NATO siết vòng vây Nga: Bão lửa rình rập trên Biển Đen
Giới chuyên gia Nga cảnh cáo, Hải quân NATO gia tăng hiện diện uy hiếp Nga trên Biển Đen là đang đứng trước “bão lửa” chờ đợi sẵn.
NATO cam kết gia tăng hiện diện ở Biển Đen
Mới đây Phó Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương Rose Gottemoeller thông bao rằng, Khối liên minh quân sự bắc Đại Tây Dương (NATO) cam kết tăng cường hoạt động ở Biển Đen.
Theo đó, cái gọi là “Gói biện pháp Biển Đen”, được thông qua trong cuộc họp tháng 4 của các Bộ trưởng Ngoại giao NATO ở Washington, sẽ kết hợp những biện pháp thiết thực để hỗ trợ Ukraine và Gruzia chống lại mối đe dọa hiện có, sẽ dẫn đến hoạt động quy mô lớn hơn của khối trong khu vực.
Trước hết, điều này có nghĩa là NATO sẽ gia tăng hợp tác với các nước trong khu vực này về huấn luyện và đào tạo hải quân cho lực lượng bảo vệ bờ biển, trao đổi thông tin và thực hiện tập trận của lực lượng an ninh.
Mới hồi tuần trước, NATO đã tổ chức cuộc tập trận chung mang tên “Lá chắn biển 2019″ (Sea Shield 2019) với Ukraine và các nước thành viên Liên minh Bắc Đại Tây Dương ở Biển Đen, mới mục đích chủ yếu là kiềm chế và răn đe Nga.
Tham gia cuộc tập trận là Nhóm hải quân thường trực NATO 2 (SNMG2), các tàu trong nhóm này và máy bay trinh sát hải quân đã được triển khai ở Biển Đen nhằm tập trận với cả hải quân Gruzia và Ukraine.
Theo thông tin bà Rose Gottemoeller tiết lộ với hãng tin Agenzia Nova của Italia, sự hiện diện của NATO ở Biển Đen đã tăng lên đáng kể trong những tháng gần đây và chắc chắn là “Gói biện pháp Biển Đen” sẽ dẫn đến những nhiệm vụ lớn hơn nữa.
Video đang HOT
Đề cập đến chủ đề quan hệ giữa NATO và Nga, bà Gottemoeller chỉ ra rằng, quyết định đã được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh Warsaw năm 2016, theo đó, liên minh theo đuổi chính sách của mình đối với Moscow trên hai mặt: Vừa “kìm hãm và bảo vệ”, vừa “đối thoại”.
Bà lưu ý là trong ba năm qua, chín cuộc họp đã được tổ chức trong Hội đồng Nga-NATO. Ngoài ra, Tổng thư ký Liên minh Jens Stoltenberg đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov; còn Tư lệnh Lực lượng Vũ trang hợp nhất của NATO ở châu Âu Curtis Scaparotti, cũng duy trì liên lạc với Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Nga là Đại tướng Valery Gerasimov.
Đồng thời, bà Gottemoeller nhấn mạnh rằng, lập trường của NATO đối với vấn đề Crimea và Ukraine vẫn không thay đổi. Sau khi Moscow chiếm đóng bán đảo Crimea và có hành động gây bất ổn ở Donbass, NATO không thể quay lại quan hệ bình thường với Nga nữa.
Nga có đủ khả năng đối phó với hải quân NATO trên Biển Đen
Nga sẽ không nhân nhượng trên Biển Đen
Đáp trả những tuyên bố và hành động của NATO, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nhắc nhở vơi các đồng nghiệp phương Tây vê viêc Nga đang theo dõi sát sao tinh hinh ơ khu vực Biển Đen và trong trường hợp cân thiêt sẽ ap dung “cac biện pháp kỹ thuật quân sự bổ sung”.
Còn chuyên gia Leonid Ivashov, Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị Nga, nhân xet răng, Mỹ lai một lần nữa lôi kéo NATO vào những hành động khiêu khích đê đạt được các mục tiêu riêng cua mình trong khu vực.
