NATO cho Nga lựa chọn- đầu hàng hay là chết
Tờ Sự Thật của Nga nhận định, nguy cơ chiến tranh hạt nhân chưa bao giờ cao như lúc này khi Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tập trung hệ thống vũ khí ở các quốc gia chây Âu ngay sát biên giới Nga.Báo Sự Thật dẫn bình luận của các chuyên gia là các nhà hoạt động hoà bình gồm Leif Elinder, Anders Romelsj, và Martin Gelin cho rằng, những nước mà NATO đặt hệ thống tên lửa và các vũ khí hạng nặng sẽ là mục tiêu chính nếu Tổng thống Nga Putin quyết định đáp trả.
Hiện nay, cả Nga và Mỹ đã công khai buộc tội lẫn nhau đã tạo ra mối đe doạ hiện hữu.
Theo báo này, việc Mỹ xây dựng, thiết lập hệ thống vũ khí hạt nhân xung quanh nước Nga đã dẫn đến tình trạng vô cùng nguy hiểm.
Một cuộc tập trận bắn tên lửa của NATO.
Romania và Ba Lan mới đây đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis với sự hỗ trợ của NATO. Tổng thống Putin cảnh báo hai nước này rằng trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột quân sự họ sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên.
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry đã cảnh báo về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang tăng cao hơn bao giờ hết vì NATO đang mở rộng hoạt động về phía đông.
Video đang HOT
Và hệ thống phòng thủ tên lửa được đặt ở Romania và Ba Lan, có thể dễ dàng được tái trang bị để dùng vũ khí tấn công. Những năm gần đây các hệ thống vũ khí hạt nhân của Mỹ đã được hiện đại hóa, với chi phí 1 nghìn tỷ USD.
So với Nga, quỹ quốc phòng của NATO cao gấp mười lần. Nhiều quốc gia tin rằng họ sẽ có được sự bảo đảm nếu gia nhập NATO.
Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp Mỹ hoặc NATO khơi mào tấn công từ một trong các căn cứ gần biên giới của Nga, Bộ Tư lệnh Nga sẽ không có thời gian để phản ứng.
Báo Sự Thật cho rằng, NATO trên thực tế đã đưa ra cho Nga 3 sự lựa chọn:
Một là, đầu hàng và thống nhất vai trò như là một nước tay sai của Mỹ. Hai là, NATO sẽ tấn công phủ đầu khiến Nga mất khả năng để bảo vệ chính mình. Ba là, nếu sử dụng vũ khí chiến thuật chống lại tên lửa và các căn cứ của NATO ở châu Âu, đòn trả thù do Mỹ đứng đầu sẽ nhằm thẳng vào lãnh thổ của Nga.
Theo báo này, Tổng thống Nga Putin dường như đã tỏ rõ quan điểm rằng, Nga xem xét kịch bản thứ ba “sử dụng vu khí chiến thuật chống lại tên lửa và các căn cứ của NATO”. Câu hỏi đặt ra là khi nào ông Putin sẽ quyết định?
Trong mọi trường hợp, châu Âu sẽ là bên thua thiệt, tờ báo kết luận.
Theo Danviet
Lá chắn nhiều lỗ hổng của Nga trước hệ thống tên lửa Aegis Mỹ
Những trục trặc về tên lửa trong hệ thống phòng thủ Poliment Redut khiến Nga vẫn chưa thể tạo ra một lá chắn hải quân tin cậy để đối phó hệ thống Aegis Mỹ.
Tàu tuần dương hạt nhân Đô đốc Nakhimov Nga trang bị tên lửa phòng không S-400 và hệ thống phòng thủ tên lửa Pokiment Redut. Ảnh: Sputnik
Hồi đầu tháng 5, Nga nổi giận với việc Mỹ kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis ở Romania, tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả thích đáng. Tuy nhiên, hệ thống tên lửa phòng không Poliment Redut, được cho là câu trả lời của Nga với hệ thống Aegis Mỹ, đang gặp trục trặc trong quá trình thử nghiệm vận hành khiến Moscow gặp khó trong việc tạo ra một hệ thống phòng không tin cậy, theo National Interest.
Poliment Redut là hệ thống tên lửa phòng không gồm 4 ăng ten mảng pha đồng bộ có khả năng bám bắt 16 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống này được trang bị 4 hoặc 8 hệ thống phóng thẳng đứng để khai hỏa ba loại tên lửa khác nhau gồm tên lửa tầm ngắn 9M100 có tầm bắn 15 km, tên lửa tầm trung 9M96M có tầm bắn 40-50 km và tên lửa tầm xa 9M96 được cho là có thể tấn công các mục tiêu xa tới 150 km.
Những báo cáo gần đây cho thấy việc tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov, một thành tố trong hệ thống Poliment Redut, tiếp tục bị trì hoãn vận hành được cho là có liên quan đến các vấn đề phát sinh trong tích hợp hệ thống tên lửa này.
Chuyên gia quân sự Dmitry Gorenburg cho rằng hệ thống Poliment Redut của Nga gặp vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều so với việc tích hợp. Hôm 15/7, tờ Gazeta.ru đưa tin Bộ Quốc phòng Nga đã chấm dứt việc thử nghiệm hệ thống này do tiếp tục gặp trục trặc với tên lửa tầm xa 9M96, khi nhiều quả tên lửa gặp sự cố ba giây sau khi phóng.
Một số báo cáo khác cũng cho thấy hệ thống Redut hoạt động tốt khi tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách 40 km nhưng thất bại khi tấn công mục tiêu tầm xa. Hồi năm 2014, Nga thử nghiệm hệ thống Redut trên tàu hộ vệ lớp Steregushchiy nhưng chúng chỉ có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 15 km do hệ thống radar tầm trung Furke-2 hoạt động không hiệu quả.
Thay vì tiếp tục thử nghiệm, Nga phải lập ra một ủy ban liên ngành để điều tra, dấu hiệu cho thấy các vấn đề phát sinh trong hệ thống tên lửa phòng không này thực sự nghiêm trọng và khó lòng khắc phục trong một sớm một chiều, theo Gordenburg.
Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là Cục Thiết kế Cơ khí Fakel, công ty phụ trách phát triển tên lửa, được cho là không có thiết kế tên lửa phù hợp với các yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga. Cơ quan này đã chế tạo ra các tên lửa chất lượng tương đối kém do sử dụng các công nghệ và trang thiết bị lạc hậu có từ thời Liên Xô.
Hệ thống tên lửa phòng không Poliment Redut dự kiến được lắp đặt trên các tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov và tàu hộ vệ lớp Steregushchiy của hải quân Nga.
Tuy nhiên, với việc các tàu hộ vệ đã tích hợp một phần hệ thống Redut không thể tấn công các mục tiêu tầm xa, dường như Nga chỉ có một lựa chọn là cần thêm thời gian thể tích hợp Poliment Redut vào tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov sau thời gian dài bị trì hoãn, Gordenburg nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Romania phản bác nhận xét của Tổng thống Putin về lá chắn tên lửa Bộ Ngoại giao Romania bày tỏ sự ngạc nhiên về cách Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận xét về hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này, hãng tin ATC Media (Romania) cho biết. Bộ Ngoại giao Romania lên tiếng sau những phát biểu của Tổng thống Putin liên quan tới hệ thống phòng thủ tên lửa đặt ở nước này. REUTERS...