NATO trục xuất 8 “sĩ quan tình báo” Nga, Moscow dọa đáp trả
NATO đã trục xuất 8 nhà ngoại giao trong Phái đoàn đại diện của Nga tại NATO với cáo buộc hoạt động tình báo ngầm.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trò chuyện khi Thủ tướng Anh Boris Johnson ngồi trước phiên họp toàn thể tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, Bỉ (Ảnh: Reuters).
Một quan chức NATO ngày 6/10 cho biết, NATO đã yêu cầu phái đoàn của Nga giảm một nửa số đại diện tại tổ chức này từ 20 người xuống còn 10 người. Theo đó, 8 nhà ngoại giao cùng 2 nhân viên khác trong Phái đoàn đại diện của Nga tại NATO sẽ phải rời khỏi Brussels, Bỉ – nơi đặt trụ sở của NATO.
“Chúng tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đã giảm số lượng thành viên mà Liên bang Nga được chỉ định tại NATO xuống còn 10 người. Chúng tôi xác nhận đã rút lại việc công nhận 8 thành viên của phái đoàn Nga tại NATO, những người được xem là các sĩ quan tình báo không được khai báo của Nga”, quan chức NATO cho biết.
Tuy nhiên, quan chức NATO khẳng định “chính sách của NATO với Nga vẫn nhất quán”.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ để đáp lại các hành động gây hấn của Nga, đồng thời chúng tôi vẫn mở cửa cho một cuộc đối thoại có ý nghĩa”, quan chức NATO cho biết.
Quyết định về việc cắt giảm một nửa thành viên của phái đoàn Nga tại NATO sẽ có hiệu lực vào cuối tháng này. Quyết định này được cho là đã được tất cả 30 nước thành viên NATO thông qua.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga Leonid Slutsky ngày 6/10 tuyên bố Nga sẽ đáp trả quyết định trục xuất của NATO, song Moscow không nhất thiết phải có động thái đáp trả tương xứng.
Nga từ nhiều năm nay vẫn duy trì một phái đoàn quan sát viên tại NATO trong khuôn khổ Hội đồng NATO – Nga kéo dài hai thập niên, nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực an ninh chung, nhưng Nga không phải là thành viên của NATO – liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Phái đoàn của Nga từng bị cắt giảm trước đây, khi 7 thành viên của phái đoàn bị trục xuất sau nghi án cựu điệp viên hai mang người Nga, Sergei Skripal, và con gái của ông này bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok hồi năm 2018 ở Anh. NATO cũng từ chối tiếp nhận 3 thành viên bổ sung khác của phái đoàn Nga.
Mỹ và một số nước cáo buộc Nga đứng sau nghi án đầu độc cựu điệp viên, nhưng Moscow đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ. Vụ việc khiến căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang suốt thời gian dài.
Hội đồng NATO – Nga với nhiệm vụ điều phối quan hệ song phương gần như không hoạt động trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên xấu đi đáng kể sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014. Ngoài ra, cáo buộc Nga hỗ trợ lực lượng ly khai thân Moscow ở Ukraine và phát triển vũ khí, bao gồm cả tên lửa, khiến quan hệ giữa Moscow và NATO trở nên căng thẳng.
Tại cuộc gặp của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở Sochi hồi tháng 9, 2 nhà lãnh đạo đồng ý rằng việc liên minh NATO do Mỹ dẫn đầu tiếp tục mở rộng về phía đông sẽ vấp phải sự đáp trả mạnh mẽ.
So với người tiền nhiệm Donald Trump, Tổng thống Mỹ Joe Biden có một lập trường cứng rắn hơn đối với Nga. Tuy vậy, một quan chức NATO khác nói rằng Hội đồng NATO – Nga “vẫn là một nền tảng quan trọng cho đối thoại”.
Các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa Mỹ đang hối thúc Tổng thống Joe Biden trục xuất 300 nhà ngoại giao Nga khỏi Mỹ, nếu Moscow không cấp thêm thị thực cho các nhân viên tại đại sứ quán Mỹ ở Nga. Động thái này được cho là sẽ đánh dấu sự leo thang mạnh mẽ trong mối quan hệ giữa Washington và Moscow.
Tướng Mỹ thừa nhận quân đội Nga mạnh "khó tin"
Một tướng cấp cao của Mỹ nhận định Nga đang sở hữu sức mạnh quân sự "khó tin", sau khi Moscow thực hiện quá trình nâng cấp quân đội trong nhiều năm qua, Sputnik đưa tin.
Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ John Hyten (Ảnh: Getty).
"Nga đang sở hữu sức mạnh quân sự khó tin. Họ đã cải tiến lực lượng quân đội trong suốt 20 năm qua", Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ John Hyten nói trong một chương trình phát thanh của Tổ chức Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ).
Ông Hyten nhận định rằng, Nga không giấu giếm quyết tâm hiện đại hóa hoàn toàn các lực lượng hạt nhân, vũ trụ và không gian mạng chiến lược của họ, tuy nhiên các nhà lãnh đạo Mỹ đã không chú ý đến điều này. Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2010 của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không đề cập đến Nga như một đối thủ tiềm năng trong tương lai hoặc đối thủ cạnh tranh ngang hàng.
"Năm 2006, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng nước này sẽ cải tiến lực lượng hạt nhân. Họ bắt đầu xây dựng các lực lượng vũ trụ và không gian mạng. Vì sao? Vì Mỹ và NATO", ông Hyten nói.
Tướng Mỹ nhận định rằng, Nga và Trung Quốc hiện đã mang tới thách thức chiến lược mà Mỹ chưa từng trải qua trong lịch sử - khi họ phải đối mặt với không chỉ một mà hai đối thủ ngang tầm vào cùng một thời điểm.
"Việc cùng lúc phải đối phó Nga và Trung Quốc là điều rất quan trọng", ông Hyten nhấn mạnh, cho rằng Nga, Trung Quốc hiện đang có sự hiện diện ở Nam Mỹ, châu Phi và Trung Đông - đồng nghĩa với việc 2 nước này "sở hữu năng lực toàn cầu".
Vài ngày trước, phát biểu tại sự kiện do Viện Brookings (Washington) tổ chức hôm 13/9, ông Hyten cảnh báo về mối đe dọa nếu xung đột với các đối thủ Nga và Trung Quốc vượt ngoài tầm ngoài tầm kiểm soát. Tướng Mỹ nhận định, nếu kịch bản đó xảy ra, nó sẽ "hủy diệt thế giới và nền kinh tế toàn cầu. Nó sẽ trở nên tồi tệ với tất cả mọi người, và chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta sẽ không đi theo con đường đó".
'Xích mích' Nga-NATO: Lời muốn nói từ Gió Biển 2021 Cuộc tập trận Gió Biển 2021 do Mỹ và Ukraine tổ chức, đang diễn ra tại Biển Đen (28/6-10/7) mang thông điệp rõ ràng NATO muốn gửi đến Nga, một lần nữa cho thấy những quan điểm đối lập của Moscow và phương Tây. Máy bay chiến đấu của NATO tập trận trên Biển Đen ngày 2/7. (Nguồn: Theaviationist) Cuộc tập trận Gió...