NATO coi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh
Lãnh đạo NATO coi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh, thách thức về mọi mặt và cam kết chống lại sự trỗi dậy của Bắc Kinh.
Tuyên bố chung của các lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau hội nghị thượng đỉnh ngày 14/6 chỉ ra Trung Quốc là mối đe dọa an an ninh đối với liên minh phương Tây, đánh dấu lập trường mạnh mẽ của nhóm đối với Bắc Kinh.
“Những hành vi quyết đoán và tham vọng của Trung Quốc đã đặt ra những thách thức về mọi mặt đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và các lĩnh vực liên quan tới an ninh liên minh”, tuyên bố chung sau hội nghị cho hay.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc từ Baltic tới châu Phi khiến NATO phải có sự chuẩn bị.
“Trung Quốc đang tiến gần chúng ta hơn. Chúng ta thấy Trung Quốc trên không gian mạng, ở châu Phi và cũng thấy Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng ta. Chúng ta cần cùng nhau ứng phó như một liên minh”, ông nói.
Video đang HOT
Phiên họp của lãnh đạo NATO ở Brussels ngày 14/6. Ảnh: AP.
Tuyên bố chung của NATO đưa ra một ngày sau khi nhóm G7 ra tuyên bố về các vấn đề nhân quyền ở khu vực Tân Cương, kêu gọi Hong Kong duy trì mức độ tự chủ cao và nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định trên eo biển Đài Loan. Bắc Kinh lập tức lên tiếng chỉ trích tuyên bố chung của G7 về loạt vấn đề Trung Quốc là hành vi can thiệp nội bộ và kêu gọi nhóm này “ngừng vu khống”.
Dù có lập trường khá cứng rắn với Bắc Kinh, tuyên bố chung của NATO ngày 14/6 cũng đưa ra triển vọng về “một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với Trung Quốc”.
Trước đó cùng này, Tổng thống Joe Biden nói với các đồng minh châu Âu rằng hiệp ước phòng thủ chung của NATO là “nghĩa vụ thiêng liêng” với Mỹ, đánh dấu sự thay đổi rõ ràng về giọng điệu so với Donald Trump, người tiền nhiệm từng đe dọa rút Mỹ khỏi liên minh này và cáo buộc các nước châu Âu đóng góp ít cho ngân sách chung.
“Tôi muốn tất cả châu Âu biết rằng Mỹ luôn ở đó. NATO cực kỳ quan trọng với chúng tôi”, Biden nói.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, người tham dự hội nghị NATO cuối cùng trước khi từ chức vào tháng 9 tới, mô tả sự góp mặt của Biden là mở đầu cho một chương mới.
Thêm hai chiến hạm NATO vào Biển Đen
Khu trục hạm Defender và Evertsen tiến vào Biển Đen chỉ một ngày sau khu trục hạm Mỹ, khiến Nga điều thêm lực lượng theo dõi.
"Các lực lượng thuộc Hạm đội Biển Đen hải quân Nga đã triển khai theo dõi hoạt động của tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Defender thuộc hải quân Anh và tàu hộ vệ tên lửa Evertsen của hải quân Hà Lan. Cả hai tàu đã tiến vào Biển Đen trong ngày 14/6", Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Quốc gia Nga ra thông cáo cho hay.
HMS Defender (trước) và HNLMS Evertsen vượt eo biển Bosphorus, tiến vào Biển Đen hôm 14/6. Ảnh: Twitter/YorukIsik .
HMS Defender là tàu khu trục phòng không lớp Type 45, trong khu HNLMS Evertsen là tàu hộ vệ phòng không lớp De Zeven Provincien. Cả hai tàu đều nằm trong nhóm tác chiến tàu sâu bay HMS Queen Elizabeth đang thực hiện hành trình dự kiến kéo dài 28 tuần qua Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Ấn Độ Dương, Biển Đông rồi tới Thái Bình Dương.
Đợt triển khai diễn ra chỉ một ngày sau khi tàu khu trục USS Laboon của Mỹ tiến vào Biển Đen. NATO định kỳ điều chiến hạm tới Biển Đen để thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine, hoạt động thường xuyên bị Nga phản đối.
Căng thẳng ở miền đông Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi giao tranh giữa quân đội chính phủ Ukraine và phe ly khai tiếp tục nổ ra. Lực lượng ly khai ngày 11/6 cáo buộc quân chính phủ Ukraine hạ sát 5 dân quân, trong khi Ukraine cho biết một binh sĩ thiệt mạng trong đợt pháo kích của phe ly khai.
Khu vực Biển Đen. Đồ họa: Washington Post .
NATO liên tục mở rộng hiện diện sang phía đông bằng các cuộc tập trận và điều lực lượng sát biên giới Nga từ năm 2014, trong bối cảnh quan hệ song phương xấu đi. Khối hiệp ước đã triển khai hàng chục lượt tàu chiến trên Biển Đen, trong khi máy bay do thám liên tục hoạt động gần bán đảo Crimea, nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen hải quân Nga.
Moskva nhiều lần phản đối, cho rằng hành động của NATO làm suy yếu ổn định khu vực và dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới, cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng.
Trung Quốc phủ bóng thượng đỉnh NATO Lãnh đạo NATO trong hội nghị thượng đỉnh có thể cảnh báo về mối đe dọa an ninh khi Trung Quốc tăng hiện diện ở Đại Tây Dương. "Trung Quốc đang áp sát chúng ta. Chúng ta đã thấy họ trên không gian mạng, ở châu Phi, nhưng cũng chứng kiến Trung Quốc đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng trọng yếu...