NATO lo ngại Mỹ rút quân khỏi châu Âu
Các quan chức ngoại giao và quân đội NATO dường như lo ngại Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể quyết định rút lực lượng quân sự khỏi châu Âu và dừng tham gia tập trận chung với các nước trong khối nếu các nước này không tăng chi tiêu quốc phòng cho khối.
Quân nhân Mỹ trong một cuộc tập trận tại Ba Lan năm 2017 (Ảnh: AFP)
Theo Telegraph, các nguồn thạo tin liên quan tới việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến tổ chức vào ngày 12/7 cho rằng, nếu các lãnh đạo NATO không đáp ứng được yêu cầu của Washington về việc “san sẻ gánh nặng” chi phí quốc phòng cho khối, Tổng thống Trump có thể sẽ bàn bạc với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc “định hình lại bối cảnh an ninh” trên khắp châu Âu trong cuộc gặp cấp cao giữa 2 nhà lãnh đạo tại Phần Lan vào ngày 16/7.
Hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Putin dự kiến diễn ra ngày 16/7, bốn ngày sau hội nghị thượng đỉnh NATO. Telegraph cho biết, các quan chức ngoại giao và quân đội của NATO lo ngại rằng viễn cảnh trên hoàn toàn có thể xảy ra khi ông Trump có thể sẽ đưa ra quyết định đưa quân đội Mỹ ra khỏi Ukraine và các quốc gia châu Âu thuộc khối NATO.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Tobias Ellwood bày tỏ lo ngại về kịch bản này, đồng thời nhấn mạnh Anh cần có vai trò gây nên ảnh hưởng với hướng đi của Mỹ. Ngày 8/7, Đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch khẳng định mối quan hệ giữa quân đội 2 nước “mạnh hơn bao giờ hết” mặc dù có nhiều khác biệt về mặt chính trị.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nhận định rằng các đồng minh NATO của Mỹ đang lo ngại vì Tổng thống Trump là một chính trị gia khó đoán, nên ông có thể sẽ không đưa ra quyết định tốt nhất cho khối, mà chỉ dựa vào chiến lược “nước Mỹ là trên hết” của ông.
Theo Independent, Mỹ đang triển khai 60.000 quân trên khắp châu Âu, bao gồm 35.000 quân tại Đức, 12.000 ở Italy, 8.500 ở Anh, 3.300 ở Tây Ban Nha. Washington cùng các đồng minh cũng điều một lực lượng gồm 8.000 binh lính tới các nước NATO sát với biên giới Nga, bao gồm Ba Lan và các nước Baltic. Ngoài nhân lực, Mỹ có điều hàng loạt các khí tài quân sự tới các căn cứ trên lãnh thổ châu Âu.
Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự ở châu Âu cho tới sự kiện Crimea sáp nhập trở về Nga năm 2014. Kể từ đó, Washington đã mở chiến dịch hỗ trợ và đào tạo lực lượng vũ trang của các nước NATO gần lãnh thổ Nga. Tháng trước, Mỹ đã dẫn đầu cuộc tập trận NATO tại Ba Lan và các nước Baltic với 18.000 binh sĩ tham gia.
Video đang HOT
Ông Trump đã nhiều lần cảnh báo sẽ có biện pháp với các đồng minh nếu như họ không chi tiêu quốc phòng theo cam kết năm 2014, gợi ý rằng Mỹ có thể sẽ không bảo vệ những nước không cắt 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
NATO có thể thất thế nếu đối đầu với Nga
Những thách thức cơ bản về giao thông tại khu vực các nước Baltic, như hệ thống cầu đường chật hẹp, có thể khiến NATO thất thế trước Nga nếu quân đội 2 bên đối đầu trực diện, vì việc di chuyển lực lượng và khí tài quân sự của NATO đến chi viện cho khu vực này sẽ tốn rất nhiều thời gian.