Mục tiêu cua My khá rõ ràng là ngăn chăn mối quan hệ hợp tác giữa Moscow và Ankara. Hoa Kỳ cho rằng, sự gần gũi hơn với Nga khiên Thổ Nhĩ Kỳ xa rời NATO. Viêc tăng cương hoat đông ơ Biên Đen là một nỗ lực nhằm buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải tham gia vao tình huống xung đột và dĩ nhiên, ảnh hưởng đến dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” (TurkStream).
Chuyên gia Nga không loại trừ có thể sẽ diễn ra các hanh đông khiêu khích, kiêu như cuộc xung đột với Ukraine ở eo biển Kerch tháng 11/2018. Washington có thể tô chưc môt vu khiêu khích mới dưới hình thức “xung đôt ủy nhiệm”, đê buôc Moscow phai phan ưng manh.
Nếu Nga cho phép tàu chiến NATO xâm nhập vào lãnh hải của mình ở eo biển Kerch, Moscow sẽ tự chứng minh sự yếu kém, điều này không thể châp nhân đươc. Nhưng nếu Nga phản ứng mạnh, Mỹ sẽ mượn cớ này để thúc đẩy leo thang xung đột.
My se tuyên bố, người Nga đã tấn công các tàu chiên NATO và sẽ kêu gọi các nước trong liên minh hợp nhất chống lại Moscow. Sau đó, NATO se gây áp lực mạnh mẽ lên Thổ Nhĩ Kỳ để nươc nay hoan lai hoăc châm dưt dư an “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”.
Nếu TurkStream bị đình chỉ, Nga va cả châu Âu – nơi đang chờ khí đốt Nga, se bi thua. Con người chiến thắng sẽ là Mỹ.
Tuy nhiên, Nga tự tin là quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ đủ các yếu tố về lợi ích để chính quyền Ankara không khuất phục trước sức ép của Mỹ-NATO, còn Hạm đội Biển Đen có đu cac phương tiên để đẩy lui mọi cuộc xâm lấn của các tàu chiến và máy bay NATO.
Nếu NATO muốn gây hấn trên Biển Đen, họ nên biết trước một điều là Nga sẽ không nhân nhượng và chuẩn bị sẵn bão lửa đối với kẻ thù.
Nhật Nam
Theo Datviet
Nga lo ngại quân sự hóa Bắc cực
Diễn đàn Bắc cực quốc tế mang tên "Bắc cực - lãnh thổ đối thoại", diễn ra từ 9 đến 10-4 tại thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga, là một trong những diễn đàn quan trọng nhất để thảo luận những vấn đề và triển vọng khu vực Bắc cực ở cấp độ thế giới.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Sputnik
Tại phiên thảo luận trong khuôn khổ diễn đàn, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Nga ủng hộ việc khôi phục đối thoại chính trị - quân sự đầy đủ giữa các quốc gia Bắc cực nhằm củng cổ lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau, ngăn chặn mọi hành động leo thang.
Các cuộc gặp thường niên của Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang của các quốc gia thành viên Hội đồng Bắc cực là cơ chế duy trì ổn định khu vực hiệu quả. Thực tế, kể từ năm 2014, các cuộc gặp như thế đã bị đóng băng.
Ngoại trưởng Nga cũng bày tỏ điều khiến Nga lo ngại nhất hiện nay là những "nỗ lực quân sự hóa Bắc cực", nên hy vọng các nước trong khu vực hiểu được sự nguy hại và phản tác dụng của cách tiếp cận này.
LÊ VIỆT
Theo SGGP
Nga rời khỏi Hội đồng châu Âu - cú sốc chấn động Cựu lục địa Bên cạnh Brexit, việc Nga có thể rút khỏi Hội đồng châu Âu sẽ là một cú sốc thực sự đối với Cựu lục địa - đó là ý kiến của Tổng thư ký Hội đồng châu Âu, Thorbjorn Jagland, được trích dẫn trên tờ Thời báo Tài chính. "Tôi nghĩ rằng nhiều người không thể tưởng tượng được cú sốc này có...