Nấu ăn với trà
Trà là thức uống có lợi cho sức khỏe được ưa chuộng từ lâu đời. Người ta còn sử dụng trà trong chế biến các món ăn mặn cũng như ngọt. Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng trà để nấu ăn.
Chon loại trà phu hơp
Thông thường trà xanh hoặc trà đen thích hợp để sử dụng trong chế biến thức ăn. Tuy nhiên, cần lưu ý trà đen có mùi vị nồng đậm, nên thường dùng cho những loại thịt đỏ như heo, bò, cừu; trong khi trà xanh có mùi vị dịu nhẹ được dùng cho gà, vịt, thủy hải sản, rau quả. Ngoài ra, dùng trà rời tốt hơn trà túi lọc, vì trà trong túi lọc thường bị nát, lại dễ bay tinh dầu nên mùi vị trà không còn nguyên vẹn, món ăn giảm hương vị.
Cũng như các loại gia vị khác, “mùi” trà chính là yếu tố tạo nên món ăn đặc sắc, vì vậy nên chọn trà có mùi tự nhiên, không dùng trà ướp hương như trà lài, trà sen, trà chanh, trà trái cây hay trà thảo dược. Ngoài ra, đừng bao giờ lựa chọn những loại trà mà bạn chưa từng nếm qua vì có thể làm hỏng món ăn.
Dùng trà thay nước nấu
Đơn giản chỉ cần dùng nước trà đã pha loãng thay thế cho nước lạnh để luộc trứng, luộc mì, luộc nui hay nấu cơm, món ăn của bạn sẽ hấp dẫn nhờ hương vị lạ của trà.
Hấp thức ăn
Món hấp thơm mùi trà không những kích thích vị giác mà còn giúp khử mùi tanh của cá và hải sản. Bỏ một nhúm trà khô vào nồi nước, nấu sôi lên rồi để thức ăn vào hấp như cơm, cá, thủy hải sản, rau cải, hoặc nhét một ít lá trà tươi vào mình cá trước khi hấp.
Nấu nước dùng làm xúp hoặc hầm
Khi nấu nước dùng làm xúp hoặc hầm thức ăn, có thể cho ít lá trà vào nước xúp hoăc nước hầm để tăng hương vị cho món ăn. Dùng trà đen cho xúp thịt bò, thịt heo và trà xanh cho xúp thịt gà, hải sản. Vớt bỏ lá trà sau khi nấu xong.
Video đang HOT
Ướp đồ nướng
Trà xanh là gia vị tuyệt vời cho món nướng, do giúp giảm chất gây ra ung thư từ thịt bị cháy đen, ngoài ra còn giúp làm mềm thịt và tạo mùi vị hấp dẫn hơn. Có thể ướp bằng cách pha trà với nước sôi đậm đặc, chờ nguội rồi cho vào thịt cùng với các gia vị khác. Cách ướp khác là dùng bột trà xanh đã chế biến sẵn hoặc trà khô xay nhuyễn trộn vào với các gia vị thảo mộc khác rồi ướp vào thực phẩm.
Món chiên và rang
Với những món chiên hoặc rang, có thể dùng lá trà tươi để tạo hương vị. Làm nóng dầu ăn rồi cho lá trà vào khử, khi lá trà chuyển sang màu sậm thì vớt ra rồi cho thực phẩm khác vào chiên hoặc rang. Riêng với món cơm chiên trà xanh, nên sử dụng bột trà xanh matcha để vừa có mùi lại vưa có màu bắt mắt.
Hun khói thức ăn
Với những món ăn hun khói như chân giò heo, thịt ba rọi, gà, vịt… dùng lá trà khô thay thế cho củi đốt, khói trà giúp món ăn có mùi thơm đặc biệt hơn.
Gia vị
Thức ăn đã nấu chín, khi bày ra đĩa có thể rắc ít bột trà xanh lên mặt để tạo mùi thơm cho món ăn, hoặc khuấy tan bột trà xanh vào nước xốt dùng cho các món xà lách trộn cũng khá hấp dẫn.
