NATO: Luẩn quẩn
Hội nghị mới rồi ở Thổ Nhĩ Kỳ của ngoại trưởng các nước thành viên NATO lại một lần nữa cho thấy liên minh quân sự này đang lúng túng và bị động trong ứng phó với những biến động về chính trị an ninh ở nhiều khu vực trên thế giới.
Lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine – Ảnh: Reuters
Ngoài thông điệp ẩn chứa đằng sau việc chọn Thổ Nhĩ Kỳ làm địa điểm hội họp là coi trọng Ankara và quan tâm hơn đến các thành viên ở Nam Âu, NATO gần như chỉ nhắc lại những quan điểm lâu nay chứ chưa thấy có ý tưởng chính sách hay kiến giải gì mới. Người ngoài vẫn chỉ nghe thấy NATO nặng lời phê phán Nga về cuộc khủng hoảng Ukraine, và lời cảnh báo Moscow chớ có triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea.
Video đang HOT
Những thành viên ở khu vực Baltic và Đông Âu vẫn đề đạt mong muốn NATO có căn cứ quân sự và bố trí binh lính trên lãnh thổ của họ để răn đe Nga. Khối này vẫn loay hoay tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi rằng trách nhiệm phòng thủ tập thể có áp dụng đối với loại hình chiến tranh phi truyền thống hay không? NATO quyết định trụ lại lâu hơn ở Afghanistan nhưng lại không có được quyết sách gì mới về phương diện đối phó với những lực lượng và tổ chức Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Xem ra NATO vẫn như đang ở trong cuộc khủng hoảng về mục đích tồn tại và hành động. Mỹ và EU hiện không thiếu thách thức trực diện về chính trị an ninh, quân sự và quốc phòng. Thế nhưng NATO không chỉ hụt hơi đối với diễn biến tình hình ở châu Âu, châu Phi và vùng Vịnh mà còn có chiều hướng bất lực trước những thách thức ấy và cứ luẩn quẩn mãi trong những chuyện đã trở thành cũ.
La Phù
Theo Thanhnien
Hai nơi cùng một chuyện
Ở cả châu Âu lẫn khu vực Đông Nam Á hiện đều đang sôi động vấn đề người tị nạn.
Người Rohingya (nhóm người thiểu số theo đạo Hồi ở Myanmar) tị nạn xếp hàng lấy thức ăn tại một trại tạm cư ở làng Kuala Cangkoi, tỉnh Aceh, Indonesia - Ảnh: Reuters
Ở châu Âu, chuyện này động chạm tới không chỉ vài nước thành viên EU mà còn tới cả EU. Ở Đông Nam Á, vấn đề người di cư đang trở thành thách thức lớn đối với Myanmar, Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Hai nơi này cách xa nhau về địa lý nhưng hiện đều phải trực diện với chuyện như nhau.
Tất cả những đối tác liên quan ở cả hai nơi đều lúng túng và bối rối trong ứng phó, bế tắc và luẩn quẩn trong ý tưởng giải pháp. Dòng người di cư ngày càng đông, cả tị nạn chính trị lẫn tị nạn kinh tế, nhưng sự sẵn sàng chấp nhận người tị nạn càng ngày càng giảm. Không đối tác nào có đủ khả năng giải quyết vấn đề này một mình và chưa có dấu hiệu nào cho thấy người tị nạn từ bỏ ý định rời bỏ quê nhà ra đi bằng mọi giá.
EU và mấy nước liên quan trực tiếp ở Đông Nam Á thực thi đối sách giống nhau về bản chất và chỉ khác biệt ở mức độ. Ai cũng hô hào giải quyết vấn đề ở cả nơi gốc lẫn phần ngọn, nhưng trên thực tế vẫn gần như chưa làm gì cả. Biện pháp duy nhất được tiến hành là đẩy những con tàu thuyền chở người di cư ra khỏi phạm vi lãnh hải của mình.
Cả khía cạnh nhân đạo lẫn chính trị của vấn đề giờ đã vượt quá khả năng giải quyết của các đối tác liên quan, trong khi họ chưa thật sự hợp tác đầy đủ, tin cậy và hiệu quả với nhau. Ở cả hai nơi đều bế tắc giải pháp tình thế lẫn lâu dài và nguy cơ bùng phát cuộc khủng hoảng chính trị an ninh chung cho cả khu vực đang ngày càng tăng.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Nga phẫn nộ vì hình nộm Tổng thống Putin bị đóng đinh ở Latvia Theo trang web của kênh truyền hình Nga RT, một hình nộm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được dựng lên tại một trung tâm nghệ thuật của thủ đô Riga ở Latvia, mà điều đáng nói là ban tổ chức đã cho phép khách tham quan có thể đóng đinh lên hình nộm. Tòa nhà từng là trụ sở KGB ở...