NATO kêu gọi Trung Quốc hành động có trách nhiệm trong hệ thống quốc tế
NATO không coi Trung Quốc là “địch thủ”, nhưng kêu gọi Bắc Kinh hành động có trách nhiệm trong hệ thống quốc tế.
Các tàu chiến của Anh, Mỹ và Hà Lan hoạt động ở Biển Đông ngày 29/7 (Ảnh: SCMP).
“Tổng thư ký nhắc lại rằng NATO không coi Trung Quốc là đối thủ, nhưng kêu gọi Trung Quốc duy trì các cam kết quốc tế và hành động có trách nhiệm trong hệ thống quốc tế. Tổng thư ký nêu lên những lo ngại của NATO về các chính sách cưỡng chế của Trung Quốc, việc Trung Quốc mở rộng kho vũ khí hạt nhân và sự thiếu minh bạch về việc hiện đại hóa quân đội của nước này”, tuyên bố của NATO ngày 27/9 cho biết sau cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
NATO là liên minh chính trị và quân sự giữa 30 quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên đã tăng cường hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt trong những tháng gần đây khi Mỹ tập trung vào việc củng cố quan hệ với các đồng minh dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Video đang HOT
Cả Anh và Đức đều đã triển khai các tàu quân sự tới khu vực. Ngày 15/9, Mỹ và Anh cam kết cung cấp công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho Australia theo thỏa thuận an ninh 3 bên gọi tắt là AUKUS. Thỏa thuận này được cho là nhắm mục tiêu vào Trung Quốc.
Ông Stoltenberg cũng cho hay, NATO lo ngại việc Trung Quốc “mở rộng kho vũ khí hạt nhân” mặc dù khối này không coi Bắc Kinh là đối thủ. Tổng thư ký NATO kêu gọi Bắc Kinh tham gia vào các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Trong một tuyên bố hồi tháng 6, NATO đã cảnh báo về mối đe dọa quân sự do Bắc Kinh gây ra, với lý do Trung Quốc có “kho vũ khí hạt nhân đang được mở rộng nhanh chóng” và “những thách thức mang tính hệ thống” đối với trật tự quốc tế.
Trung Quốc nói khu vực không cần liên minh quân sự mới
Trong cuộc điện đàm, về phần mình, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng liên minh xuyên Đại Tây Dương nên hoạt động trong khuôn khổ “vị trí địa lý ban đầu của mình”.
Mặc dù không đề cập cụ thể quốc gia nào, song Ngoại trưởng Vương Nghị nói rằng NATO không nên bị “lung lay” bởi những thông tin “sai lệch và dối trá” về Trung Quốc.
“Khu vực châu Á – Thái Bình Dương là nơi có Trung Quốc. Một số quốc gia thành viên (NATO) đã triển khai tàu và máy bay quân sự tới các khu vực gần Trung Quốc. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương không cần một liên minh quân sự mới, không nên gây ra đối đầu giữa các cường quốc lớn, cũng không nên tham gia vào các tập hợp nhỏ để kích động một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 28/9 dẫn lời ông Vương Nghị cho biết.
Trung Quốc được cho là đang tập hợp sự ủng hộ từ các nước láng giềng cũng như châu Âu, trong bối cảnh Mỹ thúc đẩy các liên minh như một đối trọng với Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định Trung Quốc không phải là đối thủ của NATO, và hai bên nên đối thoại nhiều hơn.
“Chìa khóa để thúc đẩy mối quan hệ giữa hai bên là nhìn nhận đối phương một cách khách quan, không nghe những thông tin sai lệch và không bị dắt mũi bởi những lời dối trá và tin đồn. Trung Quốc không, và sẽ không phải là đối thủ của NATO”, ông Vương Nghị nói thêm.
Trung Quốc và NATO sẵn sàng phát triển mối quan hệ mang tính xây dựng
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 27/9 đã hội đàm trực tuyến với Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg, trong đó khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng tiếp tục đối thoại với NATO trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của mối quan hệ.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) ngày 27/9 đã hội đàm trực tuyến với Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg (phải). Ảnh: TTXVN
Tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nhấn mạnh nhận thức đúng đắn là "chìa khóa" để thúc đẩy các mối quan hệ. Theo ông, NATO cần đóng vai trò mang tính xây dựng đối với hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
Về phần mình, Tổng thư ký NATO Stoltenberg khẳng định tổ chức này sẵn sàng phát triển mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau mà không kèm theo điều kiện tiên quyết nào.
Cũng tại cuộc hội đàm, hai bên đã trao đổi về tình hình ở Afghanistan, đồng thời đánh giá cuộc hội đàm trực tuyến này mang tính tích cực và xây dựng. Hai bên cam kết tiếp tục trao đổi thông tin, nâng cao chất lượng đối thoại và tiến tới hợp tác thực chất.
"Bóng dáng" Trung Quốc phía sau thỏa thuận lịch sử của Mỹ và đồng minh Mặc dù cam kết an ninh mới của Mỹ, Anh và Australia hoàn toàn không đề cập cụ thể tới Trung Quốc, nhưng "yếu tố Bắc Kinh" được cho là phủ bóng thỏa thuận này. Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Anh Boris Johnson và đã có cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall,...