NATO định đóng quân thường trực gần biên giới Nga
NATO có thể duy trì quân bổ sung cố định ở Đông Âu như một biện pháp phòng thủ, RT dẫn lời chỉ huy lực lượng quân sự liên minh này cho biết.
Hiện thời, NATO tổ chức luân phiên máy bay và tàu chiến ở Đông Âu, phái một lực lượng bộ binh nhỏ để tham gia diễn tập quân sự ở các nước Baltic, Ba Lan và Romania. Tuy nhiên, việc triển khai quân cố định cần phải được cân nhắc, Tướng không quân Mỹ Phillip Breedlove cho biết hồi đầu tuần này.
“Chúng tôi cần nhìn lại khả năng phản ứng nhanh, sự sẵn sàng và vị trí lực lượng của liên minh để có thể giải quyết những tình huống mới như những gì chứng kiến được ở Crưm và hiện giờ là ở phía đông biên giới Ukraina”, quan chức trên cho hay.
Các thành viên NATO sẽ tập trung để tham dự một hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Wales vào đầu tháng 9. Tuy nhiên, trong thời gian tới hội nghị, các bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao cũng xem xét những vấn đề hóc búa về việc liệu liên minh này có quyền in dấu ở châu Âu hay không, Tướng Breedlove phát biểu tại một cuộc họp báo ở Ottawa.
“Chúng ta thực thi những biện pháp được coi là phòng thủ. Đó là trấn an các đồng minh, chứ không khiêu khích Nga”, ông Breedlove nói và cho biết thêm, ông không nghĩ Nga sẽ xâm lược Ukraina.
Nga đã lên tiếng phản đối NATO xây dựng lực lượng ở Đông Âu trong bối cảnh xung đột tại Ukraina. Giới chức Moscow cho rằng việc điều quân thường trực chỉ chứng tỏ đánh giá của Nga rằng những hành động của NATO là thù địch.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
11 nước có quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới năm 2014
Chiến thắng của Việt Nam đã chứng minh được rằng một đội quân nhỏ cũng có thể chống lại những lực lượng vô cùng hùng mạnh. Tuy nhiên, hiện tại, quyền lực của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh quân sự.
Tạp chí quân sự nổi tiếng thế giới Global Firepower vừa công bố bảng xếp hạng Những quân đội hùng mạnh nhất thế giới năm 2014. Và đây là 11 nước có sức mạnh quân đội đứng đầu trong bảng xếp hạng.
1. Mỹ
Mỹ có 19 trên tổng số 31 tàu sân bay trên toàn thế giới.
Không có gì bất ngờ khi dẫn đầu bảng xếp hạng này là Mỹ. Ngân sách quốc phòng của Mỹ hiện lên tới 612 tỷ USD. Mặc dù đang phải cắt giảm chi tiêu, nhưng số tiền mà Mỹ dành cho quốc phòng vẫn nhiều hơn cả 10 nước xếp ngay sau đó cộng lại.
Lợi thế quân sự lớn nhất của Mỹ là 19 tàu sân bay, trong khi phần còn lại của thế giới chỉ có 12 chiếc. Những tàu sân bay khổng lồ này cho phép Mỹ thiết lập các căn cứ tác chiến ở bất cứ đâu và huy động sức mạnh trên toàn thế giới.
Siêu cường quốc số 1 thế giới cũng là nước có nhiều chiến đấu cơ nhất, công nghệ đột phá nhất trên thế giới, cùng với một lực lượng lớn được huấn luyện rất tốt, chưa kể đến kho vũ khí hạt nhân mà chưa có một nước nào sánh kịp.
Video đang HOT
2. Nga
Nga có lực lượng xe tăng lớn nhất thế giới, 15.500 chiếc.
Hai thập niên sau sự sụp đổ của Liên Xô, quân đội Nga đang mạnh mẽ trở lại. Kể từ năm 2008, chi tiêu quân sự của điện Kremlin đã tăng gần một phần ba và dự kiến sẽ tăng hơn 44% trong 3 năm tới. Hiện tại, ngân sách quốc phòng của Nga là 76,6 tỷ USD.
