NATO chính thức khởi động phê chuẩn Phần Lan, Thuỵ Điển làm thành viên
Tiến trình phê chuẩn việc Phần Lan, Thuỵ Điển gia nhập NATO sẽ phụ thuộc vào mỗi quốc gia thành viên NATO và thường kéo dài từ 8 đến 12 tháng.
30 quốc gia thành viên khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO ngày hôm nay, 5/7, sẽ chính thức ký nghị định thư về việc kết nạp Phần Lan và Thuỵ Điển vào NATO để qua đó khởi động tiến trình phê chuẩn đơn xin gia nhập của hai quốc gia Bắc Âu tại Nghị viện mỗi quốc gia thành viên NATO.
Nghị định thư được ký trong ngày 5/7 tại Brussels sẽ chính thức khởi động tiến trình xét duyệt đơn xin gia nhập khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO của Phần Lan và Thuỵ Điển. Để được trở thành thành viên chính thức của Liên minh quân sự, hai quốc gia Bắc Âu cần nhận được sự đồng ý của Nghị viện toàn bộ 30 quốc gia thành viên NATO.
Trong ngày 4/7, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto, Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan, Antti Kaikkonen và Ngoại trường Thuỵ Điển, Ann Linde đã có các thảo luận cuối cùng với các quan chức NATO, tại Brussels để khẳng định một cách chính thức nguyện vọng gia nhập NATO cũng như năng lực đáp ứng với các nghĩa vụ chính trị, pháp lý và quân sự của khối.
Video đang HOT
NATO chuẩn bị kết hợp Phần Lan và Thụy Điển. Ảnh: NATO
Trước đó, tại cuộc họp Thượng đỉnh NATO diễn ra trong tuần trước tại Madrid, Tây Ban Nha, các nước thành viên NATO đã chính thức gửi lời mời Phần Lan, Thuỵ Điển gia nhập Liên minh quân sự, sau khi rào cản cuối cùng là sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ được gỡ bỏ.
Việc Phần Lan, Thuỵ Điển gia nhập NATO sẽ là sự kiện có tính bước ngoặt, tạo nên thay đổi về cấu trúc an ninh lớn nhất tại châu Âu kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và được xem là một trong những hệ quả trực tiếp của cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Tiến trình phê chuẩn việc Phần Lan, Thuỵ Điển gia nhập NATO sẽ phụ thuộc vào mỗi quốc gia thành viên NATO và thường kéo dài từ 8 đến 12 tháng. Tuy nhiên tại Thượng đỉnh NATO tuần trước, hầu hết các nước thành viên NATO đều cam kết sẽ đẩy nhanh tiến trình phê chuẩn để Phần Lan, Thuỵ Điển sớm trở thành thành viên đầy đủ của NATO, qua đó loại bỏ các nguy cơ về an ninh với hai quốc gia này trong thời gian chờ đợi.
Ẩn số duy nhất vẫn là thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayip Erdogan mặc dù đã rút lại việc phản đối Phần Lan, Thuỵ Điển gia nhập NATO nhưng vẫn cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ bất cứ lúc nào cũng có thể ngăn cản tiến trình này nếu hai quốc gia Bắc Âu không thực hiện các cam kết và nhượng bộ đã ký trong Thoả thuận 3 bên với Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó gây tranh cãi nhất là việc dẫn độ một số thành viên lực lượng người Kurd, mà Thổ Nhĩ Kỳ cho là thuộc thành phần khủng bố, hiện đang sống ở Phần Lan và Thuỵ Điển về Thổ Nhĩ Kỳ để xét xử./.
NATO không thể đảm bảo tư cách thành viên cho Phần Lan và Thuỵ Điển
Tổng thư ký Tổ chức ước Bắc Đại THiệp ây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này không chắc có thể vượt qua sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ để Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), hồi tháng 5, hai quốc gia Bắc Âu từng có lịch sử hàng trăm năm trung lập là Phần Lan và Thuỵ Điển đã chính thực nộp đơn xin gia nhập NATO.
Trong khi NATO hy vọng sẽ đẩy nhanh quá trình kết nạp các thành viên mới, Thổ Nhĩ Kỳ đã ngăn chặn động thái này. Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Phần Lan và Thụy Điển ngừng hỗ trợ các thành viên của đảng Công nhân Người Kurd ly khai (PKK) mà nước này liệt vào danh sách khủng bố, đồng thời dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với nước này.
Hôm 22/6, trong cuộc phỏng vấn với tờ Politico, khi được hỏi về vấn đề này, ông Stoltenberg trả lời: "Liên minh của chúng tôi dựa trên sự đồng thuận, đó là cách chúng tôi đưa ra quyết định trong khối. Đôi khi, sẽ xảy ra tình huống một hoặc một số đồng minh không có cùng quan điểm với các thành viên còn lại, khi đó chúng tôi cần phải vượt qua trở ngại này".
Ông Stoltenberg nói thêm rằng Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn gia nhập NATO cách đây ít tuần, và mục tiêu của NATO vẫn là đảm bảo rằng hai quốc gia này có thể sớm gia nhập khối. Ông nhấn mạnh: "Tôi không thể đảm bảo nhưng đó vẫn là mục tiêu của tôi".
Ông Stoltenberg ca ngợi Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có tầm quan trọng lớn đối với NATO và giữ vai trò then chốt trong nỗ lực chống khủng bố, cũng như vị trí địa lý chiến lược trên Biển Đen.
"Vì vậy, khi họ nêu ra mối quan ngại, tất nhiên, chúng tôi phải ngồi xuống và sau đó giải quyết những mối lo ngại đó. Đó chính xác là những gì chúng tôi đang thảo luận. Và sau đó tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể tìm ra một giải pháp để cho phép Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO càng sớm càng tốt ", ông giải thích.
Mỹ cũng đã lên tiếng ủng hộ việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển, giúp củng cố sườn phía đông bắc của liên minh quân sự này.
Trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề châu Âu và Á - Âu, bà Karen Donfried, nhận định: "Chúng tôi tin tưởng rằng vấn đề này sẽ được giải quyết theo hướng tích cực. Việc Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập NATO đang được ủng hộ mạnh mẽ trong liên minh quân sự".
Về phần mình, Nga cho biết Thụy Điển và Phần Lan sẽ chỉ gây tổn hại cho an ninh chính quốc gia của chính họ khi gia nhập NATO. Đồng thời, Moskva cam kết sẽ điều chỉnh thế trận quân sự của mình trong khu vực, nếu hai quốc gia này gia nhhập liên minh quân sự do phương Tây dẫn đầu.
Thụy Điển hy vọng gia nhập NATO giúp tăng sức mạnh phòng thủ của Bắc Âu Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển, ông Peter Hultqvist nhận định khả năng phòng thủ khu vực Bắc Âu sẽ được tăng cường nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Quốc kỳ của các nước thành viên NATO tại trụ sở ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP Trong một phát biểu trên đài phát...