Xe quân sự mang cờ Mỹ di chuyển tới Bosnia vào năm 1996 (Ảnh: AP)
Theo Washington Post, các tướng chỉ huy của Mỹ đang lo ngại nếu NATO phải đối đầu trực tiếp với Nga thì lực lượng Mỹ đến khu vực Baltic có thể bị mắc kẹt vì "ùn tắc giao thông".
Các xe quân sự Humvee có thể sẽ di chuyển với tốc độ rất chậm trên những con đường chật hẹp khi băng qua khu vực Đông Âu. Xe tăng của Mỹ có thể làm hư hỏng những cây cầu tuổi thọ cao, không thể chịu được sức nặng của phương tiện thiết giáp. Các binh sĩ có thể bị mắc kẹt tại những điểm kiểm tra giấy tờ ở các biên giới do thủ tục hành chính để di chuyển giữa các nước vẫn còn rất rườm rà.
Ngay cả trong kịch bản một số những rào cản có thể bị xóa bỏ nếu các bên tuyên bố chiến tranh, các giai đoạn chuẩn bị tiền chiến tranh có thể gây nên thách thức lớn cho NATO. Thực chất, các lực lượng của NATO dù hùng hậu nhưng không phải lúc nào cũng đồn trú tại những nước sát biên giới với Nga ở Baltic. Khi có vấn đề xảy ra, các đoàn quân chi viện mới bắt đầu tiến về các nước này.
Sự chậm trễ do những nguyên nhân kể trên có thể khiến NATO chậm hơn Nga một nhịp và thất thế trước lực lượng Moscow trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Một ví dụ điển hình là nếu Mỹ muốn đưa quân từ Đức tới Ba Lan, đội ngũ hậu cần của quân đội Mỹ cần điền vào 17 loại giấy tờ khác nhau để việc di chuyển không bị gián đoạn.
Trong một cuộc tập trận giả định kịch bản chiến tranh châu Âu bùng nổ với Nga, sự chậm trễ trong khâu hậu cần và di chuyển được cho là yếu tố khiến NATO mất đi ưu thế cần thiết.
"Chúng tôi phải di chuyển nhanh ngang bằng hoặc nhanh hơn Nga để có thể phòng ngự và ngăn chặn hiệu quả hơn", cựu tướng cấp cao Mỹ tại châu Âu Ben Hodges nhận định.
Từ khi về hưu hồi tháng 12 năm ngoái, ông Hodges đã không ngừng cảnh báo về rủi ro trên và thắc mắc của ông đã được đưa vào chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến tổ chức ở Bỉ vào tháng tới. Ông Hodges cho rằng Mỹ và NATO cần đưa đủ lực lượng và vũ khí tới khu vực gần Nga với thời gian đủ nhanh nhằm đảm bảo những kịch bản tồi tệ không xảy ra.
Trong một vài trường hợp, các nhà hoạch định quân sự tại Nga lại có hiểu biết rõ ràng về hệ thống cầu đường cũng như điểm yếu của các nước thành viên mới của NATO ở Đông Âu vì các nước này từng thuộc Liên Xô trước khi khối tan rã vào năm 1991. Và Nga có thể không gặp bất cứ thách thức nào khi di chuyển quân đội trong lãnh thổ của họ, trong khi Mỹ và NATO lại đang "đau đầu" vì vấn đề này.
Ví dụ, Đức chỉ cho phép xe tải chở xe tăng và các khí tài hạng nặng được chạy trên đường cao tốc vào buổi đêm những ngày trong tuần. Trong khi đó, Thụy Điển, dù không phải thành viên NATO, nhưng có hợp tác gần gũi với khối, yêu cầu phải được thông báo 3 tuần trước khi các thiết bị quân sự và quân đội đi vào lãnh thổ của họ. Thêm vào đó, quy tắc về vận tải xe lửa ở các nước Baltic có tiêu chuẩn khác nhau và khác hoàn toàn so với phương Tây, vì vậy có những trường hợp, các thiết bị phải được dỡ xuống, di chuyển bằng đường khác, sau đó được xếp lại khi các đoàn tàu tới gần biên giới Ba Lan với Lithuania. Điều này có thể khiến việc di chuyển kéo dài thêm nhiều ngày.