Nga hiện có 766.000 quân thường trực, còn lực lượng dự bị là 2.485.000. Nga có lực lượng xe tăng lớn nhất trên thế giới, 15.500 chiếc. Tuy nhiên, một số vũ khí của Nga bị cho là đã quá cũ kĩ.
3. Trung Quốc
Trung Quốc có 2.285.000 quân thường trực
Trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng tăng chi tiêu cho quân sự. Theo các nguồn tin, ngân sách quân sự năm nay của Trung Quốc tăng hơn 12 % so với năm ngoái, ở mức 126 tỷ USD, nhưng con số thật sự có thể còn cao hơn.
Quân đội Trung Quốc có số quân rất lớn, 2.285.000 quân thường trực và 2.300.000 quân dự bị. Trung Quốc bị cho là thường xuyên &'đánh cắp' nhiều công nghệ quân sự nhạy cảm của các quốc gia khác, gần đây là chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.
4. Ấn Độ
Ấn Độ là nước nhập khẩu quân sự lớn nhất thế giới.
Chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng nhanh khi nước này tiến hành hiện đại hóa quân đội. Hiện nay, ước tính, Ấn Độ đang chi 46 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng, nhưng dự kiến, chi tiêu cho quân sự của nước này sẽ lớn thứ 4 trên thế giới vào năm 2020. Hiện, Ấn Độ đã là nước nhập khẩu quân sự lớn nhất thế giới.
Ấn Độ có tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công Pakistan và hầu hết lãnh thổ Trung Quốc. Chiến lược quân sự của Ấn Độ bị chi phối chủ yếu bởi cuộc xung đột kéo dài âm ỉ với Pakistan, bên cạnh những cuộc đụng độ nhỏ trước đây với Trung Quốc.
5. Anh
Anh sẽ giảm 20% các lực lượng vũ trang từ năm 2010 đến 2018.
Anh đang có kế hoạch giảm 20% các lực lượng vũ trang trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2018, với việc cắt giảm Hải quân Hoàng gia và Không quân Hoàng gia Anh. Ngân sách quốc phòng hiện nay của Anh là 54 tỷ USD.
Mặc dù đang thu hẹp quy mô nhưng quân đội Anh được cho là vẫn có khả năng triển khai trên khắp thế giới. Hải quân Hoàng gia đang có kế hoạch đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vào hoạt đông năm 2020. Theo các chuyên gia quân sự, nhờ có các chương trình huấn luyện và các thiết bị quân sự tốt, Anh vẫn có được lợi thế hơn các cường quốc mới nổi như Trung Quốc.
6. Pháp
Dù giảm chi tiêu quân sự, nhưng Pháp vẫn có khả năng triển khai lực lượng trên khắp thế giới.
Pháp đã đóng băng chi tiêu quân sự năm 2013, đồng thời giảm 10% nhân lực quốc phòng để lấy kinh phí mua các thiết bị công nghệ cao. Pháp dành khoảng 43 tỷ USD/năm cho quốc phòng, chiếm khoảng 1,9% GDP, thấp hơn so với mục tiêu chi tiêu quốc phòng mà Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt ra cho các nước thành viên.
Mặc dù giảm chi tiêu quân sự, nhưng Pháp vẫn có khả năng triển khai lực lượng trên khắp thế giới. Pháp đã nhiều lần triển khai quân tới Cộng hòa Trung Phi, Chad, Mali, Senegal và nhiều nơi khác trên thế giới.
7. Đức
Đức đang tập trung đào tạo quân đội chuyên nghiệp.
Sức mạnh quân sự của Đức được cho là không cân xứng với sức mạnh kinh tế của nước này so với thế giới. Gần đây, Đức đã bắt đầu xem xét hỗ trợ quân sự cho các nước thành viên NATO tại Đông Âu. Đức dành 45 tỷ USD cho quân sự hàng năm, nhiều thứ 8 trên thế giới.
