NATO gấp rút hỗ trợ Ukraine trước cuộc giao chiến mùa đông
Các nước phương Tây đang tăng tốc vận chuyển quần áo mùa đông, các loạt pháo mới và hệ thống phòng thủ chống UAV tới Kiev khi Ukraine và Nga chuẩn bị bước vào cuộc giao tranh kéo dài nhiều tháng trong bùn và băng tuyết.
Binh sĩ Ukraine tuần tra trong một con hào ở miền đông đất nước. Ảnh: AFP
Theo tờ Politico, các nước phương Tây đang tăng tốc vận chuyển quần áo mùa đông, các loạt pháo mới và hệ thống phòng thủ chống máy bay không người lái tới Kiev khi các lực lượng Ukraine và Nga chuẩn bị cho một cuộc giao tranh kéo dài nhiều tháng giữa bùn và băng.
Cả hai bên đã chiến đấu để giành lợi thế trước khi tình trạng đóng băng bắt đầu. Trước đó, Ukraine đã tiến nhanh và có kỷ luật kể từ mùa hè, thực hiện các chiến dịch nhanh chóng chiếm lại hàng nghìn km2 lãnh thổ và hiện đang áp sát thành phố chiến lược Kherson ở miền nam. Đây là một khu vực sẽ chứng kiến những cuộc giao tranh tàn khốc khi đạn pháo và nhiệt độ đóng băng trở thành kẻ thù đáng sợ nhất ở cả hai bên chiến tuyến.
Một quan chức phương Tây nói với các phóng viên bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels trong tuần trước: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi thực sự trong ba tháng qua. Người Ukraine đang đi trước, và họ chắc chắn cảm thấy đã chuẩn bị sẵn sàng cho chiến dịch mùa đông. Các gói viện trợ sẽ được chuyển đến Ukraine [tập trung cho] mùa đông”.
Thách thức giao tranh mùa đông
Làm thế nào để hỗ trợ Ukraine trong mùa đông khắc nghiệt kéo dài là chủ đề thảo luận chính tại hội nghị Brussels (ngày 20-21/10), nơi các bộ trưởng quốc phòng và lãnh đạo quân đội từ 50 quốc gia ngồi với nhau để thảo luận về các bước tiếp theo liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Hôm 18/10, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã bay đến Washington trong một chuyến đi kéo dài một ngày không báo trước để gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và giới chức Nhà Trắng. Một quan chức quốc phòng cấp cao của Anh cho biết cuộc chiến mùa đông sắp tới nằm trong chương trình nghị sự của hai Bộ trưởng.
Ngay cả với những thành tựu đáng kể mà quân đội Ukraine đã đạt được kể từ tháng 8 với việc giành lại quyền kiểm soát các vùng đất rộng lớn ở phía đông và phía nam, các đồng minh của Kiev vẫn có ít cảm giác rằng cuộc xung đột sắp kết thúc.
Video đang HOT
Binh sĩ Ukraine phóng tên lửa chống tăng NLAW do Anh cung cấp. Ảnh: Reuters
Thay vào đó, nhiều quan chức NATO cho rằng chiến dịch bước vào một giai đoạn chậm hơn nhưng không kém phần khốc liệt, khi các lực lượng Nga tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo, tên lửa và máy bay không người lái để phá hủy cơ sở hạ tầng và gây kinh hoàng cho đối phương. Trong khi đó, Kiev vừa phải nỗ lực đảm bảo nguồn điện và nhiệt sưởi trong mùa đông, vừa chống chịu những làn không kích.
Chiến đấu vào mùa đông có thể đặc biệt khó khăn, nhưng việc Kiev giữ vững được những vùng đất đóng băng trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần cũng có thể làm suy yếu ý chí chiến đấu của đối phương – một quan chức NATO ở Brussels nói với các phóng viên. “Nếu bạn đang chiến đấu trong những điều kiện đó, nếu xe tăng của bạn luôn mắc kẹt, binh sĩ liên tục bị lạnh và ướt, điều đó ảnh hưởng đến những gì chúng tôi gọi là nhuệ khí của một đội quân”, quan chức này nói.