Xe tăng Abrams của Mỹ ở Baltic (Ảnh: Reuters)
Tướng Steven Shapiro, người chịu trách sắp xếp cho việc di chuyển của quân đội Mỹ ở châu Âu, cho biết nếu Mỹ đến khu vực giao tranh mất 45 ngày, điều đó có nghĩa là họ đã muộn và mất đi rất nhiều lợi thế. Ông Shapiro lấy ví dụ về vụ chuyển phương tiện từ Georgia về Đức hồi năm ngoái. Trong khi yêu cầu được đưa ra vào tháng 8, nhưng tới tận tháng 12 một số phương tiện vẫn đang trên đường di chuyển. Sau đó, khi những xe này tới, quân đội Mỹ phát hiện ra rằng điều kiện thời tiết châu Âu đã khiến các xe này cần được bảo trì để có thể sẵn sàng chiến đấu và quy trình này lại tốn thêm một khoảng thời gian khác. Nếu có xung đột xảy ra, các quân nhân Mỹ sẽ phải ngồi không để chờ đợi vì họ không có đủ phương tiện để triển khai tác chiến.
Để đối phó với tình hình này, các lãnh đạo NATO đã bắt đầu việc phân tích các yếu tố tác động tới sự chậm trễ không đáng có này. Họ bắt đầu làm việc với liên minh châu Âu EU từ năm ngoái để tài trợ cho các dự án xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng và giảm thiểu các thủ tục hành chính phức tạp.
Thêm vào đó, NATO dự tính sẽ bổ sung thêm 2 đơn vị có khả năng di chuyển nhanh tới gần biên giới NATO với Nga, cũng như tăng số lượng quân nhân NATO tới tiếp tế lên 30.000 trong 30 ngày. Hiện tại lực lượng phản ứng nhanh của khối có 5.000 quân có thể triển khai trong 10 ngày và các nhà hoạch định quân sự cho rằng con số này không đủ.
Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, việc triển khai đồng loạt các phương pháp có thể khiến tốc độ di chuyển của quân đội NATO nhanh hơn, tạo nên sức mạnh răn đe khiến đối thủ dè chừng khi đối đầu xảy ra.
Tuy nhiên, theo Washington Post, điểm yếu chính của NATO tại khu vực Baltic là một dải đất rộng 65 km nối giữa Lithuania và Ba Lan mang tên "Hành lang Suwalki" (Ba Lan). Khu vực này một phía giáp với vùng Kaliningrad của Nga, một phía giáp với đồng minh Belarus của Moscow. Đây có thể được coi là đường "tử huyệt" nối giữa khu vực các nước Baltic và phần còn lại của NATO.
Hành lang Suwalki nằm gọn trong khu vực đặt hệ thống phòng thủ trên không của Nga đặt tại Kaliningrad, vì vậy trong tình huống chiến tranh xảy ra, lãnh đạo các nước NATO sẽ có ít khả năng điều máy bay chiến đấu tới gần khu vực này. Điều đó có thể sẽ khiến các nước khu vực Baltic thất thế nhanh chóng khi các đội quân di chuyển dưới mặt đất sẽ đi lại mà không được hỗ trợ trên không.
Đức Hoàng
Theo Dantri
"Lỗ hổng" chết người khiến Mỹ và đồng minh có nguy cơ đại bại trước Nga Mỹ và các thành viên trong liên minh NATO có thể bị đánh bại trước cuộc tấn công từ Nga vì... vấn đề giao thông ở Châu Âu. "Lỗ hổng" chết người khiến Mỹ có nguy cơ đại bại trước Nga. Ảnh: DF. Tờ Washington Post dẫn lời các quan chức cho hay, sự quan liêu, cơ sở hạ tầng cũ kỹ và...