NATO ngọt ngào, con tim Nga sắp vui trở lại
Sau một thời gian gián đoạn quan hệ vì sự kiện Crimea, Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sắp hợp tác trở lại.
Ông Andre Keline, Giám đốc Vụ Hợp tác châu Âu thuộc Bộ Ngoại giao Nga hôm 7/4 cho biết Moscow không loại trừ khả năng Hội đồng Nga -NATO sẽ nhóm họp trong tương lai gần. Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh những tiến triển trong đối thoại với NATO thời gian qua.
Ông Andre Keline nói: “Hiện chúng tôi đang làm việc để lên kế hoạch về thời gian, địa điểm và chương trình nghị sự của cuộc họp”. Theo ông Andre Keline, những cuộc gặp gỡ của Hội đồng Nga – NATO là “rất quan trọng nhằm tái lập đối thoại giữa hai nhân tố chính về an ninh tại châu Âu”.
Tuy nhiên, ông Keline từ chối cho biết thời gian cụ thể của cuộc đàm phán giữa đại diện Nga và NATO.
NATO muốn phục hồi quan hệ hợp tác với Nga. Ảnh: AP
Hồi tháng 12 năm ngoái, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố Liên minh đang nghiên cứu các phương thức sử dụng Hội đồng Nga – NATO để phục hồi quan hệ hợp tác với Moscow.
Tiếp đó đến tháng 2/2016, tại Hội nghị an ninh Munich (Đức), ông Stoltenberg tiếp tục khẳng định Nga là láng giềng lớn nhất của liên minh quân sự này và là một cường quốc thế giới. NATO không tìm kiếm sự đối đầu với Mocow và không muốn Chiến tranh Lạnh giữa hai bên.
Tổng Thư ký NATO cho rằng quan hệ với Nga cần được xây dựng trên cơ sở “phòng thủ và đối thoại”.
Theo ông, NATO sẽ nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác hơn và xây dựng hơn với Nga, đồng thời thiết lập đối thoại xây dựng nhằm bảo đảm sự ổn định lâu dài ở châu Âu, tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu nguy cơ của các vụ tai nạn đụng độ giữa lực lượng hai bên.
Với những tuyên bố trên, rõ ràng NATO vẫn rất cần Nga, bản thân NATO cũng phải kiêng dè sức mạnh của Nga. Xét về sức mạnh quân sự, thậm chí từng có thừa nhận rằng NATO đang “hít khói” Nga.
Còn nhớ, hồi đầu năm nay, vị tướng Đức trong NATO Hans-Lothar Domreze thừa nhận NATO e ngại rằng cán cân lực lượng trên thế giới sẽ bị phá vỡ, nghiêng về lợi thế của Nga. Ông Domreze nói rằng NATO đã bị xuống cấp trầm trọng trong những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh hiện đại hóa của lực lượng vũ trang Nga.
Video đang HOT
Ông đánh giá, trong khi lực lượng vũ trang Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin cực kỳ hiện đại, linh hoạt và thiện chiến thì NATO giảm cơ số mạnh trong 25 năm trở lại đây, lực lượng vũ trang của khối này trong khoảng thời gian đó đã giảm 25%.
Trong khi đó, trong một bài bình luận đăng trên Financial Times hôm 6/4, ông Eugene Rumer, giám đốc Chương trình Nga và Âu-Á của Quỹ Carnegie đồng thời là cựu nhân viên Ủy ban Tình báo Quốc gia Mỹ nhận định rằng, Tổng thống Nga Putin đã làm thay đổi trật tự thế giới.
Quan chức này cho rằng, với sự kiện ở Syria, Tổng thống Vladimir Putin đã thể hiện “tính không nhận nhượng, ý chí quyết tâm, tài phán đoán và tính nhanh nhạy.” Sự tham gia của không quân Nga trong các hoạt động quân sự ở Syria đã làm thay đổi tiến trình cuộc xung đột, mở đường cho thỏa thuận ngừng bắn cùng các cuộc đàm phán nghiêm túc đầu tiên giữa các bên tham chiến.
“Sự kiện Syria cho thấy Nga có tiềm lực quân sự, và khi có cơ hội sẽ sẵn sàng sử dụng”, ông Rumer nói.
Rumer nhận định, sau Syria, Nga có thể sẽ thách thức NATO ở khu vực Baltic, nhưng không phải bằng quân sự mà bằng những vũ khí hoàn toàn khác mà không hề tốn kém.
Cùng chung nhận định với ông Rumer, tướng Philip Breedlove, chỉ huy quân đội Mỹ tại NATO, cho rằng Nga đang thay đổi trật tự thế giới. Thực tế, mọi chiến lược quân sự của Mỹ đều theo hướng xác định Nga là mối đe dọa lớn nhất với Mỹ. Lầu Năm Góc mới đây đã phải tăng quân, triển khai thêm một lữ đoàn thiết giáp tới Đông Âu để đề phòng Nga và tuyên bố sẽ rót 3,4 tỷ USD cho cái gọi là “Sáng kiến trấn an châu Âu”.
Như vậy, trước một nước Nga hùng mạnh dưới thời Tổng thống Putin, NATO đã quyết định hợp tác thay vì đối đầu.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc nhắc Nga phải nhớ tình thân?
Trung Quốc nhắc Nga phải nhớ tình thân trong bối cảnh Moskva đang làm hòa với Mỹ cũng như châu Âu
Trung Quốc hối thúc Nga tiếp tục hợp tác
Ngày 25/3, phát biểu trong cuộc gặp Chánh Văn phòng Tổng thống Nga Sergei Ivanov, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng Bắc Kinh và Moskva cần tăng cường liên lạc và phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế để thúc đẩy việc giải quyết về mặt chính trị đối với các vấn đề điểm nóng lớn hiện nay.
