NATO tìm thấy ‘mục tiêu mới’ từ cuộc xung đột Nga – Ukraine
Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã thúc đẩy châu Âu phải hành động nhiều hơn nữa vì an ninh của chính họ, nhưng quyền tự chủ chiến lược mới này không nên dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ, cựu Thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb ngày 28/9 phát biểu.
Ông Alexander Stubb. Ảnh: Euractiv
Trong cuộc phỏng vấn với trang tin châu Âu Euractiv.com, ông Stubb nói: “Trong tương lai, chúng tôi sẽ có thể quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu quốc phòng của mình, nhưng sự bảo hộ an ninh từ Mỹ vẫn sẽ là nền tảng của an ninh châu Âu – và đó thực sự là một điều khá tốt”.
“Mỹ và châu Âu cần nhau. Chúng tôi cần hợp tác chặt chẽ”, Stubb nêu rõ.
Đề cập đến “quyền tự chủ chiến lược” của châu Âu – một khái niệm được Pháp chủ trương thúc đẩy, ngay cả trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra, để phát triển các cơ sở công nghiệp của họ – ông Stubb cảnh báo rằng mặc dù nó có thể mang lại lợi ích cho EU, nhưng nó cũng có thể được sử dụng như một cái cớ cho các chính sách bảo hộ.
Video đang HOT
Khi được hỏi về tương lai của NATO trước những thách thức hiện tại, ông Stubb cho rằng toan tính của Nga trong cuộc xung đột với Ukraine đang tạo ra triển vọng tích cực cho NATO.
“Ukraine muốn trở thành thành viên EU. Nga muốn chia rẽ EU, khối lại càng trở nên thống nhất. Moskva muốn ngăn chặn NATO, Liên minh này lại hồi sinh với một mục đích mới. Nga muốn Thụy Điển và Phần Lan nằm ngoài NATO, họ lại đang trở thành thành viên của liên minh”, ông Stubb lưu ý.
Theo ông Stubb, cuộc khủng hoảng lớn đối với NATO kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đã chấm dứt vì “họ đã tìm được một đối thủ chung”.
Cựu thủ tướng Phần Lan và nghị sĩ Nghị viện châu Âu, hiện là Giám đốc Trường Quản trị xuyên quốc gia thuộc Viện Đại học châu Âu, đã được một số chuyên gia xuyên Đại Tây Dương gọi là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Tổng thư ký NATO tiếp theo sau khi Phần Lan gia nhập Liên minh này.
CH Séc: Biểu tình quy mô lớn chống chính phủ và phản đối tư cách thành viên NATO, EU
Cuộc biểu tình diễn ra nhằm phản ứng với cuộc khủng hoảng năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao.
Những người biểu tình cũng nhằm vào tư cách thành viên EU và NATO của nước này.
Quang cảnh cuộc biểu tình tại Séc. Ảnh: Reuters
Hàng chục nghìn người đã biểu tình tại thủ đô Praha, Cộng hòa (CH) Séc, ngày 28/9, yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Petr Fiala từ chức trong bối cảnh chi phí năng lượng tăng cao, đồng thời kêu gọi xem xét lại mối quan hệ với EU và NATO.
Cuộc biểu tình diễn ra vào ngày lễ quốc gia của CH Séc với nhóm tổ chức "Nước Séc trên hết" (Czech Republic First!) kêu gọi Chính phủ Séc bảo đảm các hợp đồng khí đốt với Nga, phản đối tư cách thành viên EU và NATO, đồng thời đảm bảo quốc gia ở châu Âu này "trung lập về quân sự".
Cuộc biểu tình cũng nhằm phản ứng với cuộc khủng hoảng năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao - mặc dù có mức trần giá năng lượng mới.
Michela Marikova, một người biểu tình, nói: "Chúng tôi ở đây vì tình hình trong hai, ba năm qua rất khó khăn. Chúng tôi muốn có mối quan hệ tốt với Nga về khí đốt", giải thích rằng mặc dù không ủng hộ cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng ủng hộ việc duy trì quan hệ thương mại với Moskva.
Một người biểu tình khác, yêu cầu giấu tên, cho biết "Chúng tôi cảm thấy EU coi thường các ưu tiên của 'các nước nhỏ như CH Séc'". Về phần mình, Pavel Nebel, 53 tuổi, nói: "Chính phủ hiện nay chỉ phục vụ Brussels, sức mạnh của Mỹ và NATO; không quan tâm đến lợi ích của công dân Séc".
Cuộc biểu tình mới này diễn ra sau một cuộc biểu tình quy lớn khác do cùng một nhóm tổ chức được tiến hành hồi đầu tháng 9 vừa qua, ước tính khoảng 70.000 người tham gia tại Quảng trường Wenceslas ở Praha.
Giá năng lượng cao, được thúc đẩy bởi cuộc xung đột ở Ukraine, đã gây áp lực lên các chính phủ trên khắp châu Âu để giảm bớt gánh nặng chi phí năng lượng cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Chính phủ Séc đã kí tham gia các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga và có lập trường cứng rắn đối với việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ông Miroslav Sevcik, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế tại Đại học Kinh tế và Thương mại Praha và là người phát biểu đầu tiên tại cuộc biểu tình ở Praha, đã kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Phản ứng về cuộc biểu tình, Thủ tướng Séc Fiala cho rằng sự kiện này được tổ chức "bởi các lực lượng thân Nga, gần với các quan điểm cực đoan và chống lại lợi ích của CH Séc".
EU quan ngại kịch bản xuất hiện một chính phủ thân Nga ở Slovakia Theo trang tin EURACTIV.sk (Slovakia) ngày 28/9, với hơn một nửa số người Slovakia được cho là ủng hộ Nga trong cuộc xung đột với Ukraine là điều đáng lo ngại với EU, nhưng những gì tiếp theo với Slovakia có thể còn đáng sợ hơn. Quan điểm tích cực về Nga nằm ở mối quan hệ lịch sử và văn hóa có...