NATO lo ngại Nga “ra đòn chớp nhoáng” với Ukraine
NATO đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước sự hiện diện của quân Nga ở điểm nóng biên giới giáp Ukraine và cho rằng lực lượng Nga có thể “ra đòn chớp nhoáng” với Ukraine một khi Kremlin ra lệnh.
Tướng Philip Breedlove cho rằng Nga có thể đạt được mục đích ở Ukraine trong 3-5 ngày.
Tư lệnh cấp cao của NATO, tướng Philip Breedlove, cho biết với tờ Wall Street Journal và New York Times, quân Nga có thể ra đòn chớp nhoáng trong vòng 12 giờ sau khi nhận được lệnh và chiếm phần lớn lãnh thổ Ukraine chỉ trong vòng 3-5 ngày.
“Quan trọng là lực lượng Nga đã sẵn sàng”, ông cho hay với tờ Wall Street Journal. “Chúng tôi tin rằng họ có thể di chuyển trong vòng 12 giờ…Chúng tôi tin rằng họ có thể đạt được mục tiêu của mình trong vòng 3-5 ngày”.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng nhất trí với đánh giá trên của ông Breedlove và cảnh báo “một lượng rất lớn binh sỹ Nga đã được huy động giáp biên giới Ukraine”.
NATO cũng ước tính Nga đã triển khai khoảng 40.000 quân ở biên giới giáp miền đông Ukraine sau khi Nga cho Crimea sáp nhập vào nước này hồi tháng trước.
Video đang HOT
Trong cuộc khủng hoảng Đông-Tây tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, cả Washington và Kiev luôn bày tỏ lo ngại Nga có ý định chiếm các vùng đông nam Ukraine, nơi có rất đông người dân tộc Nga sinh sống.
Trong khi đó, Nga muốn thấy Ukraine thành quốc gia liên bang, cho phép các vùng miền đông trong quốc gia rộng lớn 4,6 triệu dân này dùng tiếng Nga là ngôn ngữ nhà nước thứ hai và hủy một số quyết định đưa ra ở Kiev. Kremlin cũng khẳng định những thay đổi này là cần thiết vì cộng đồng người dân tộc Nga đã bị lực lượng dân tộc chủ nghĩa tấn công. Nhưng Washington và châu Âu lại lo sợ Nga dùng ý tưởng “liên bang” để “chia năm xẻ bảy” Ukraine. Thay vào đó, giới chức Mỹ đã kêu gọi các nhà lãnh đạo mới của Ukraine đưa ra các cải cách cụ thể, tập trung hơn nữa, để Nga không có lý do đưa quân vào đông nam Ukraine.
Tuy nhiên, phía Nga luôn khẳng định không có ý định đưa quân vào Ukraine và các hoạt động của quân đội nước này ở biên giới giáp miền đông Ukraine hoàn toàn phù hợp với các thỏa thuận quốc tế.
Theo Dantri
Mỹ sẽ dùng máy bay tàng hình tấn công Syria
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ thị cho Lầu Năm Góc lập ra một danh sách mở rộng các mục tiêu tại Syria, với khả năng các oanh tạc cơ sẽ tham chiến.
Oanh tạc cơ tàng hình B-2 của Mỹ có khả năng sẽ tham chiến tại Syria
Theo tờ New York Times vào hôm nay, 6/9, ông Obama đã đưa ra chỉ thị trên sau khi nhận được các thông tin tình báo gợi ý chính phủ Syria đang di chuyển các binh sĩ và khí tài sử dụng để phát tán vũ khí hóa học.
Các quan chức Mỹ cho hay ông Obama hiện quyết tâm chuyển trọng tâm vào mục tiêu làm tiêu hao khả năng sử dụng vũ khí hóa học của Tổng thống Bashar al-Assad trong kế hoạch "răn đe và làm tiêu hao" trước đó.
Do đó, danh sách các mục tiêu sẽ được mở rộng so với khoảng 50 mục tiêu trong kế hoạch mà Mỹ cùng Pháp vạch ra trước khi ông Obama quyết định trì hoãn tấn công để chờ sự phê chuẩn của quốc hội.
Theo tờ New York Times, chính quyền Mỹ đã lần đầu tiên nhắc đến việc sử dụng máy bay Mỹ và Pháp để tấn công các mục tiêu cụ thể, ngoài tên lửa hành trình Tomahawk.
Các cuộc tấn công sẽ không nhắm vào những kho chứa vũ khí hóa học song sẽ nhắm vào những đơn vị quân sự chịu trách nhiệm lưu trữ, chuẩn bị và tiến hành tấn công, các cơ quan đầu não cũng như các tên lửa và pháo sử dụng để phát tán vũ khí hóa học, theo các quan chức hôm 5/9.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey cho biết các mục tiêu khác sẽ bao gồm những năng lực mà Syria dùng để bảo vệ vũ khí hóa học như phòng không, tên lửa tầm xa và rốc két.
Chỉ thị được đưa ra giữa lúc một số nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích kế hoạch tấn công của ông Obama không đủ uy lực để thay đổi cán cân quân sự tại Syria.
Phần chủ lực trong cuộc tấn công của Mỹ dự kiến vẫn sẽ được tiến hành bởi các tên lửa hành trình bắn từ một số hoặc toàn bộ bốn tàu khu trục lớp Arleigh Burke hiện có mặt tại phía đông Địa Trung Hải. Mỗi tàu chiến được trang bị vài chục tên lửa Tomahawk có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 1.600 km.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định quân sự hiện chuẩn bị các lựa chọn bao gồm cả việc triển khai oanh tạc cơ của không quân, theo tờ Wall Street Journal.
Các oanh tạc cơ có khả năng mang theo nhiều vũ khí có sức công phá, có thể cho phép Mỹ tiến hành thêm nhiều cuộc tấn công nếu đợt tấn công ban đầu không tiêu diệt được các mục tiêu.
Các lựa chọn mà Lầu Năm Góc hiện có thể sử dụng bao gồm oanh tạc cơ B-52 trang bị tên lửa hành trình, oanh tạc cơ B-1 đóng ở Qatar có thể trang bị tên lửa không đối đất tầm xa và oanh tạc cơ tàng hình B-2 đóng ở bang Missouri có thể trang bị bom dẫn đường bằng vệ tinh.
Trong những ngày qua, hải quân Mỹ đã điều động tàu sân bay Nimitz đến biển Đỏ. Tuy nhiên, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết tàu Nimitz và các chiến đấu cơ F-18 Super Hornet trên tàu cũng như ba tàu khu trục nhiều khả năng sẽ không tham gia tấn công trừ khi Syria phát động tấn công trả đũa.
Theo Xahoi
Vì sao CIA, NSA bó tay trước Vladimir Putin? Đầu tháng ba, khi Nga có các động thái di chuyển gần Crimea, các cơ quan tình báo Mỹ nhận được sự im lặng đáng lo ngại tại điểm mà họ đặc biệt tập trung - không gian số quanh Tổng thống Vladimir Putin và tướng lĩnh quân đội. Thông tin đăng tải trên tờ Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall) cho...