“NATO quyết định cặp với Ukraine nhưng không kết hôn”
Phương Tây tất nhiên có thể phải dùng đến biện pháp trừng phạt mới chống Nga.
Hôm 5/9, NATO đã hoàn thành hội nghị thượng đỉnh của khối này ở xứ Wales.
Cũng giống như chuyện thường diễn ra trong những lần hội họp lớn của NATO, kỳ hội nghị thượng đỉnh lần này ban đầu có vô số “ý kiến nóng”, rồi sau đó là nhiều giải pháp vừa phải. Đã quyết định rằng sẽ kết thân với Ukraine nhưng không nhận nước này vào hàng ngũ. Như là một khối liên minh, NATO sẽ không cung cấp vũ khí cho Kiev: chuyện đó để ngỏ tùy thuộc vào mỗi quốc gia thành viên tự cân nhắc.
Video đang HOT
“Nhiều quan sát viên thấy có vẻ kỳ quặc là NATO đã thảo luận về an ninh châu Âu và những mối đe dọa mới mà không có Nga, họ bàn về con đường bình ổn hóa Afghanistan và tương lai của đất nước này mà không có sự tham gia của các lãnh đạo Afghanistan”, tờ Tiếng nói nước Nga viết.
Chủ tịch OSCE, Tổng thống Thụy Sĩ Didier Burkhalter không đem đến niềm vui nào cho cả NATO lẫn Washington, khi vào ngày 05 tháng Chín ông tuyên bố thẳng tại hội nghị thượng đỉnh rằng thật vô lý khi bàn về sự ổn định ở châu Âu mà thiếu Nga, tờ báo Nga suy luận.
“Sẽ chỉ lập lại sự bình ổn tại Ukraine và châu Âu nếu chúng ta có thể giải quyết cuộc khủng hoảng này cùng với Nga – thiếu Nga thì không thể giải quyết nổi”, ông Burkhalter nhận định.
Người ta hứa hẹn cấp cho Ukraine 15 triệu USD viện trợ. Nhưng không phải là chuyển giao trực tiếp, mà chia theo các quỹ đặc biệt như hậu cần, chỉ huy và kiểm soát, bảo vệ không gian mạng, cũng như quân y và phục hồi chức năng cho người bị thương. Nhưng, như yêu cầu dứt khoát của Đức, Kiev sẽ không nhận được bất kỳ đội quân hay thứ vũ khí nào trực tiếp từ NATO.
Phương Tây tất nhiên có thể phải dùng đến biện pháp trừng phạt mới chống Nga, mặc dù chỉ siết chặt thêm các biện pháp hiện có cũng đã ít triển vọng, chuyên viên Sven Biscop của Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Ghent nêu ý kiến với tờ báo Nga.
Chuyên viên Biscop nói tiếp: “Tôi không nghĩ rằng NATO sẽ đưa quân đến Ukraine với tư cách lực lượng đối đầu với Nga. Trong vấn đề này NATO hành động rất thận trọng. Sẽ không có đội quân nào của NATO trên lãnh thổ Ukraine. Mở rộng tiềm năng quân sự trên biên giới với Nga là vấn đề tái bảo hiểm trong nhãn quan của các quốc gia thành viên liên minh, một cách để chứng tỏ rằng khu vực này bất khả xâm phạm. Mục tiêu xác định là tránh can thiệp quân sự. Chúng ta đã phải quen với thực tế là Crimea trở thành một phần của lãnh thổ Nga. Vì vậy, hành động này chỉ là một cách để “giữ thể diện”.
Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko đã khiến hầu hết các thành viên NATO lúng túng khi ông tuyên bố tại cuộc họp báo gần đây nhất rằng có một số quốc gia không cần quyết định của NATO đã cung cấp cho Kiev “những vũ khí với độ chính xác cao”.
Tại Newport đã đưa ra thông cáo tổng kết và “Tuyên ngôn xuyên Đại Tây Dương”. Trong các văn kiện nêu đồng ý thành lập “Khối quân phản ứng nhanh ” gồm khoảng 4.000 binh sĩ. Để tiếp nhận số này tại Ba Lan, Romania và các nước Baltic, sẽ tạo lập những kho tàng để lưu giữ những thiết bị và cơ sở hạ tầng khác.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, NATO chia tay với Tổng thư ký người Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen. Tháng Giêng tới, người thay thế ông sẽ là cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg.
Còn BBC dẫn nguồn giới chức Hoa Kỳ và Anh quốc cho biết, các nước phương Tây đang chuẩn bị tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga vì khủng hoảng tại Ukraine.
Các mục tiêu mới sẽ bao gồm ngành quốc phòng Nga, các ngân hàng do nhà nước sở hữu và những người thân cận với Tổng thống Vladimir Putin.
Phương Tây cáo buộc Nga chi viện quân và khí tài cho phe ly khai ở miền đông Ukraine, điều mà Moscow đã nhiều lần phủ nhận.
Một quan chức chính phủ Anh nói EU và Hoa Kỳ sẽ công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm vào các ngân hàng, ngành năng lượng và quốc phòng của Nga.
Theo NTD/Bizlive