NATO không kích dinh thự quan chức cấp cao Libya
Phóng viên hãng tin AFP cho hay các đợt không kích của NATO ngày 19/8 đã phá hủy một trong những ngôi nhà của người đứng đầu lực lượng tình báo Libya Abdullah al-Senussi, đối tượng đang bị Toà án Hình sự Quốc tế (ICC) truy nã.
Hậu quả một đợt không kích của NATO. (Nguồn: Internet)
Theo tin trên, một vài toà nhà trong khi dinh thự của ông al-Senussi tại khu ngoại ô Ghargour của Tripoli đã bị phá huỷ trong các cuộc không kích vào rạng sáng.
Lính gác cho biết đã có một đầu bếp người Ấn Độ thiệt mạng, song chưa thể xác nhận ông al-Senussi có mặt ở nhà vào thời điểm diễn ra vụ tấn công hay không.
Video đang HOT
Cùng ngày, quân nổi dậy cho biết cựu Thủ tướng Abdel Salam Jalloud, một trợ thủ thân tín của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi và từng có thời được coi là nhân vật Số 2 trong chính quyền Libya, đã chạy tới một khu vực do nổi dậy kiểm soát. Phát ngôn viên lực lượng nổi dậy Mahmoud Shammam cho hay ông Jalloud đã bỏ chạy tới Zintan và trên đường tới Châu Âu.
Liên quan tới tình hình chiến sự, quân nổi dậy tuyên bố đã giành quyền kiểm soát thêm hai thị trấn chiến lược trên đường tiến về thủ đô Tripoli, trong đó có thị trấn dầu mỏ Zawiyah, qua đó có thể cắt đứt hoàn toàn các nguồn cung nhiên liệu cho thủ đô.
Ngoài ra, lực lượng nổi dậy cũng thông báo đã chiếm được Zliten, thị trận quan trọng cách Tripoli 150 km về phía Đông. Trước đó, quân nổi dậy cũng đã chiếm được Surman, Sabratha, Zwara và tuyến đường huyết mạch chạy từ Tripoli tới biên giới với Tunisia.
Trước tình hình hiện nay tại quốc gia Bắc Phi này, nữ phát ngôn viên Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Jemini Pandya ngày 19/8 cho biết hàng nghìn người nước ngoài đang mắc kẹt tại Tripoli sẽ được sơ tán qui mô lớn, có thể bằng đường biển.
Theo bà Pandya, hoạt động di tản hàng nghìn người Ai Cập và công dân các nước khác khỏi Tripoli sẽ bắt đầu trong vài ngày tới. Trước đó, hơn 600.000 người trong số ước tính 1,5-2,5 triệu người nước ngoài, chủ yếu là lao động nhập cư từ Châu Á và Châu Phi, đã rời khỏi Libya. Tuy nhiên, vẫn còn hàng nghìn người mắc kẹt tại Tripoli./.
Theo TTXVN
Tổng thống Sudan tới Chad bất chấp lệnh truy nã
Tin từ Sudan cho hay Tổng thống nước này Omar al-Bashir - người đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) truy nã về các cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng tại Darfur - lên đường đi Cộng hòa Chad dự lễ nhậm chức của Tổng thống Idriss Deby.
Tổng thống Sudan Omar al-Bashir. (Nguồn: Internet)
Đây là lần thứ hai ông Bashir sang thăm Chad trong vòng hai tháng qua, hành động thách thức các lệnh bắt của ICC.
Giới truyền thông Sudan cho hay Tổng thống Bashir sẽ dẫn đầu một phái đoàn cấp cao tới dự lễ nhậm chức của Tổng thống Deby.
Cộng hòa Chad là một thành viên của ICC, song cho tới nay vẫn từ chối bắt ông Bashir.
Tổng thống Sudan Omar al-Bashir ngày 20/4 đã nhận trách nhiệm về cuộc xung đột ở Darfur, song vẫn bác bỏ cáo buộc của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Trong bài trả lời phỏng vấn tờ "Người bảo vệ" của Anh, ông Bashir đã bác bỏ mọi cáo buộc của ICC, song thừa nhận "với tư cách là một nguyên thủ, tất nhiên tôi phải có trách nhiệm đối với bất cứ sự kiện nào diễn ra trên đất nước."
Tháng 7/2010, ICC đã cáo buộc ông Bashir "gây tội ác chiến tranh và phạm tội chống lại loài người ở Darfur," nơi xảy ra xung đột mà Liên hợp quốc cho rằng đã làm hơn 300.000 người thiệt mạng và khoảng 1,8 triệu người phải rời bỏ nhà cửa./.
Theo TTXVN
Serbia bắt tội phạm chiến tranh cuối cùng Serbia hôm qua bắt giữ Goran Hadzic, người từng là chỉ huy quân đội với cáo buộc thảm sát hàng loạt và là tội phạm chiến tranh bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã. Hadzic bị bắt khi gặp một người đàn ông chuyển tiền cho ông ta trong một khu rừng tại vùng núi Fruska Gora, phía bắc thủ đô...