NATO sẽ có vũ khí hạt nhân “nhỏ” để đối đầu với Nga và Trung Quốc
Mỹ đang chuẩn bị trang bị cho NATO đầu đạn hạt nhân công suất thấp để kiềm chế Nga và Trung Quốc.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ John Rood đã xác nhận sự cần thiết của NATO sở hữu vũ khí hạt nhân công suất thấp đến 10 kiloton (Kt) để đối đầu với sức mạnh hạt nhân đang lên của Nga và Trung Quốc – theo tạp chí Seapower ngày 4/12/2019. Bài trên tạp chí này còn nói, Rood nhấn mạnh Mỹ có xu hướng giảm kho vũ khí hạt nhân, trong khi Nga và Trung Quốc “đang đi theo hướng ngược lại, tăng số lượng và chủng loại vũ khí hạt nhân”.
Đầu đạn nhiệt hạch; Nguồn: britannica.com
Video đang HOT
Vũ khí hạt nhân mới, theo ông Rood, là thứ Lầu Năm Góc cần để ngăn chặn Nga sử dụng các đòn tấn công bằng vũ khí hạt nhân công suất thấp. Cần lưu ý rằng cơ quan quân sự Mỹ đang tung thông tin tình báo nói, Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột.
Các lực lượng vũ trang Mỹ không có vũ khí tương tự. Lầu Năm Góc dự định loại bỏ khiếm khuyết này và trang bị cho quân đội NATO các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ W76-2. Nếu không, trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân, các thành viên NATO sẽ buộc phải sử dụng bom nguyên tử cỡ lớn.
Đầu đạn W76-2 là phiên bản công suất nhỏ hơn của đầu đạn W76-1, được Mỹ phát triển vào những năm 70-80 của thế kỷ XX. Mỹ đang có kế hoạch gắn W76-2 công suất 5-10Kt lên một số lượng hạn chế tên lửa đạn đạo liên lục địa. Cần lưu ý rằng theo chiến lược hạt nhân của Mỹ được thông qua vào năm 2018, sự hiện diện của vũ khí hạt nhân công suất thấp “sẽ đảm bảo rằng các đối thủ tiềm năng không thể tận dụng ưu thế trong chiến tranh hạt nhân hạn chế, khiến việc sử dụng vũ khí hạt nhân ít xảy ra hơn”.
Để giữ Ba Lan, Litva, Latvia và Estonia, trong trường hợp chiếm các vùng lãnh thổ này, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân công suất thấp ở biên giới Ba Lan, trang Popular Mechanics nhận định. Việc đó sẽ đóng vai trò như một lời cảnh báo rằng, Nga đã sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để răn đe các quốc gia bị chinh phục, buộc NATO phải lựa chọn giữa rút lui và sử dụng vũ khí hạt nhân của mình. Cũng giống Seapower, theo trang này, vũ khí tương tự của Lầu Năm Góc là đầu đạn đầy hứa hẹn W76-2, mà việc sản xuất đã bắt đầu từ tháng 1/2019.
Tháng 6/2018, Giám đốc dự án thông tin vũ khí hạt nhân của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ Hans Christensen cho biết, W76-2 được lên kế hoạch tạo ra trên cơ sở đầu đạn nhiệt hạch W76-1 bằng cách loại bỏ nhiên liệu nhiệt hạch (uranium, lithium và deuterium), do đó chỉ còn lại plutonium kích hoạt và năng lượng của phiên bản mới sẽ giảm từ 100 xuống còn 5-6Kt./.
CTV Lê Ngọc (tổng hợp)
Theo vov.vn
Trump dọa dùng đòn thương mại thúc đẩy đóng góp tài chính trong NATO
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/12 tuyên bố Mỹ có thể sẽ hành động về thương mại đối với các nước thành viên NATO chưa đóng góp tài chính đầy đủ.
Theo Tổng thống Trump, một số nước thành viên NATO vẫn chưa đóng góp gần mức 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng trong khi vẫn nhận được sự bảo vệ của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời báo chí khi tham dự lễ kỷ niệm của NATO. Ảnh: AP.
Chính vì vậy ông Trump cho biết có thể sẽ sử dụng các biện pháp thương mại để buộc các nước này đóng góp tài chính nhiều hơn cho NATO.
Mỹ từ trước đến nay đóng góp 22% vào ngân sách trực tiếp tương đối khiêm tốn có quy mô 2,5 tỷ USD của NATO và mới đây các thành viên NATO đã nhất trí để Mỹ đóng góp 16%, ngang với phần đóng góp của Đức./.
Theo PV/VOV-Washington
Nổ súng tại căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng, nhiều người bị thương Giới chức tại căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng cho biết nơi này đã bị phong tỏa sau khi diễn ra một vụ nổ súng bất ngờ làm nhiều người bị thương. Địa điểm xảy ra vụ nổ súng làm nhiều người bị thương. (Nguồn: CNN) Giới chức tại căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng-Hickam cho biết...