NATO và Lầu Năm Góc giải thích lý do Ukraine ‘thất thủ’ ở Avdiyivka
Trong khi Tổng thư kí NATO cho rằng Nga chiếm được Avdiyivka là do Moskva tăng cường huy động, Lầu Năm Góc lưu ý Ukraine đã “rút quân chiến lược” nhằm bảo toàn pháo binh và đạn dược.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov thừa nhận tình hình khó khăn ở mặt trận. Ảnh: RFE/RL
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây giải thích rằng các lực lượng Nga chiếm được Avdiyivka là do Moskva “đã nhận được sự hỗ trợ của Iran và Triều Tiên”, cũng như tăng cường sản xuất đạn dược và huy động thêm lực lượng.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Tự do châu Âu, ông Stoltenberg nêu rõ: “Chúng tôi không tin rằng việc quân đội Ukraine rút lui khỏi Avdiyivka sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình chiến lược”.
Theo ông Stoltenberg, sự kiện này cho thấy điều quan trọng là các đồng minh NATO phải cung cấp hỗ trợ quân sự, đạn dược và các hình thức hỗ trợ khác (cho Ukraine) trong khi Ukraine cũng có thể có được các lực lượng cần thiết và huy động nhân sự cần thiết để tiếp tục cuộc chiến với Nga.
Video đang HOT
Về phần mình, Phó phát ngôn viên Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho rằng việc Ukraine rút lực lượng của mình khỏi Avdiyivka là chiến lược nhằm bảo toàn pháo binh và đạn dược. Bà Singh nhấn mạnh Quốc hội Mỹ cần phê duyệt nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine.
Phát biểu tại cuộc họp báo, người phát ngôn trên nói: “Đó là một cuộc rút quân chiến lược mà Ukraine thực hiện nhằm bảo toàn pháo binh và đạn dược của họ. Hãy nhìn xem, nếu chúng tôi không nhận được khoản bổ sung từ Quốc hội, chúng tôi sẽ không thể cung cấp các gói viện trợ quan trọng và Ukraine sẽ phải đưa ra lựa chọn cũng như quyết định về những thành phố, những thị trấn mà họ có thể kiểm soát”.
Bà Singh nhấn mạnh rằng các lực lượng Ukraine đang chiến đấu trong một trận chiến quan trọng và đó là lý do tại sao cần có thêm sự hỗ trợ khẩn cấp, lưu ý thêm các cuộc thảo luận tại Quốc hội Mỹ về vấn đề này đã diễn ra từ tháng 10 năm ngoái.
Vào ngày 17/2, các lực lượng Ukraine đã hoàn thành chiến dịch thoát khỏi Avdiyivka bị bao vây một phần. Đến ngày 19/2, quân đội Ukraine thông báo rằng các lực lượng Nga đang tiến hành một cuộc truy quét ở Avdiyivka, vùng Donetsk. Trong khi đó, lực lượng Ukraine hiện không gặp vấn đề gì về tuyến đường hậu cần khi đã chuyển sang tuyến dự phòng và thiết lập tuyến phòng thủ mới.
Trong bối cảnh lực lượng vũ trang Ukraine rút khỏi Avdiyivka, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng nước này Kyrylo Budanov thừa nhận tình hình khó khăn ở mặt trận.
Tướng Không quân Mỹ cảnh báo kho dự trữ vũ khí của NATO thấp ở mức 'nguy hiểm'
Nhu cầu vũ khí ngày càng tăng sau cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây căng thẳng cho cơ sở công nghiệp quốc phòng phương Tây.
Binh sĩ Mỹ bắn tên lửa Stinger trong một cuộc tập trận bắn đạn thật phòng không. Ảnh: US Army
Theo một chỉ huy hàng đầu của lực lượng Không quân Mỹ, kho dự trữ vũ khí của nước này và các đồng minh NATO đang trở nên "thấp đến mức nguy hiểm" mà không có giải pháp "ngắn hạn".