Viện trợ chống rét và vũ khí cho Ukraine
Quân đội Ukraine cũng sẽ phải vật lộn trong những điều kiện tương tự, nhưng họ có động lực chiến đấu vì chính quê hương của mình, cũng như một dòng chảy vũ khí mới do các đối tác phương Tây cung cấp. Một số quốc gia NATO đã bắt đầu khẩn trương chuyển các thiết bị mùa đông tới Ukraine. Trong tháng này, Canada đã công bố số tiền quyên góp quần áo mùa đông trị giá 15 triệu USD, bao gồm 500.000 chiếc áo parka, quần, ủng và găng tay được lấy từ kho dự trữ của quân đội cũng như mua từ các công ty trong nước.
Estonia cũng cung cấp số quần áo mùa đông đủ cho hai lữ đoàn. Bộ trưởng Quốc phòng nước này, Hanno Pevkur, cho biết tại Brussels là “mỗi quốc gia NATO chỉ cần cung cấp thiết bị mùa đông cho một hoặc hai lữ đoàn là Ukraine sẽ được đảm bảo đủ quần áo ấm để vượt qua những tháng băng giá”.
“Tôi nghĩ rằng mọi người đều mong đợi rằng mùa đông sẽ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động,” giám đốc quốc phòng của Vương quốc Anh, Adm. Sir Tony Radakin, nói với các phóng viên trong chuyến thăm Washington vào tháng này. “Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta phải thận trọng trong việc đánh giá quá cao điều đó bởi vì đây không phải là cuộc chiến cơ động lớn. Phần lớn trong số đó là các cuộc giao tranh, trận chiến pháo binh và tìm kiếm cơ hội mà bạn xây dựng sau đó
Đô đốc Sir Tony Radakin, Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Anh, cho rằng bùn đất và mặt đất đóng băng sẽ hạn chế cả hai bên, đồng thời cho biết thêm rằng cuộc giao tranh sẽ không thể được thực hiện bằng cách điều động những đội hình khổng lồ một cách nhanh chóng, mà thông qua một cuộc xung đột “nghiền nát” bằng pháo và máy bay không người lái để đẩy tiền tuyến về phía trước hoặc giữ đất, từng mét một.
Nhưng giờ đây, tín hiệu từ các thủ đô của NATO đều thể hiện nỗ lực giúp Kiev vượt qua những tháng mùa đông băng giá sắp tới. Và các quan chức hàng đầu của phương Tây tin rằng Ukraine sẽ tiếp tục tiến thêm.
“Tôi kỳ vọng rằng Ukraine sẽ tiếp tục làm mọi thứ có thể trong suốt mùa đông để giành lại lãnh thổ của mình và đạt được hiệu quả trên chiến trường”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Brussels. “Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng họ có những thứ cần thiết cho hiệu quả.”
Nhân viên cứu hỏa làm nhiệm vụ sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các tòa nhà. Ảnh: AP
Tương tự như vậy, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng trong những tuần và tháng tới, “nhiệm vụ của chúng tôi là giúp họ có thể tiến hành các chiến dịch có ý nghĩa trong suốt mùa đông và tiếp tục cung cấp cho họ mọi thứ từ nhiên liệu, quần áo mùa đông, lều trại cho đến các hệ thống vũ khí tiên tiến”.
Khó khăn của Nga
Trong khi đó, Nga bắt đầu cho sơ tán 60.000 dân thường đến bờ đông sông Dnipro (hay Dnieper) ở Kherson hôm 19/10, một động thái có thể là một phần trong đợt rút lui lớn hơn của quân đội Nga khỏi thành phố quan trọng và khu vực xung quanh. Tổng thống Vladimir Putin cũng tuyên bố thiết quân luật tại 4 vùng của Ukraine mà Nga tuyên bố sáp nhập, một động thái có thể cho phép lệnh bắt buộc nhập ngũ.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Tướng Patrick Ryder nhận xét rằng Nga tiếp tục gặp phải những thách thức “đáng kể” về hậu cần và bám trụ, và những thách thức đó sẽ chỉ trở nên khó khăn hơn khi mùa đông bắt đầu.