Có thể dùng bột trà hay trà khô để chế biến các món ăn ngọt như bánh kẹo, mứt trái cây, kem, sinh tố, cocktail đều ngon. đơn giản hơn, co thê trộn bột trà với các nguyên liệu khác rồi chế biến, hoặc khuấy tan trong sữa, trộn đều trong bơ hoặc làm tan chảy sô-cô-la rồi trộn vào khuấy đều. Nếu món ăn có sử dụng nước đường, sau khi đun nước với đường cho tan, thả lá trà khô vào để ngấm rồi lọc lấy nước đường để sử dụng. Rim trái cây với trà đen, đường, mật ong cũng đem đến hương vị rất độc đáo.
Theo PNO
[Chế biến] - Chè khúc bạch trà xanh
Chè khúc bạch là món ngọt lạ miệng, tuy nhiên, người tiêu dùng dường như vẫn chưa yên tâm về nguồn gốc, chất lượng của những nguyên liệu làm nên món này. Sự lo lắng chủ yếu nằm ở chất gelatin - phụ gia quan trọng giúp làm đông thực phẩm. Nếu tự làm tại nhà, bạn có thể yên tâm vì chọn gelatin được sản xuất bởi cơ sở có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng. Ban có thể thêm nguyên liệu trà xanh để chè có màu đẹp và thanh nhiệt.
Nguyên liệu
(cho năm người dùng)
- Kem sữa tươi (whipping cream): 500g.
- Sữa tươi (không đường): 500g.
- Nhãn (vải, chôm chôm, thanh long tùy thích): một hộp.
- Tinh dầu hạnh nhân: 20ml; bột trà xanh: 20g.
- Đường cát: 200g; đường phèn: 200g.
- Nước lọc: 1,4 lit.
- 50g-80g bột gelatin tùy sở thích vê độ cứng, mềm của viên chè (khi mua gelatin bạn nên lưu ý không mùi, không vị, trong suốt hoặc có màu hơi ngả vàng).
- Hạnh nhân cắt lát: 50g (để có mùi thơm).
Thực hiện
Bước 1: Bột gelatin hòa với 400ml nước cho tan hết, có thể chưng cách thủy cho tan đều.
Bước 2: Nấu môt lít nước với 200g đường phèn, để nguội cho ra thau và đổ nhãn (vải, chôm chôm hoặc thanh long) vào, cất ngăn mát tủ lạnh.
Bước 3: kem sữa tươi sữa tươi 200g đường trộn lại khuấy đều rồi đem nấu với lửa nhỏ, khuấy liên tục để hỗn hợp tan đều.
Bột trà xanh hòa với 20g nước cho tan. Sau đó, bỏ trà xanh, gelatin (đã chưng cho tan) vào hỗn hợp đường sữa khuấy đều cho tan và khi sôi lên, cho tinh dầu hạnh nhân vào rồi tắt bếp.
Bước 4: Đổ ra khuôn, để nguội rồi cất ngăn mát khoảng ba-bốn giờ cho đông lại.
Bước 5: Hạnh nhân căt lát cho vào chảo rang vàng, sau đó bỏ vào lọ thủy tinh để giữ cho hạnh nhân được giòn.
Bước 6: Xắt chè khúc bạch trà xanh thành miếng, bỏ vào thau nước đường đã làm ở bước hai cho thấm. Khi ăn bỏ đá nhuyễn vào, rắc hạnh nhân đã rang giòn lên mặt.
Theo PNO
[Chế biến] - Kem trà sữa Mùa hè đã đến rồi, thời tiết nóng bức mà được thưởng thức món kem ngon lành mát lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn, phải không các mẹ. Hôm nay, em xin được giới thiệu đến các mẹ món kem vừa ngon, vừa dễ làm mà chẳng cần phải dùng đến máy làm kem. Các mẹ chỉ cần hơi khéo tay một...