Nấu hộp cơm mang cho chồng giá chỉ 100K ở xứ người, vợ Việt tại Nhật bật mí bí kíp đi chợ “rau củ lưu động” đặc biệt không giống ai
Thắc mắc những hộp cơm vừa ngon, bổ dưỡng lại đầy đủ màu sắc thế này chỉ có giá 100K, đặc biệt lại ở đất nước đắt đỏ như Nhật Bản thì chị Nguyễn Hoa Quỳnh chia sẻ ngay bí kíp này.
Bắt đầu nấu cơm trưa cho chồng mang đi làm được vài năm trở lại đây, từ một đầu bếp không chuyên, tay nghề của chị Hoa Quỳnh Nguyễn dần được cải thiện.
Từ những lần vụng về, lóng ngóng vào bếp, nay chị đã có thể làm cơm trong “nháy mắt” với nhiều món ngon để chồng nạp năng lượng làm việc mỗi ngày.
Chị Hoa Quỳnh Nguyễn kể: “Chồng mình chính là người bạn học từ hồi cấp hai. Mình thường nấu cơm để hộp cho chồng xách đi làm vì cơm Nhật không hợp khẩu vị của anh.
Thứ hai là chồng mình ăn nhiều thức ăn, ít cơm nên khi ăn cơm hộp bên ngoài rất nhanh đói. Chưa kể giá thành hộp cơm khi mua ngoài cũng tốn kém, anh muốn tiết kiệm tiền cho vợ đi du lịch và mua đồ bếp nên cũng chăm chỉ đem cơm nhà theo.
Mỗi hộp cơm mình làm cho chồng trung bình có giá khoảng 500 yên (109.000 đồng). Giá thành này so sánh với suất cơm bên ngoài mặt bằng ở Nhật thì tiết kiệm và đủ no, đảm bảo dinh dưỡng hơn nhiều, giúp chồng mình có đủ năng lượng để làm việc”.
Chị Hoa Quỳnh Nguyễn.
Góc nấu ăn theo tone màu xanh pastel ngọt ngào, ngăn nắp của chị ở Nhật.
“Chiếc tủ lạnh đựng thực phẩm được mua của một tiệm đồ cũ khi đó hai vợ chồng mới học, chuyển visa đi làm, không có tiền nên toàn bộ đồ đạc, tiền thuê nhà… gia đình mình ở Việt Nam chuyển sang cho bọn mình hết cả. Hai vợ chồng mua nó ở một tiệm đồ cũ và đã gắn bó với nó sau nhiều năm, đi từ căn hộ này sang căn hộ khác mà chưa có ý định thay tủ mới. Thực phẩm hàng ngày hai vợ chồng đều được phân loại và lưu trữ ở đây” , chị Hoa Quỳnh Nguyễn chia sẻ.
Chiếc tủ lạnh nhỏ nhắn lưu trữ đồ dùng, thực phẩm nấu nướng cho hai vợ chồng.
Video đang HOT
Tại một đất nước mà đồ ăn và thực phẩm đắt đỏ như ở Nhật, chị Hoa Quỳnh Nguyễn cũng có bí kíp đi chợ riêng của mình để vừa tiết kiệm lại mua được thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ.
“Mình lấy chồng rồi sống tại Nhật, mọi người bên này rất bận rộn với công việc hàng ngày nên việc làm cơm hộp khá phổ biến. Mỗi tuần mình đi chợ vài lần, mua đồ tích trữ trong tủ rồi sáng lại chuẩn bị cơm hộp cho chồng mang đi làm để ăn trưa.
Mình thường mua đồ bao gồm thịt, cá cuối tuần về sơ chế, chia nhỏ cho các bữa. Tối nấu cơm xong sẽ chuẩn bị những món mặn mất nhiều thời gian cho cơm hộp của chồng, những món nhanh gọn thì mình nấu buổi sáng như rau củ các thứ cho đảm bảo. Chồng mình thích ăn thịt hơn các loại hải sản, chính vì thế mình cũng phải cố gắng “nhét” thêm cá tôm vào, bữa nào thấy màu xanh rau củ ít thì thêm nước ép.
Các loại thực phẩm tươi sống đều được mình mua lúc dậy sớm chạy bộ. Bất kể là tối hôm trước ngủ muộn hay ngủ sớm. Có thể là mua một cây bắp cải mini Brussels sprouts, súp lơ san hô, táo xanh và nho xanh, trứng, các loại đồ khô…” , chị Hoa Quỳnh Nguyễn chia sẻ.
Những hộp cơm ngon miệng được chị Hoa Quỳnh Nguyễn chuẩn bị cho chồng. Đặc biệt, giá thành siêu rẻ nếu so với mức giá thành thực phẩm tại Nhật. Mỗi hộp cơm chỉ vào khoảng 109.000 đồng.
Theo tiết lộ từ chị Hoa Quỳnh Nguyễn, những loại thực phẩm tươi ngon, theo ngày được chị mua chủ yếu là những tiệm rau củ lưu động của người dân bày bán bên đường. Rau củ quả ở đây có đặc điểm là được trồng sạch sẽ, tươi ngon. Người dân sau khi thu hoạch sẽ mang ra đây bán nên giá thành rất rẻ như khi lấy buôn.
