nhớ, trở trời lại dậy lên ngập tràn ký ức...
Loạt món ăn nóng hổi cho mùa lạnh Trong những ngày nền nhiệt giảm mạnh, bạn nên chọn xôi, các loại bún nước, cháo sườn sụn... để sưởi ấm chiếc bụng đói. Gà bó xôi là gợi ý lý tưởng để gia đình bạn thưởng thức vào những ngày không khí lạnh tăng cường. Lớp xôi bên ngoài giòn rụm, bên trong dẻo thơm, bọc con gà nướng thấm gia vị,...