NATO tạo ‘hành lang trên bộ’, tái vũ trang cho kịch bản xung đột với Nga
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) đang tạo ra một loạt ‘hành lang trên bộ’ ở Tây Âu để quân đội Mỹ có thể điều động lực lượng ra chiến tuyến kịp thời trong kịch bản xảy ra xung đột với Nga.
Tờ Telegraph dẫn lời các quan chức cho biết quân đội và thiết giáp Mỹ có thể đổ bộ tại một trong 5 cảng ở Hà Lan, Hy Lạp, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Na Uy, từ đó đi qua các hành lang trên bộ tới các nước NATO giáp Ukraine và sẽ di chuyển dọc theo các tuyến đường hậu cần đã được lên kế hoạch, trong tình huống có một cuộc tấn công của Nga.
Tuyến đường chính của quân đội Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga sẽ đi qua cảng Rotterdam của Hà Lan đến Đức và Ba Lan. Từ các cảng của Ý, lực lượng Mỹ có thể được vận chuyển bằng đường bộ qua Slovenia và Croatia, tới Hungary – quốc gia có chung biên giới với Ukraine. Các hành lang thay thế nhằm vận chuyển lực lượng từ các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, qua Bulgaria và Romania. Ngoài ra, NATO còn có kế hoạch huy động sự tham gia của Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan vào hoạt động hậu cần dự phòng.
Trước đó, tại cuộc họp của NATO ở Vilnius (Lithuania) năm 2023, các nhà lãnh đạo NATO đồng thuận phát triển các kế hoạch mới để đảm bảo liên minh có thể triển khai 300.000 quân trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, các hoạt động huấn luyện đã bộc lộ những thách thức về quan liêu và cơ sở hạ tầng, vận chuyển nhân sự và trang thiết bị.
Quân nhân Đức tham gia cuộc tập trận quân sự Quadriga 2024 ở Pabrade (Lithuania) ngày 29.5.2024. Ảnh REUTERS
Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Na Uy Eirik Kristoffersen ngày 3.6 cho rằng thời gian để NATO chuẩn bị cho kịch bản xung đột với Nga đang ngắn dần. “Trước đó, nhiều người cho rằng chúng ta còn 10 năm nữa để chuẩn bị. Nhưng tôi nghĩ, chúng ta còn chưa đến 10 năm vì cơ sở công nghiệp của Nga đang phục hồi nhanh. Chúng ta chỉ còn 2 – 3 năm tới để xây dựng lại lực lượng của mình, xây dựng lại nguồn dự trữ và hỗ trợ Ukraine”, theo ông Kristoffersen.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn những lo ngại về khả năng phòng không của NATO để bảo vệ khi cơ động quân đội khắp châu Âu. Tờ Financial Times hôm 29.5 dẫn các nguồn tin cho biết, hơn 2 năm sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, khả năng phòng không của sườn phía đông NATO chưa đạt đến 5% mức cần thiết để ngăn chặn một cuộc tấn công từ bên ngoài. Các thành viên NATO ở Trung và Đông Âu trong những tuần gần đây đã công bố kế hoạch nhằm cải thiện khả năng phòng không tập thể của họ nhằm đối phó với mối đe dọa từ Nga.
Châu Âu “bùng nổ” đơn đặt hàng vũ khí
Một máy bay chiến đấu F-35A lăn trên đường băng ở Emmen (Thụy Sĩ) ngày 23.3.2022. Ảnh REUTERS
Theo Telegraph ngày 4.6, nhà thầu quân sự Chemring công bố giá trị đơn đặt hàng trên sổ sách của họ đã tăng 39% trong nửa đầu năm lên mức kỷ lục 1,04 tỉ bảng Anh – doanh số cao nhất trong lịch sử công ty. Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy làn sóng tái vũ trang khắp phương Tây, đơn đặt hàng của công ty “bùng nổ” từ số lượng lớn đơn mua máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ sản xuất từ đồng minh bao gồm Anh, Úc và Đức.
Ông Michael Ord, Giám đốc điều hành của công ty quân sự Chemring (Anh), cảnh báo: “Sự gia tăng căng thẳng địa chính trị trên khắp thế giới đang thúc đẩy một chu kỳ tái vũ trang cơ bản dự kiến sẽ kéo dài ít nhất trong thập niên tới”.
Kíp lái Ukraine tiết lộ điểm yếu của xe tăng Mỹ M1 Abrams
Công ty Chemring cũng tiết lộ họ được hưởng lợi từ các đơn đặt hàng mới cho F-35, với việc Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch mua 2.456 máy bay phản lực cho đến năm 2044. Trong khi Bộ Quốc phòng Anh cũng đã xác nhận ý định mua thêm 74 chiếc biến thể F-35B trong tương lai gần.
Đằng sau việc Pháp và Moldova ký hiệp ước quốc phòng mới
Pháp sẽ hỗ trợ những nỗ lực của Moldova trong việc tìm cách phát triển năng lực quân sự của mình, bao gồm cả việc có thể mua các vũ khí phòng không tương tự như hệ thống tên lửa Mistral của Pháp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ nhấn mạnh "sự ủng hộ của mình đối với độc lập, chủ quyền và an ninh của Moldova, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine", khi gặp người đồng cấp Moldova Maia Sandu. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters cho biết Moldova và Pháp sẽ ký hiệp định hợp tác quốc phòng vào ngày 7/3, theo giờ địa phương, như một phần trong nỗ lực của phương Tây nhằm tăng cường năng lực của quốc gia thuộc Liên Xô cũ trong bối cảnh họ lo ngại Nga đang gia tăng sự can dự vào Moldova.