Cũng giống như ở Việt Nam, tại Nhật sẽ có những tiệm rau củ lưu động của người dân bày bán bên đường như thế này.
Rau củ quả ở đây có đặc điểm là được trồng sạch sẽ, tươi ngon. Người dân sau khi thu hoạch sẽ mang ra đây bán nên giá thành rất rẻ như khi lấy buôn.
Đặc biệt khu chị Hoa Quỳnh Nguyễn sống người dân cũng trồng rất nhiều các loại trái cây theo mùa. Vì thế mà chị có thể mua về ép lấy nước, làm salad tươi ngon mà không quá tốn kém.
“Ở đây có mùa táo và quýt rất ngon. Người dân và trẻ con đều thích. Đến con mình từ lúc sang đây cũng nghiện quýt bên này luôn. Ngoài những tiệm rau củ lưu động của người dân, khi vợ chồng mình đi cắm trại hay đi bộ thể dục, nếu gặp tiệm rau bên đường rất rẻ cũng sẽ tranh thủ mua xách về để ăn. Nói chung rau củ quả bên này vừa sạch lại vừa an toàn, nếu biết cách mua như mình thì còn rẻ nữa” .
Các sạp hoa quả theo mùa tại Nhật rất nổi tiếng.
Chị Hoa Quỳnh Nguyễn thường mua những loại quả này sẽ rẻ hơn so với loại hoa quả trái mùa, lại đảm bảo tươi ngon, sạch sẽ.
Thay vì đi siêu thị đắt đỏ, vợ Việt tại Nhật này lại thông minh hơn khi lựa chọn những sạp ven đường với các loại trái cây, rau củ quả theo mùa để vừa rẻ vừa tươi ngon.
Sau khi mua về, chị sẽ khéo léo phân loại từng thứ.
Nhờ biết cách mua sắm và chi tiêu mà bữa cơm cho chồng và gia đình vừa ngon lại tiết kiệm.
Ảnh: NVCC
Nhờ chủ quán cho ít cơm vì lần nào cũng thừa, thanh niên nhận được suất ăn dở khóc dở cười, dân mạng thì hả hê: Vừa lòng chưa?
Sau sự cố này có lẽ thanh niên cạch luôn tới già việc xin "ít ít" 1 món gì đó!
Vẫn biết, việc để thừa đồ ăn là không nên. Chính vì thế, nhiều khách gọi món online cũng biết ý ghi chú cho chủ quán bỏ bớt đồ kẻo lãng phí. Tuy nhiên, cũng chẳng thiếu trường hợp vì đôi bên không hiểu ý nhau mà tạo nên tình huống dở khóc dở cười. Như thanh niên dưới đây là một ví dụ điển hình.
Cụ thể, anh chàng này sức ăn không tốt cho lắm nên lần nào đặt món về ăn cũng thừa cơm. Thế nên, lần đặt này anh chủ động ghi chú với ship và chủ quán: "Không lấy cơm, lần nào cũng ăn không hết. Chủ quán có thể cho một phần cơm ít ít thôi được không?"
Lời ghi chú của anh chàng có vẻ hơi mâu thuẫn, trên thì bảo "không lấy cơm đâu", dưới thì lại "cho một phần cơm ít ít thôi". Nhưng dù thế, có vẻ ý của thanh niên này vẫn là cho 1 phần ít cơm hơn bình thường.
Về phía chủ quán, sau khi đọc những lời nhắn nhủ từ khách hàng thì cũng thực hiện y lời. Chỉ khổ nỗi, cái định vị kiểu "ít ít", "nhiều nhiều" mới khó đoán làm sao! Để rồi thanh niên khi nhận được hộp cơm chỉ biết khóc dở mếu dở! Thế này đừng nói là sợ thừa, mà chỉ sợ không đủ 1 miếng ấy chứ!
Hộp cơm "ít ít" mà thanh niên nhận được.
Thật sự là quá ít chứ không phải là "ít ít" nữa!
Với lượng cơm này có lẽ còn chẳng đủ no, không rõ sau này anh chàng có dám ghi chú cho "ít ít" nữa không?
Chia sẻ này của anh chàng nhanh chóng nhận được nhiều lượt quan tâm trên mạng xã hội xứ Trung. Rất nhiều bình luận trêu chọc anh chàng vì lời ghi chú với ý tốt lại nhận về cái kết đói sôi bụng thế này. Nhiều người lại khẳng định, có lẽ đây là lần cuối thanh niên này dám đề nghị chủ quán cho "ít ít" đồ ăn thôi.
Dù sao đây cũng là bài học cho anh chàng. Chứ ghi "ít ít" thì ai biết ít ít là thế nào cho vừa lòng nhau?
Thả tim ảnh gái làm vợ giận, anh chồng nhận hậu quả "hết hồn" vào giờ ăn trưa chỉ biết vuốt ngực trấn an rồi nhắn tin khen vợ khiến ai xem xong cũng bật cười Khi bạn đang giận chồng nhưng vẫn phải làm cơm cho chồng mang đi làm thì hãy tham khảo ngay những mẫu cơm mang "concept kinh dị" dưới đây nhé! "Hôm qua lỡ thả tim hình gái làm vợ giận. Sáng thấy vẫn yêu thương chuẩn bị cơm hộp cho chồng và thêm 1 hộp sữa tươi. Trưa mở hộp cơm ra thì...