Sau chiến tranh thế giới II, người dân Đức nhìn chung rất phản đối chiến tranh. Quân đội Đức dường như chỉ giới hạn trong lực lượng phòng thủ. Đức chỉ có 183.000 quân thường trực, và 145.000 quân dự bị. Đức hủy bỏ chế độ quân dịch bắt buộc vào nằm 2011 với mục đích tập trung đào tạo một quân đội chuyên nghiệp.
8. Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên khá 'năng nổ' của NATO.
Chi tiêu quân sự năm 2014 của Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ tăng 9,4% so với năm 2013. Cuộc xung đột đang diễn ra ở Syria và các nguy cơ đụng độ tiềm ẩn với các tổ chức ly khai người Kurd là những lý do chính khiến Thổ Nhĩ Kỳ tăng chi tiêu quân sự. Ngân sách quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ hiện là 18,2 tỷ USD.
Nước thành viên NATO này cũng gửi quân tham gia vào rất nhiều chiến dịch trên khắp thế giới. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia vào các hoạt động tại Afghanistan, cũng như các hoạt động gìn giữ hòa bình tại khu vực Balkan. Thổ Nhĩ Kỳ cũng duy trì một lực lượng quân sự lớn ở miền Bắc Síp.
9. Hàn Quốc
Không quân Hàn Quốc được đánh giá là lớn thứ 6 trên thế giới.
Hàn Quốc đã tăng chi tiêu quốc phòng trước sự gia tăng chi tiêu quân sự của cả Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như mối đe dọa từ Triều Tiên. Hiện ngân sách quốc phòng của Hàn Quốc là 34 tỷ USD.
Hàn Quốc có lực lượng binh sĩ tương đối lớn so với dân số của nó với 640.000 quân thường trực và 2.900.000 quân dự bị. Hàn Quốc cũng có tới 2.346 xe tăng và 1.393 chiến đấu cơ. Quân đội Hàn Quốc nhìn chung được đào tạo rất tốt và thường xuyên tham gia tập trận với Mỹ. Lực lượng không quân của Hàn Quốc cũng được đánh giá là lớn thứ 6 trên thế giới.
10. Nhật Bản
Nhật Bản tăng chi tiêu quân sự để đối phó với Trung Quốc.
Trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ngày càng tăng, lần đầu tiên trong 11 năm qua, Nhật Bản đã tăng ngân sách quốc phòng. Nước này cũng bắt đầu mở rộng hoạt động quân sự trong 40 năm qua bằng cách lập thêm căn cứ quân sự mới ở các đảo. Nhật Bản chi 49,1 tỷ USD cho quốc phòng, đứng thứ 6 trên thế giới.
Quân đội Nhật Bản được trang bị khá hiện đại. Hiện Nhật Bản có 247.000 quân thường trực và 57.900 quân dự bị. Nhật Bản có 1.595 chiến đấu cơ, không quân lớn thứ 5 trên thế giới, và 131 tàu. Tuy nhiên, theo một điều khoản hòa bình trong hiến pháp, quân đội Nhật Bản không được phép tấn công.
11. Israel
Israel có chi tiêu quốc phòng lớn so với các nước láng giềng
Israel có chi tiêu quốc phòng lớn so với các nước láng giềng. Năm 2009, Israel đã dành 18,7 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng. Hiện, ngân sách quốc phòng của nước này là 15 tỷ USD.
Phần lớn ngân sách được sử dụng cho các công nghệ quốc phòng. Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel, có khả năng chặn tên lửa từ các vùng lãnh thổ Palestine.
Theo Infonet
TQ sa thải cảnh sát trưởng 'thiên đường mại dâm' Các nhà chức trách tỉnh Quảng Đông đã sa thải cảnh sát trưởng thành phố Đông Quản, nơi được mệnh danh là "thiên đường mại dâm" tại Trung Quốc, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin. Yan Xiaokang, phó thị trưởng kiêm cảnh sát trưởng thành phố Đông Quản, đã bị cách chức vì "không hoàn thành nhiệm vụ trong việc...