NATO ghi nhận tiến triển trong nỗ lực gia nhập liên minh của Thụy Điển, Phần Lan
Ngày 7/3, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) Jens Stoltenberg cho biết ông đã nhận thấy một số tiến triển trong nỗ lực gia nhập liên minh quân sự này của Thụy Điển và Phần Lan.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tiếp nhận đơn xin gia nhập liên minh quân sự của Thụy Điển và Phần Lan, tại Brussels (Bỉ) ngày 18/5/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong chuyến thăm Thụy Điển, Tổng Thư ký Stoltenberg khẳng định việc hoàn tất tiến trình gia nhập liên minh của Thụy Điển và Phần Lan hiện đang là ưu tiên hàng đầu của khối. Phát biểu tại họp báo chung với Thủ tướng Thụy Điển, ông Stoltenberg khẳng định hiện các bên đã đạt được tiến triển về vấn đề này. Theo ông, việc Thụy Điển thực hiện cam kết trong thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái đã mở đường cho việc nước này gia nhập NATO và đây là thời điểm để hoàn tất quá trình phê chuẩn.
Video đang HOT
Dự kiến cuộc thảo luận mới về Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO sẽ diễn ra trụ sở của khối tại Brussels (Bỉ) vào ngày 9/3, sau khi Ankara hủy các cuộc thảo luận liên quan hồi tháng 1 do căng thẳng gia tăng với Stockholm. Hai cuộc họp trước đó có sự tham gia của các ngoại trưởng và tập trung vào danh sách yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tháng trước, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho rằng Thụy Điển vẫn chưa hoàn tất cam kết theo nghị định thư đã ký tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid (Tây Ban Nha) vào năm ngoái, do đó Ankara chưa thể chấp thuận việc Thụy Điển gia nhập NATO. Ông nhấn mạnh có khả năng sẽ tách riêng tiến trình gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan. Dù tỏ ra hoài nghi việc tách riêng tiến trình này, song các quan chức NATO ngày càng chấp nhận khả năng Phần Lan gia nhập tổ chức trước.
Phần Lan và Thụy Điển chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO hồi tháng 5/2022. Đến nay, đã có 28 trên tổng số 30 quốc gia thành viên NATO chấp nhận để Phần Lan và Thụy Điển gia nhập tổ chức này. Hai nước thành viên chưa nhất trí việc kết nạp là Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ đang được coi là trở ngại lớn hơn.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng tuyên bố nước này có thể sẽ phê chuẩn trước cho Phần Lan và để lại trường hợp của Thụy Điển – quốc gia lâu nay vẫn bị Ankara cáo buộc là “không đủ cứng rắn” với các thành viên người Kurd và các nhóm vũ trang khác mà nước này liệt vào danh sách khủng bố. Ngoài ra, vụ một nhân vật cực hữu đốt bản sao kinh Koran trong cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Stockholm vào tháng 1 càng khiến Ankara lạnh nhạt với nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể đánh giá riêng biệt nỗ lực gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển
Ngày 16/2, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết nước này có thể đánh giá nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan và Thụy Điển một cách riêng biệt.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu phát biểu tại môt cuộc họp báo ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN
Ông Cavusoglu đưa ra tuyên bố này khi phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Ankara.
Về phần mình, Tổng Thư ký Stoltenberg đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đơn xin gia nhập NATO của cả Phần Lan và Thụy Điển, đồng thời cho biết thêm cuộc chiến chống khủng bố sẽ là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Vilnius (Litva) sắp tới.
Sau cuộc gặp ông Stoltenberg, Ngoại trưởng Cavusoglu cho biết ông sẽ thảo luận về đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển trong các cuộc đàm phán với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken vào tuần tới. Theo ông Cavusoglu, vấn đề quan hệ song phương cũng như cuộc xung đột ở Ukraine cũng sẽ được thảo luận trong cuộc gặp này.
Năm 2022, Thụy Điển và Phần Lan cùng xin gia nhập NATO nhưng quy trình gia nhập hiện đang bị trì hoãn. Đơn xin gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển cần phải được tất cả các nước thành viên NATO hiện tại phê chuẩn, song Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary đến nay vẫn chưa thông qua. Chính quyền Ankara muốn Stockholm có quan điểm cứng rắn hơn với lực lượng Công nhân người Kurd (PKK) mà Ankara liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Trong khi đó, Quốc hội Hungary chưa thảo luận về việc chấp thuận tiếp nhận các nước Bắc Âu.
Hồi tháng trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã phát đi tín hiệu rằng Ankara có thể nhất trí để Phần Lan gia nhập NATO trước Thụy Điển trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau khi chính trị gia Rasmus Paludan đốt bản sao Kinh Koran trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm.
Mỹ tái khẳng định cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ Ngày 20/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc họp báo chung với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tại Ankara, trong đó ông đề cập vấn đề cung cấp máy bay phản lực F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ và nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển và Phần Lan. Tiêm...