NATO nhóm họp cấp ngoại trưởng về tình hình xung đột Nga-Ukraine
Trong ngày 4/3, Ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine sau khi Kiev kêu gọi thiết lập vùng cấm bay đối với Nga.
Binh sĩ Ukraine tìm kiếm đầu đạn chưa phát nổ sau giao tranh với lực lượng Nga tại thủ đô Kiev ngày 26/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước cuộc họp tại trụ sở của NATO ở Brussels, Litva cho biết liên minh quân sự này sẽ bị sa lầy vào xung đột nếu thực thi một vùng cấm bay. Thủ tướng Litva Ingrida Simonyte nêu rõ: “Tất cả những lời khuyến khích NATO tham gia vào cuộc xung đột quân sự hiện nay là vô trách nhiệm”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Canada Melanie Joly cho biết “lằn ranh đỏ” của NATO là nhằm tránh gây ra một cuộc xung đột quốc tế rộng lớn hơn, song cho rằng tất cả các kịch bản nên được thảo luận.
Video đang HOT
Văn phòng Tổng thống Pháp mô tả vùng cấm bay là “một yêu cầu rất chính đáng song lại rất khó được đáp ứng”.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã hối thúc các nước thành viên NATO áp đặt lệnh cấm bay để ngăn chặn lực lượng không quân Nga, coi đây là biện pháp phòng ngừa. Nếu NATO không đáp ứng yêu cầu này, ông Zelenskiy cho rằng các nước trong khối nên cung cấp thêm máy bay chiến đấu cho Kiev. Nhà Trắng đã bác đề xuất của Tổng thống Zelensky về việc thiết lập vùng cấm bay đối với các chuyến bay của Nga trên không phận Ukraine, đồng thời cho rằng việc Mỹ tham gia động thái như vậy tương đương với một cuộc xung đột trực tiếp với Moksva – điều mà Washington không mong muốn.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Romania Bogdan Aurescu cho rằng NATO cần điều chỉnh bố trí lực lượng ở sườn phía Đông cho phù hợp với tình hình mới sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Romania không nói rõ liệu ông có muốn sự hiện diện lâu dài của quân đồng minh ở khu vực này hay không. Ngoại trưởng Aurescu cho biết thêm bắt đầu từ tài khóa tiếp theo, Romania sẽ tăng chi tiêu quốc phòng từ mức 2% lên mức 2,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Cũng trong ngày 4/3, một quan chức quân sự cấp cao Belarus cho biết theo lệnh của Tổng thống Alexander Lukashenko, quân đội Belarus đã tăng cường hoạt động phòng không ở khu vực biên giới của nước này. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh phương Tây tăng cường cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine – nước láng giềng của Belarus. Tổng thống Lukashenko trước đó luôn khẳng định quân đội Belarus đang và sẽ không tham gia chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
NATO cảnh báo chiến sự tại Ukraine có thể nghiêm trọng hơn
Tổng thư ký NATO cảnh báo tình hình chiến sự tại Ukraine trong những ngày tới có thể nghiêm trọng hơn, nhưng bác bỏ việc lập vùng cấm bay tại nước này.
Đống đổ nát mà Ukraine cho là phần còn lại của một máy bay chiến đấu Nga ở vùng Donetsk, Ukraine (Ảnh: Reuters).
"Với các thành phố đang bị bao vây, các trường học, bệnh viện và khu chung cư bị nã pháo. Những hành động liều lĩnh xảy ra xung quanh nhà máy điện hạt nhân vào đêm qua và nhiều dân thường đã thiệt mạng hoặc bị thương. Những ngày sắp tới có thể sẽ còn tồi tệ hơn, với nhiều thương vong hơn, nhiều đau đớn hơn và nhiều tàn phá hơn", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo hôm nay 4/3.
Phát biểu sau phiên họp với các ngoại trưởng NATO, ông Stoltenberg gọi chiến dịch của Nga tại Ukraine là "hành động gây hấn quân sự nghiêm trọng nhất tại châu Âu trong nhiều thập niên".
Tuy nhiên, ông Stoltenberg khẳng định NATO không muốn xung đột với Nga. Ông nói rằng NATO là một liên minh "phòng thủ" với "nhiệm vụ cốt lõi là giữ cho 30 quốc gia thành viên được an toàn".
"Chúng tôi không phải là một phần của cuộc xung đột này, nhưng chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo nó không leo thang và lan rộng ra ngoài lãnh thổ Ukraine. Kịch bản đó sẽ còn tàn khốc hơn và nguy hiểm hơn, gây ra nhiều đau khổ hơn", ông Stoltenberg cho biết.
Tổng thư ký NATO khẳng định liên minh này sẽ không lập vùng cấm bay đối với Ukraine, vì điều đó có thể khiến xung đột lan rộng ra các nước châu Âu khác.
"Chúng tôi hiểu rõ sự thất vọng, nhưng chúng tôi cũng tin rằng nếu chúng tôi làm điều đó (thiết lập vùng cấm bay), nó có thể dẫn đến một cuộc chiến toàn diện ở châu Âu, với sự tham gia của nhiều quốc gia hơn", ông Stoltenberg nói, đồng thời cho biết các đồng minh nhất trí không để máy bay NATO hoạt động trong không phận Ukraine hoặc triển khai quân đội NATO trên lãnh thổ Ukraine.
Khi được hỏi về vụ tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia tại Ukraine hôm 3/3, Tổng thư ký NATO cho biết: "Những hành động liều lĩnh xung quanh nhà máy điện hạt nhân đêm qua càng cho thấy sự nguy hiểm của cuộc chiến này". Ukraine cáo buộc Nga tấn công vào nhà máy hạt nhân lớn nhất nước này.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 2 cho biết "đã đến lúc phải cân nhắc đóng cửa hoàn toàn bầu trời Ukraine với các máy bay, trực thăng và tên lửa của Nga". Tổng thống Zelensky cho biết Nga đã thực hiện hàng loạt vụ tấn công bằng tên lửa vào Ukraine trong những ngày qua.
Tổng thống Ukraine kêu gọi NATO thiết lập vùng cấm bay. "Chúng tôi muốn có một vùng cấm bay vì người dân của chúng tôi đang thiệt mạng. Những tên lửa này, những tên lửa Iskander và máy bay ném bom, đang bay đến từ Belarus, từ Nga", ông Zelensky nói.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby tuần này cho biết Mỹ không tính đến phương án lập vùng cấm bay. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng, áp đặt vùng cấm bay đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ phải điều binh sĩ tới Ukraine để chiến đấu với lực lượng của Nga, động thái có thể châm ngòi cho một cuộc chiến giữa Nga và Mỹ.
Tổng thống Putin tuyên bố Nga không có "ý đồ xấu" với láng giềng Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi cộng đồng quốc tế bình thường hóa quan hệ với Nga sau khi phương Tây áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lên Moscow. Tổng thống Vladimir Putin dự một sự kiện trực tuyến tại Nga hôm 4/3 (Ảnh: Reuters). "Chúng tôi không có ý đồ xấu, các nước không cần leo thang căng thẳng, áp...