NATO dự báo xung đột ở Ukraine sẽ kéo dài sang năm 2025
Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mircea Geoana ngày 13/1 nhận định xung đột quân sự Nga-Ukraine có thể kéo dài đến năm 2025.
Ông Geoana cũng khẳng định các quốc gia thành viên NATO sẽ tiếp tục hỗ trợ để Ukraine đảm bảo năng lực phòng thủ.
Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mircea Geoana (phải) và Ngoại trưởng Đức. (Nguồn: X)
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Romania Digi 24, ông Geoana chia sẻ: Chúng ta nên chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài. Việc kết thúc cuộc xung đột sẽ không xảy ra vào năm 2024, thậm chí kéo dài sang năm 2025.
Video đang HOT
Phó Tổng Thư ký NATO nhấn mạnh, “không ở đâu chúng ta thấy khả năng quân sự có thể đạt được chiến thắng quyết định bằng cách này hay cách khác. Chúng tôi dự báo xung đột sẽ kéo dài với những cuộc tấn công nhỏ, phản công…”.
Theo quan chức NATO, Quốc hội Mỹ vẫn sẽ tài trợ cho Ukraine. Ông lưu ý các đồng minh của Kiev sẽ không gặp bất cứ vấn đề gì về khả năng tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng 7/2023 ở Vilnius, Lithuania các quốc gia thành viên liên minh đã thông qua chương trình hỗ trợ dài hạn dành cho Ukraine, cụ thể là cung cấp 500 triệu USD mỗi năm cho công cuộc hiện đại hóa quân đội Ukraine và chuyển đổi hoàn toàn sang các tiêu chuẩn của NATO. Ngoài ra, các quốc gia thành viên cũng nhất trí đơn giản hóa tiến trình Ukraine gia nhập NATO.
Ngoại trưởng Đức thừa nhận vũ khí gửi tới Ukraine không hoạt động
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock thừa nhận một số vũ khí mà Berlin cung cấp cho Kiev để hỗ trợ trong cuộc xung đột với Nga đã ở trong trạng thái tồi tệ hoặc đã lỗi thời.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock phát biểu trong cuộc họp báo chung tại Bộ Ngoại giao ở Berlin ngày 21/8. Ảnh: AFP
Trong buổi trả lời phỏng vấn kênh CNN hôm 25/9, bà Baerbock thừa nhận các vấn đề kỹ thuật lớn đối với việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Đồng thời, bà nói rằng nỗ lực cung cấp vũ khí cho Kiev đã bị cản trở do tình trạng chậm trễ.
Vị quan chức này chỉ ra rằng Ukraine sẽ không được hưởng lợi từ những cam kết chuyển giao vũ khí chưa được thực hiện, hoặc các chuyến hàng thiết bị quân sự không hoạt động.
"Một số hệ thống của chúng tôi thực sự đã lỗi thời. Ngay từ đầu, chúng tôi đã nói rằng một số thiết bị không hoạt động", bà giải thích rằng điều này là do Đức không tham gia một cuộc chiến tranh lớn nào trong nhiều thập kỷ.
"Khi chúng tôi giao loại vũ khí nào đó, nó phải hoạt động trên thực địa", bà nhấn mạnh và nói rằng đây cũng là lý do tại sao Đức không cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa Taurus.
Theo Ngoại trưởng Baerbock, tên lửa tầm xa Taurus là loại vũ khí mới nhất mà Đức sở hữu. Do đó, Berlin phải làm rõ từng chi tiết, nó hoạt động như thế nào, những ai thực sự có thể vận hành nó. Bà nói thêm rằng những cân nhắc tương tự cũng được áp dụng cho một số vũ khí khác do Đức sản xuất.
Trong nhiều tháng, Ukraine đã yêu cầu Đức gửi tên lửa Taurus có tầm bắn khoảng 500 km và có thể mang đầu đạn nặng 500 kg. Tuy nhiên, dù các phương tiện truyền thông đưa tin rằng Berlin đang chuẩn bị gửi các chuyến hàng này, đầu tháng 9, bà Baerbock cảnh báo rằng việc giao hàng sẽ không xảy ra trong tương lai gần nhất vì mọi chi tiết phải được tính toán trước.
Một lý do khác khiến Đức miễn cưỡng cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine đó là lo ngại căng thẳng có thể leo thang nếu Kiev sử dụng chúng để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Tuần trước, trích dẫn các nguồn tin, báo Der Spiegel cho biết Ukraine đã từ chối tiếp nhận 10 xe tăng Leopard 1 đã lỗi thời vì tình trạng cơ khí kém. Các quan chức Ukraine cho rằng trước khi triển khai ra tiền tuyến, loại thiết giáp này phải được sửa chữa ở Ba Lan. Tuy nhiên, không có nhân viên bảo trì cũng như phụ tùng thay thế để sửa chữa.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không cung cấp vũ khí cho Ukraine. Moskva cho rằng động thái này sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột mà không làm thay đổi kết quả cuối cùng của cuộc xung đột.
Kinh tế Ukraine: Kiev không ngại ngân sách 'thủng', mọi việc đã có EU và Mỹ lo Quốc gia Đông Âu đang chìm trong cuộc xung đột quân sự với Nga hiện vẫn tự tin sẽ cân bằng được ngân sách trong năm nay, phần lớn nhờ vào sự hỗ trợ từ EU, Mỹ, IMF và các nhà tài trợ khác. Khoản ngân sách 'bị thủng' thường xuyên của Ukraine liên tục được kêu gọi lấp đầy, bởi các nhà...