NATO lại tố Nga đóng quân ở Ukraine
“Lực lượng quân sự Nga đang tập luyện, trang bị, đóng vai trò cốt lõi… trợ giúp phe nổi dậy tại miền đông Ukraine”, Reuters dẫn lời ông Philip Breedlove, người đứng đầu quân đội Mỹ tại châu Âu.
Quân ly khai tại trạm kiểm soát miền đông Ukraine – Ảnh: Reuters
Việc Nga “quân sự hóa” bán đảo Crimea – được sáp nhập vào nước này hồi tháng 3 – đồng nghĩa với việc Moscow có thể ảnh hưởng lên toàn bộ khu vực Biển Đen, tướng không lực Philip Breedlove cho biết sau cuộc hội đàm với lãnh đạo Kiev hôm 26.11, theo Reuters.
Quân đội Nga đang giữ vai trò chủ chốt, đào tạo và trang bị cho phe ly khai những thiết bị quân sự tiên tiến từ Moscow đưa qua miền đông Ukraine, Breedlove cáo buộc.
Ngoài ra, Nga có thể sử dụng Crimea thiết lập tên lửa bảo vệ bờ biển và tên lửa đất đối không làm “ảnh hưởng đến quân sự tại khu vực Biển Đen”. Thậm chí, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân tại bán đảo Crimea như thông báo trước đó của Bộ quốc phòng Nga hồi tháng 3, Philip Breedlove nhận định.
Ông Breedlove đã gặp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và những người khác trong giới lãnh đạo thân phương Tây, thảo luận về việc Mỹ có thể hỗ trợ tiềm lực quốc phòng cho Kiev.
Quân ly khai chống Ukraine – Ảnh: Reuters
Đây không phải lần đầu NATO cáo buộc Nga đóng quân tại miền đông Ukraine. Hồi giữa tháng, khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khẳng định họ “thấy quân đội Nga tiến vào Ukraine”.
Video đang HOT
Bất chấp cáo buộc Nga đang tiếp tục đóng quân và viện trợ quân sự cho phe ly khai chống Kiev, NATO đã từ chối việc cung cấp vũ khí cho Kiev. Theo Reuters, họ lo bị lôi kéo vào cuộc xung đột với Nga, trong khi Ukraine không nằm trong nhóm liên minh do Mỹ đứng đầu.
Ngược lại, một tuyên bố hôm 25.11 cho biết Mỹ tiếp tục lắng nghe yêu cầu từ phía Ukraine và “không có chuyện gì không đáng bàn tại thời điểm này”. Trong khi đó, Nga vẫn phủ nhận việc nước này đang trợ giúp nhóm ly khai tại miền đông Ukraine.
Mộc Di – Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Máy bay lạ của ai theo dõi tàu chiến Trung Quốc?
Gây hấn với nhiều nước trên Biển Đông, tàu khu trục cỡ nhỏ Đông Quan của Hải quân Trung Quốc bị một máy bay lạ theo dõi.
Tờ báo chính thức của lực lượng vũ trang Trung Quốc PLA Daily vừa cho biết tàu Đông Quan, tàu khu trục nhỏ loại 053H1G (Type 053H1G) của Hải quân nước này đã bị một chiếc máy bay không xác định theo dõi và giám sát trên biển Đông hôm 19/6.
Theo Sun Qihu, thuyền trưởng tàu Đông Quan, ban đầu có một chiếc tàu không rõ nguồn gốc lảng vảng trong khu vực tuần tra của lực lượng Hải quân Trung Quốc.
Khi nhìn thấy tàu Đông Quan, nó quay đầu và nhanh chóng rời khỏi khu vực. Sau đó, tàu Đông Quan tiếp tục phát hiện một chiếc máy bay lạ trên màn hình radar.
PLA Daily cho biết những vụ việc tương tự không chỉ xảy ra trên biển Đông mà còn diễn ra tại những vùng biển khác đang có tranh chấp.
Tuy nhiên nhật báo PLA, không nêu rõ máy bay lạ này là loại máy bay gì và vẫn chưa rõ Đông Hoản đang tuần tra ở khu vực nào trên biển Đông.
Việc tàu chiến Trung Quốc bị theo dõi là điều có thể dễ hiểu vì nước này thường xuyên có những hành động ngang ngược và gây hấn trên Biển Đông. Có thể nghĩ, Mỹ và Nhật là 2 nước khả nghi nhất trong tình huống này.
