NATO kêu gọi Italy đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng trong năm tới
Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto ngày 16/2 cho biết Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương muốn nước này đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng tương đương 2% Tổng sản phẩm quốc nội ngay từ năm 2024
Binh sỹ Italy. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto ngày 16/2 cho biết Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) muốn nước này đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng tương đương 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngay từ năm 2024.
Tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2014, các nhà lãnh đạo NATO đã nhất trí đặt mục tiêu chi tiêu quốc phòng ít nhất 2% GDP trong một thập kỷ tới, nhưng năm ngoái, Chính phủ Italy của cựu Thủ tướng Mario Draghi đã trì hoãn kế hoạch này đến năm 2028.
Phát biểu với báo giới sau phiên chất vấn tại một ủy ban của Hạ viện, Bộ trưởng Crosetto cho biết: “Có một cam kết trước đó cho năm 2028 nhưng NATO đã đề nghị chúng tôi đẩy nhanh lên năm 2024. Tôi sẽ thảo luận điều này với Thủ tướng và chính phủ.”
Bộ trưởng Crosetto, một thành viên cấp cao của đảng cánh hữu “Những người anh em Italy” của tân Thủ tướng Giorgia Meloni, khẳng định: “Các chính quyền tiền nhiệm đã đưa ra cam kết đạt mục tiêu 2%… và các cam kết phải được tôn trọng.”
Một số nước đồng minh đang thúc đẩy tăng chi tiêu quốc phòng trong bối cảnh xung đột tại Ukraine. Theo số liệu của NATO, trên thực tế, Anh và Ba Lan đã chi hơn 2% GDP cho quốc phòng.
Các ước tính của NATO công bố tháng 6/2022 cho thấy tổng chi cho quốc phòng của Italy tương đương 1,54% GDP trong năm 2022, đồng nghĩa với việc nước này cần chi thêm 10 tỷ euro (10,7 tỷ USD) tổng cộng trong 2 năm tới để đạt mục tiêu đặt ra.
Moody's hạ xếp hạng nợ của Ukraine
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's ngày 10/2 đã hạ xếp hạng nợ của Ukraine do tác động của cuộc xung đột hiện nay ở nước này, nhưng nâng triển vọng từ tiêu cực lên ổn định.
Xe tải chở lúa mì gần Izmail, thuộc vùng Odessa, Ukraine ngày 14/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, Moody's hạ xếp hạng nợ của Ukraine từ mức Caa3 xuống Ca, mức xếp hạng được cho là gần vỡ nợ. Moody's hạ xếp hạng nợ của Ukraine do tình hình xung đột hiện nay có thể đặt ra những thách thức lâu dài đối với nền kinh tế và tài chính công của nước này. Những thách thức này làm tăng rủi ro đối với tính bền vững của nợ chính phủ và có khả năng dẫn đến việc Ukraine phải tái cơ cấu nợ - điều có thể khiến các chủ nợ khu vực tư nhân chịu tổn thất.
Theo Moody's, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine trong năm ngoái đã giảm khoảng 30%. Mặc dù các nước hỗ trợ tài chính cho Ukraine để tái thiết, cuộc xung đột ở nước này có thể vẫn khiến khả năng sản xuất của các ngành kinh tế chủ chốt chịu ảnh hưởng lâu dài.
Về việc nâng triển vọng từ tiêu cực lên ổn định, Moody's giải thích dù không chắc chắn về thời gian và hình thức, khả năng cao Ukraine phải tiến hành tái cơ cấu nợ do hoạt động kinh tế bị gián đoạn liên tục và chi phí cho xung đột lớn.
Nước Anh đối mặt với nhiều khó khăn Nước Anh đang phải đối mặt với hàng loạt cuộc đình công của nhân viên lĩnh vực y tế, giáo dục trong khi kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Những cuộc đình công chưa từng có Ngày 6/2, hàng chục nghìn y tá và nhân viên dịch vụ cứu thương Anh đồng loạt nghỉ làm do bất đồng về vấn đề...