"Hợp tác chiến lược Trung Quốc và Nga đóng vai trò chiến lược trong quá trình gìn giữ hòa bình và ổn định ở khu vực và thế giới nói chung", Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định.
Trung Quốc hối thúc Nga đẩy mạnh hợp tác.
Ông Tập cũng cho rằng Trung Quốc và Nga là những đối tác quan trọng của nhau và việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện là sự lựa chọn chung của hai nước.
Ngoài ra, Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng khẳng định hai bên cần duy trì các cuộc trao đổi cấp cao thường xuyên và thúc đẩy hợp tác thực chất trong những lĩnh vực lớn bằng cách hiệp trợ những chiến lược phát triển của mỗi nước.
Từ những lời phát biểu trên có thể thấy rằng Bắc Kinh đang muốn củng cố và thắt chặt thêm mối quan hệ hợp tác thân tình với điện Kremlin.
Trung Quốc nhắc Nga phải nhớ tình thân?
Tuyên bố của ông Tập Cận Bình được đưa ra trong bối cảnh có nhiều tin đồn đoán về sự rạn nứt trong mối quan hệ hợp tác giữa Bắc Kinh và Moskva. Giới phân tích cho rằng, dường như nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn nhắc Nga nhớ tình thân khi Moskva đang có những động thái làm hòa với Mỹ và châu Âu.
Thực tế từ khi chính quyền Tổng thống Putin quyết định sát nhập Crimea vào lãnh thổ nước này từ tháng 3/2014 và hứng chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây thì mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đã được nâng lên tầm đối tác chiến lược.
Hồi tháng 9 năm ngoái, trước chuyến thăm tới Bắc Kinh nhân dịp nước này kỷ niệm 70 năm kết thúc thế chiến thứ hai, Thủ tướng Medvedev từng khẳng định: "Lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga khuyến khích các doanh nghiệp trong nước của chúng tôi phát triển mối quan hệ kinh doanh ổn định với Trung Quốc. Mối quan hệ Nga-Trung đến nay có lẽ đã đạt đến đỉnh điểm trong toàn bộ lịch sử và sẽ còn tiếp tục phát triển".
Sau cuộc gặp gỡ mang nhiều thông điệp này, Moskva và Bắc Kinh đã ký 30 văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính cũng như đẩy mạnh các dự án khí đốt và dầu mỏ ở miền Đông Siberia.
TQ nhắc Nga phải nhớ tình thân?
Thậm chí, trong chính sách đối ngoại của Nga trong năm 2016, Tổng thống Putin hướng đến đối tác ưu tiên chiến lược đầu tiên là Trung Quốc như một lời khẳng định sự tin tưởng, hợp tác chặt chẽ với nhau.
Tuy nhiên thời gian gần đây, tình hình thế giới đang có nhiều biến đổi, đặc biệt là mối quan hệ giữa Nga với Mỹ cũng như các nước châu Âu.
Thực tế sau thời gian dài tiến hành các biện pháp nhằm cấm vận, trừng phạt Nga, bản thân các nước phương Tây cũng ngấm đòn thiệt hại nặng nề. Vì thế, nhiều nước đã có sự thay đổi trong đối sách của mình với điện Kremlin.
Ngày 14/3, tại cuộc họp tại thủ đô Brussels của Bỉ, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho rằng EU "cần có cách giải quyết rõ ràng đối với mối quan hệ với Nga trong tương lai," đồng thời khẳng định liên minh này cần duy trì mối quan hệ với Moskva trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc và giá trị châu Âu.
Bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của EU và Ngoại trưởng Litva Linas Linkevicius cũng nhận định đã đến lúc cần có "cái nhìn khác" và "đúng đắn" đối với mối quan hệ EU-Nga.
Đặc biệt, Mỹ cũng không còn những tuyên bố cứng rắn với điện Kremlin như trước nữa.
Phát biểu sau chuyến thăm tới Moskva hôm ngày 23/3, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho hay, Tổng thống Barack Obama sẵn sàng dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga trong trường hợp tất cả các điều khoản thuộc Thỏa thuận Minsk nhằm giải quyết tình hình khủng hoảng Ukraine được thực thi.
"Tôi truyền đạt lại cam kết của Tổng thống Obama rằng các biện pháp trừng phạt sẽ được dỡ bỏ nếu tất cả các điều khoản của Thỏa thuận Minsk đều được đáp ứng, bao gồm cả việc tất cả các bên liên quan rút toàn bộ lực lượng, trang thiết bị vũ khí và trả lại chủ quyền khu vực biên giới cho Ukraine" - ông Kerry nói.
Trong khi đó, thời gian gần đây cũng xuất hiện nhiều tin đồn về mối quan hệ rạn nứt Nga-Trung khiến Hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc đầu tháng 2 vừa qua phải đăng bài viết về triển vọng hợp tác giữa hai nước.
Trước những biến động mới trên chính trường thế giới, tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình là hoàn toàn có thể hiểu được, vừa nhắc Nga, vừa tìm thêm cơ hội cho mình trong quan hệ với Moskva.
Trung Dũng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc: Cậu bé mù nhìn thấy trở lại nhờ mắt lợn Môt câu be 14 tuôi ơ Trung Quôc co thê thây anh sang trơ lai sau khi đươc ghep mang sưng tư măt lơn. Mang sưng ơ măt lơn co thê đươc ghep cho ngươi. Theo trang tin Southern Metropolis Daily, môt nhom cac bac si tai trương đai hoc Sun Yat-sen ơ thanh phô Quang Châu đa thưc hiên ca ghep mang...