“Khi bạn nhìn vào những thứ như mưa, tuyết, bùn, tác động của nó lên địa hình, chúng chắc chắn sẽ tăng thêm một mức độ phức tạp nữa cho một chiến trường vốn đã rất khó khăn”, ông Ryder nói.
Quan chức phương Tây cũng nhận định việc trang bị quần áo mùa đông thích hợp cho binh lính tiền tuyến và hàng chục nghìn người dự kiến sẽ đổ vào Ukraine trong những tuần tới sẽ là một thách thức lớn đối với Nga, quốc gia đã gặp nhiều khó khăn trong trang bị cho binh sĩ kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.
Giá điện tăng kỷ lục, trở thành hàng hoá đắt đỏ nhất ở Italy
Theo báo cáo của Hiệp hội Người tiêu dùng Quốc gia, giá điện ở Italy đã tăng kỷ lục vào tháng 9, vượt 136% mức hàng năm.
Báo cáo cho biết trong tháng 9, giá điện đã đứng đầu bảng xếp hạng các loại hàng hoá và dịch vụ đắt đỏ nhất do Hiệp hội Người tiêu dùng Quốc gia Italy tổng hợp, dựa trên dữ liệu từ Viện Thống kê Quốc gia Iatly (ISTAT).
Trong nhóm hàng hoá phi thực phẩm, xếp sau giá điện, chi phí đi lại bằng đường hàng không trên khắp châu Âu cũng đã tăng 128% trong năm qua. Sau đó là chi phí chuyến bay liên lục địa, với mức giá gần như tăng gấp đôi (97,4%). Thuế khí đốt chỉ tăng chưa đến 64% trong tháng 9.
Đối với các sản phẩm thực phẩm, dầu thực vật (ngoại trừ dầu ô liu) có mức giá đắt đỏ nhất, tăng gần 60%. Giá bơ và gạo lần lượt tăng 38% và 26,7%. Các loại thực phẩm khác - gồm mì Ý, sữa đóng hộp, bột mì và các loại rau thông thường - đều có giá tăng hơn 20%.
"Mỗi gia đình ở Italy sẽ phải chi thêm trung bình 647 USD/năm chỉ để mua đồ ăn và thức uống", Chủ tịch Hiệp hội người tiêu dùng Massimiliano Dona cho biết. Ông nói thêm rằng các gia đình có hai con sẽ phải chi thêm 885 USD, còn những gia đình có ba con sẽ phải chi nhiều hơn, khoảng 1,057 USD.
Theo dữ liệu của ISTAT, lạm phát ở Italy đã tăng lên 8,9% vào tháng 9. Trong khi đó, hàng tiêu dùng tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là thời điểm giá thực phẩm cơ bản và hàng hóa cá nhân tăng cao kỷ lục kể từ năm 1983.
Trong tuần này, người đứng đầu tổ chức tư vấn năng lượng Italy Nomisma Energiacho biếtcùng với các quốc gia khác ở châu Âu, đất nước này đang trải qua cú sốc năng lượng chưa từng có, với giá điện gần như tăng gấp đôi.
Theo ông, người dân nên sẵn sàng tiết kiệm trong những tháng mùa đông lạnh giá nhất. Ông cũng kêu gọi các hộ gia đình sử dụng các phương pháp sưởi ấm thay thế, chẳng hạn đốt củi và viên nén gỗ, mặc dù chi phí của những loại nhiên liệu này cũng đang tăng cao.
Các nguồn năng lượng đang được tiêu thụ nhiều nhất ở châu Âu Châu Âu đang chạy đua để tăng cường công suất năng lượng tái tạo, nhưng nhiều quốc gia vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Đa số các nước châu Âu vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Ảnh: AFP Theo trang tin ZeroHedge.com ngày 16/10, phần lớn châu Âu đã tự đặt ra mục tiêu chuyển đổi từ sử dụng...