Trước đó, tàu chiến Trung Quốc và Mỹ đã nhiều lần chạm mặt nhau trên Biển Đông. Ngày 5/5, nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết, soái hạm USS Blue Ridge đã giáp mặt 2 tàu chiến Trung Quốc là Hengshui, một tàu khu trục lớp 054A, và Lanzhou, một tàu khu trục lớp 052C.
Trong cuộc chạm trán, một trực thăng MH-60 Sea Hawk từ Phi đội trực thăng tác chiến trên biển số 12 đã được điều động cất cánh từ tàu USS Blue Ridge để chụp ảnh 2 chiến hạm Trung Quốc.
Được thiết kế là một trong 2 tàu chỉ huy lớp Blue Ridge của hải quân Mỹ, USS Blue Ridge đã bắt đầu phục vụ trong hải quân Mỹ từ năm 1970 và sứ mệnh chính của nó là cung cấp chỉ huy, điều khiển, truyền thông, máy vi tính và hỗ trợ tình báo cho hạm đội 7 đóng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Con tàu hiện đang được triển khai tại căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản.
Đây không phải lần đầu tiên chiến hạm Mỹ giáp mặt các tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông. Hồi tháng 12 năm ngoái, một tàu tuần dương hạm của Mỹ đã suýt va chạm với một tàu chiến của Trung Quốc ở vùng biển này.
Theo các quan chức hải quân và quốc phòng Mỹ, tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường USS Cowpens đã buộc phải chuyển hướng nhằm tránh va chạm với tàu Trung Quốc liều lĩnh vượt qua thẳng trước mặt tàu này và dừng lại.
Tàu của Trung Quốc là tàu lưỡng cư và theo một quan chức quân sự Mỹ, thì tàu này dừng ở vị trí cách tàu chiến của Mỹ chưa đầy 500m.
"Vụ chạm trán này xảy ra trong vùng biển quốc tế, trên Biển Đông vào ngày 5/12/2013", quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho biết.
Bên cạnh đó, Mỹ đã theo dõi nhất cử nhất động của tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc và mong muốn được mời đến tham quan tàu sân bay này.
Trang Strategy Page, một trang web quân sự của Mỹ, hôm 7/1 cho biết hải quân Mỹ đặc biệt quan tâm tới các cuộc thử nghiệm trên biển của Liêu Ninh vì đây là lần đầu tiên tàu sân bay này hoạt động trong khuôn khổ một nhóm tác chiến ở vùng biển xa.
"Có một số ngày thời tiết xấu và việc các tàu Trung Quốc hoạt động như thế nào dưới các điều kiện không thuận lợi như thế này là dấu hiệu cho thấy nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh có hoạt động hiệu quả trong chiến đấu hay không", Strategy Page viết.
Theo Strategy Page, để giám sát nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh trong các cuộc thử nghiệm trên biển, hải quân Mỹ đã sử dụng máy bay, các vệ tinh và tàu ngầm. Ngoài ra, Mỹ cũng sử dụng tàu chiến USS Cowpens, một tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga, để theo dõi tất cả các hoạt động của Trung Quốc trên biển.
Với những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông hiện nay và nhất là những hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc, khả năng Mỹ điều máy bay theo dõi tàu chiến Trung Quốc là không có gì là lạ.
Không chỉ có Mỹ, trước đó, Nhật Bản kiến nghị, cần quay video về hoạt động khiêu khích của Trung Quốc để trưng ra cho cộng đồng quốc tế xem, phản bác lập trường của Trung Quốc.
Báo chí Nhật Bản cho biết, ngày 29/5, trên biển Hoa Đông, tàu chiến hải quân Trung Quốc có thể sử dụng radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn máy bay tuần tra và tàu hộ vệ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tiếp tục cho thấy Trung Quốc là một mối đe dọa.
Chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc, cho rằng, Trung Quốc đã cho may bay chiên đâu "tiếp cận, áp sát bất thường" đối với máy bay của Nhật Bản, đồng thời bàn bạc khả năng quay video về sự "tiếp cận bất thường" này của máy bay chiến đấu Trung Quốc.
Việc thường xuyên xảy ra những tranh chấp trên biển Hoa Đông và Nhật cũng phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông không ngoại trừ khả năng máy bay Nhật đang theo dõi tàu chiến Trung Quốc.
Theo Đất Việt
NATO định đóng quân thường trực gần biên giới Nga NATO có thể duy trì quân bổ sung cố định ở Đông Âu như một biện pháp phòng thủ, RT dẫn lời chỉ huy lực lượng quân sự liên minh này cho biết. Hiện thời, NATO tổ chức luân phiên máy bay và tàu chiến ở Đông Âu, phái một lực lượng bộ binh nhỏ để tham gia diễn tập quân sự ở...