NATO mạnh hơn nhờ ông Putin?
Theo giới phân tích, chính Putin đã kích động lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới án ngữ ngay trước cửa nước Nga!
Theo nhà phân tích Simon Tisdall của The Guardian, NATO – liên minh quân sự từ thời Chiến tranh Lạnh gồm 30 thành viên hiện đang tận hưởng thời kỳ phục hưng – gần như hoàn toàn nhờ vào tổng thống Nga .
Lực lượng NATO tập trận bắn đạn thật ở Latvia tháng 11 năm 2022. Ảnh: Reuters
Trước khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, rất ít lực lượng chiến đấu của NATO đóng quân tại các quốc gia Đông Âu – những nước gia nhập khối này sau khi Liên Xô tan rã. Chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga triển khai tại Ukraine năm ngoái đã biến liên minh quân sự phát triển lực lượng ở khu vực này mạnh như thác lũ. Chính Putin đã kích động lực lượng quân sự lớn nhất, được trang bị tốt nhất thế giới án ngữ ngay trước cửa nước Nga!
Từng bị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron coi là “chết não” và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chế giễu, NATO đã được thổi “luồng sinh khí mới” nhờ chiến sự tại Ukraine.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã tăng cường ý thức hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, củng cố cam kết của Mỹ với châu Âu, tăng ngân sách quốc phòng và thúc đẩy hai quốc gia vốn trung lập là Thụy Điển và Phần Lan đăng ký tham gia.
Video đang HOT
Đây đều là những diễn biến nằm ngoài kế hoạch. Các quốc gia NATO chắc chắn sẽ có màn tự chúc mừng tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm vào tháng 7 về việc đưa ra một mặt trận thống nhất.
Vấn đề là, cuộc chiến tại Ukraine cũng gây ra thất bại tồi tệ nhất trong lịch sử của NATO: thất bại trong việc răn đe – kim chỉ nam của NATO. Ngay cả khi cuộc chiến kết thúc, cuộc đối đầu Đông-Tây về quân sự, ý thức hệ, chính trị và kinh tế mới này dường như sẽ kéo dài vô hạn và ngày càng tăng, theo nhà bình luận Simon Tisdall.
Với những động thái vừa qua, ông Putin đã nhiều lần khẳng định rằng phương Tây mới là kẻ thù thực sự của Moscow. Ngược lại, các nhà lãnh đạo NATO rất kiên quyết: họ không chống lại Nga, họ đang giúp Ukraine tự vệ.
Trong bối cảnh phương Tây tăng cường hỗ trợ an ninh, quốc phòng và viện trợ kinh tế cho Ukraine và khiến Nga tổn thất hơn thì sự khác biệt ngày càng lớn. Mức độ hỗ trợ quân sự của NATO hiện vượt xa những gì đã được dự tính một năm trước đây.
Cuộc tranh luận về việc NATO sẽ còn hỗ trợ Ukraine nhiều đến mức nào phản ánh một vấn đề quan trọng khác: việc NATO thiếu các mục tiêu chiến tranh được xác định rõ ràng.
Ông Biden đã đưa ra câu trả lời của mình tại Warsaw vào tháng trước, cho rằng Ukraine là nền tảng trong cuộc đấu tranh toàn cầu giữa dân chủ và chủ nghĩa độc tài. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Pháp và Đức đang kiên định với quan điểm về lâu dài, phải đạt được thỏa thuận với Moscow. Trong khi Anh, Ba Lan và các nước cộng hòa vùng Baltic có quan điểm cứng rắn hơn.
Ông Simon Tisdall cũng lưu ý, sự thống nhất của NATO cũng bị đe dọa bởi các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary cánh hữu, thân Putin, vốn đang cản trở tư cách thành viên của Thụy Điển và Phần Lan. Quốc hội Phần Lan đã có cuộc bỏ phiếu áp đảo vào tuần trước để thúc đẩy tiến trình tham gia liên minh quân sự.
Tình hình Ukraine: Bảo vệ việc viện trợ quân sự cho Ukraine, Đức lại nhắc Trung Quốc 'đừng cấp vũ khí cho Nga'
Ngày 2/3, Tại Quốc hội Đức, Thủ tướng nước này Olaf Scholz đã đề cập xung đột Nga-Ukraine, trong đó khẳng định, không thể và sẽ không có một thỏa thuận "hòa bình theo mệnh lệnh".
Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi Trung Quốc không gửi bất kỳ vũ khí nào cho Nga. (Nguồn: EPA-EFE)
Nhấn mạnh, việc yêu cầu dừng giao vũ khí cho Kiev không tạo ra hòa bình, nhà lãnh đạo Đức cho hay, nước này đang hợp tác với Ukraine để đạt được "hòa bình công bằng".
Theo ông Scholz, Berlin cùng các đồng minh "vẫn kiên quyết đứng về phía Ukraine và sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev trong tương lai", lưu ý về việc quân đội Đức đang hỗ trợ quốc gia Đông Âu rất tốt.
Cũng tại cuộc họp của Quốc hội, người đứng đầu chính phủ Đức gửi thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc rằng: "Hãy sử dụng ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Moscow để hối thúc quân đội Nga rút khỏi Ukraine".
Ông cũng kêu gọi Trung Quốc "không cung cấp bất kỳ vũ khí nào cho Nga", đồng thời hoan nghênh việc "Bắc Kinh lặp đi lặp lại thông điệp rõ ràng chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân và phản đối rõ ràng việc sử dụng vũ khí sinh học và hóa học".
Về kế hoạch hòa bình 12 điểm do Trung Quốc đề xuất, Thủ tướng Đức nói: "Người ta có quyền mong đợi Trung Quốc thảo luận về ý tưởng của mình với các bên liên quan chính - với người Ukraine và với Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky".
Liên quan các ý kiến chỉ trích việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine, Thủ tướng Scholz bảo vệ quyết định của chính phủ và nhấn mạnh, chính phủ Đức hợp tác chặt chẽ với các đồng minh trong vấn đề này.
Theo ông, mỗi quyết định giao vũ khí đều được cân nhắc rất cẩn trọng để đảm bảo rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ không trở thành một bên tham chiến.
Trước đó, ngày 28/2, trong phiên điều trần tại Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề chính trị Colin Kohl đã xác nhận thông tin về việc Nga thường xuyên thu giữ nhiều vũ khí của Mỹ ở Ukraine.
Ngoài ra, ông cũng thừa nhận, vũ khí của Mỹ có thể được phía Ukraine tuồn ra chợ đen, song Washington không có bằng chứng về những hoạt động mang tính hệ thống như vậy.
Tình hình Ukraine: Kiev tuyên bố sắp phản công; Nga nói phương Tây chẳng thiện chí Ngày 22/2, Chỉ huy Lực lượng thống nhất của Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU), Trung tướng Sergei Naev, tiết lộ Kiev đang chuẩn bị triển khai chiến dịch phản công quân đội Nga. Xung đột Nga-Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 2, Kiev thông báo đang chuẩn bị kế hoạch phản công Nga. (Nguồn: AFP) Phát biểu với hãng tin...