Moldova, nước láng giềng phía Tây của Ukraine, có ngân sách quốc phòng rất nhỏ và từ lâu có mối quan hệ căng thẳng với Nga. Mối quan hệ này trở nên tồi tệ hơn khi Moldova ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga.
Nga có quân đội và lực lượng gìn giữ hòa bình đóng tại Transdniestria, một khu vực trước đây thuộc Moldova và đã duy trì quyền tự chủ trong ba thập kỷ với sự hỗ trợ từ Moskva.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết trong một tuyên bố hôm 6/3 rằng các hiệp định hợp tác kinh tế và quốc phòng sẽ được ký kết khi ông gặp người đồng cấp Moldova Maia Sandu tại Paris.
Ông Macron sẽ nhấn mạnh "sự ủng hộ của mình đối với độc lập, chủ quyền và an ninh của Moldova, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine", tuyên bố nêu rõ.
Pháp và Moldova đã đạt được thỏa thuận ban đầu vào tháng 9 năm ngoái, trong đó có đào tạo quân nhân, đối thoại quốc phòng thường niêm và chia sẻ thông tin tình báo.
Thỏa thuận cũng đề cập đến việc Pháp sẽ hỗ trợ những nỗ lực của Moldova trong việc tìm cách phát triển năng lực quân sự của mình, bao gồm cả việc có thể mua các vũ khí phòng không tương tự như hệ thống Mistral của Pháp.
Vào thời điểm đó, Moldova tuyên bố đã mua radar GM200 do tập đoàn Thales của Pháp sản xuất để cải thiện khả năng giám sát trên không nhằm phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay từ độ cao trung binh đến rất cao.
Bộ Quốc phòng Pháp cho biết họ sẽ tiến hành kiểm tra các phương tiện phòng không của Moldova nhằm giúp tăng cường an ninh trên bầu trời Moldova.
Song song với chuyến thăm của bà Sandu, các quốc gia phương Tây sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến do Pháp chủ trì để thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine cũng như Moldova.
Khu vực Transdniestria hồi tháng 2 đã đề nghị Nga giúp nền kinh tế của họ chống lại "áp lực" từ Moldova.
Về phần mình, mạng tin eurasia.expert dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 6/3 cho biết nước này hướng tới phát triển mối quan hệ bình đẳng với Moldova, nhưng lưu ý rằng chính quyền Moldova đang theo đuổi chính sách "tiêu chuẩn kép" đối với phía Nga.
Đề cập đến bình luận của Tổng thống Moldova Maia Sandu với tờ The Wall Street Journal (Mỹ) khi bày tỏ lo ngại rằng nếu Nga thắng ở Ukraine, "tiếng nói của Mỹ sẽ trở nên yếu hơn và lợi ích của nước này sẽ bị tổn hại", bà Zakharova cho rằng, Mỹ không quan tâm đến quyền công dân, phúc lợi xã hội, tự do và dân chủ của các đối tác, và do đó Moldova sẽ không được hưởng lợi từ "trật tự dựa trên luật lệ do Mỹ chi phối".
Tổng thống thân châu Âu của Moldova, Maia Sandu, sẽ tranh cử nhiệm kỳ hai trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào cuối năm nay khi bà tìm cách lèo lái quốc gia 2,6 triệu dân nằm giữa Ukraine và Romania vào khuôn khổ châu Âu và phá vỡ ảnh hưởng của Điện Kremlin.
Bà Sandu đã vạch ra kế hoạch chi tiết để Moldova gia nhập EU vào năm 2030. Các cuộc đàm phán gia nhập đã mở ra vào tháng 12 năm ngoái.
Nhưng chính quyền Moldova từ lâu đã cảnh báo về những nỗ lực của Nga nhằm "gây bất ổn cho hệ thống chính trị, ví dụ khuếch đại thông điệp qua các kênh truyền thông xã hội như Telegram và TikTok, tăng cường các cuộc tấn công bằng cách ủng hộ các cuộc biểu tình thân Nga, kích động bạo lực và ủng hộ khu vực ly khai Transnistria".
Nga đã nhiều lần phủ nhận việc can thiệp vào các cuộc bầu cử ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao Nga tuần trước cáo buộc NATO đang cố gắng biến Moldova thành một "Ukraine thứ hai" chống lại lập trường đa số ở nước này.
Tuần tồi tệ với Tổng thống Ukraine? Từ cáo buộc trên các ấn phẩm phương Tây cho đến bình luận của Tướng Ukraine về việc cuộc xung đột với Nga đang rơi vào "bế tắc", Tổng thống Zelensky dường như đã trải qua một tuần hỗn loạn nhất trong nhiệm kỳ của mình. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP Theo bình luận của tờ Kyiv Post (Ukraine) ngày 7/11,...