Tướng James Hecker, chỉ huy lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu đã đưa ra cảnh báo trên tại Hội nghị cấp Chỉ huy trưởng Không quân & Không gian Toàn cầu ở London, trang tin Breaking Defense mới đây đưa tin. Vị tướng Mỹ này cũng kêu gọi các đồng minh NATO "suy nghĩ nghiêm túc về kho dự trữ của họ".
"Tôi nghĩ điều rất quan trọng là chúng ta phải đánh giá tình trạng vũ khí của mình ở tất cả các thành viên NATO trong bối cảnh kho dự trữ đang suy giảm. Vấn đề có thể sẽ không được cải thiện trong ngắn hạn, nhưng chúng ta phải đảm bảo về lâu dài. Chúng ta có cơ sở công nghiệp mạnh để có thể tăng những gì chúng ta cần", Tướng Hecker nói, lưu ý tất cả các quốc gia NATO nên bắt đầu đầu tư mạnh hơn.
Theo ông Hecker, số lượng phi đội máy bay chiến đấu của Mỹ hiện chỉ bằng "khoảng một nửa" so với khi tham gia Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến dịch do Mỹ dẫn đầu năm 1991 như một phần của phản ứng đối với cuộc xâm lược Kuwait của Iraq. Ông cho biết thêm đã có sự sụt giảm tương tự trong các phi đội máy bay chiến đấu của Anh.
Ông Hecker nêu rõ: "Vì vậy, chúng ta gần như không có những gì như đã từng có ở thời kỳ trung tâm của Chiến tranh Lạnh. Bây giờ, chúng tôi đang cung cấp rất nhiều đạn dược cho Ukraine, điều mà tôi nghĩ là cần làm, nhưng hiện tại kho vũ khí trang bị của chúng tôi đang ở mức thấp một cách nguy hiểm".
Tính đến ngày 7/7, Washington Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 41 tỷ USD hỗ trợ an ninh kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào tháng 2 năm 2022, phần lớn dưới hình thức chuyển giao từ các kho dự trữ hiện tại thay vì sản xuất mới. Ví dụ, hơn 2.000 hệ thống phòng không Stinger do RTX sản xuất đã được gửi đến Ukraine, khiến Lầu Năm Góc phải vật lộn để bổ sung kho dự trữ hiện tại khi tìm kiếm hệ thống thay thế thế hệ tiếp theo.
Nhu cầu vũ khí ngày càng tăng sau cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây căng thẳng cho cơ sở công nghiệp quốc phòng phương Tây. Heidi Grant, Giám đốc phát triển kinh doanh của Boeing và là cựu quan chức hàng đầu về bán vũ khí của Lầu Năm Góc, cho biết ngành công nghiệp cần nhiều hơn là chỉ tuyên bố từ các quan chức quân sự về mức độ sản xuất để đáp ứng mong muốn của họ.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh CNN hôm 17/7, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng thừa nhận rằng Mỹ đang cạn kiệt đạn dược trong kho vũ khí trong bối cảnh viện trợ quân sự cho Ukraine. Theo ông Sullivan, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã phát hiện ra rằng kho dự trữ đạn 155 mm theo tiêu chuẩn của NATO tương đối thấp và sẽ mất nhiều năm chứ không phải vài tháng để bổ sung nguồn cung đến mức chấp nhận được.
Hãng tin Reuters ngày 18/7 dẫn lời hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết, Washington sẽ công bố cam kết mới cung cấp khoản viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ USD cho Ukraine trong những ngày tới. Việc mua vũ khí được tài trợ bởi chương trình Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI), cho phép chính phủ Mỹ mua vũ khí từ ngành công nghiệp quốc phòng thay vì lấy từ kho dự trữ hiện có của chính họ.
Mỹ thừa nhận tình trạng thiếu đạn dược Mỹ đang cạn kiệt đạn dược trong kho vũ khí của chính mình trong bối cảnh cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine. Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan. Ảnh: Reuters Tờ Pravda của Ukraine ngày 17/7 dẫn lời Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Joe Biden, cho biết Mỹ đang cạn kiệt...