NATO chỉ trích Trung Quốc bắt nạt láng giềng ở Biển Đông
Tổng thư ký NATO chỉ trích Trung Quốc thách thức luật pháp quốc tế, bắt nạt láng giềng và cản trở tự do hàng hải ở Biển Đông.
Phát biểu tại Đối thoại Raisina trực tuyến, hội nghị hàng đầu của Ấn Độ về địa chính trị và địa kinh tế, hôm 13/4, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg lưu ý sự trỗi dậy của Trung Quốc là vấn đề toàn cầu có ý nghĩa quyết định đối với tất cả.
Ông cho rằng Trung Quốc mạnh lên mang lại một số cơ hội, như giúp hàng triệu người thoát đói nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng, đồng thời là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của nhiều quốc gia NATO. Theo ông, Trung Quốc sẽ sớm có nền kinh tế lớn nhất thế giới, cùng với vai trò là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nước này sẽ “góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề của thời đại”, như thương mại quốc tế hay biến đổi khí hậu.
“Nhưng chúng ta phải nhận thức rõ ràng những thách thức đi kèm với sự trỗi dậy của Trung Quốc”, Stoltenberg nói.
Ông cho rằng Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh quân sự đi đôi với kinh tế. Nước này đã tăng gấp ba lần chi tiêu quân sự trong thập kỷ qua, hiện có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới và tiếp tục đầu tư ồ ạt vào hiện đại hóa quân đội.
Video đang HOT
“Trung Quốc cũng không chia sẻ các giá trị với chúng ta”, ông cho hay, viện dẫn chính sách của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hay vấn đề Hong Kong.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở của tổ chức ở Brussels, Bỉ tháng trước. Ảnh: Reuters .
“Chúng ta cũng chứng kiến những động thái quyết liệt hơn của Bắc Kinh nhằm thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Họ đang công khai đe dọa Đài Loan, hăm dọa các nước láng giềng trong khu vực và cản trở tự do hàng hải ở Biển Đông”, ông nói, nhấn mạnh sự trỗi dậy của Trung Quốc “có tác động thực sự đối với an ninh của chúng ta”.
“Trung Quốc đang tiến gần chúng ta hơn, đòi hỏi sự chú ý và hành động tập thể của chúng ta”, Stoltenberg nhấn mạnh. “NATO muốn tương tác gần hơn với những người bạn và đối tác trên khắp thế giới, bởi đó là cách tốt nhất để bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, bảo vệ xã hội và nền dân chủ chúng ta”.
NATO là liên minh quân sự giữa 30 quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ. Stoltenberg cho rằng NATO là nền tảng quan trọng để ứng phó với các tác động an ninh của một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Phát biểu của ông được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường hoạt động quân sự ở Biển Đông và khu vực biên giới với Ấn Độ. Theo ông, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng hơn và NATO nhận thấy giá trị của việc tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác với các nước trong khu vực.
Trong bài phát biểu, Stoltenberg cũng nhấn mạnh Ấn Độ đóng vai trò quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái bình Dương và khẳng định NATO có tiềm năng rất lớn để hợp tác với New Delhi theo những cách khác nhau.
“Ấn Độ là nhân tố quan trọng và tích cực trên trường quốc tế. Quốc gia này là một trong những nước đóng góp nhiều nhất cho các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, hiện là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và sẽ giữ chức chủ tịch G20 vào năm 2023″, ông nói, thêm rằng Ấn Độ thực sự quan trọng trên trường quốc tế.
NATO khẳng định vai trò trung tâm trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương
Ngày 23/3, trong ngày làm việc đầu tiên của hội nghị ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang diễn ra tại Brussels (Bỉ), các nha ngoai giao hang đâu cua cac nươc thanh viên liên minh quân sự đa trao đổi quan điểm về chương trình nghị sự 2030 (NATO 2030), tinh hinh Afghanistan và an ninh trên toàn khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Toàn cảnh Hội nghị Ngoại trưởng NATO tại Brussels, Bỉ ngày 23/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố chung của ngoại trưởng các nước NATO cũng tái khẳng định vai trò trung tâm của tổ chức quân sự này trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa châu Âu và Bắc Mỹ.
Thông bao của NATO dân lơi Tổng Thư ký Jens Stoltenberg cho biêt, các ngoại trưởng đã có một cuộc thảo luận rất tích cực về sáng kiến NATO 2030, đăc biêt la cách liên minh có thể tiếp tục thích ứng với một môi trường an ninh đang thay đổi nhanh chóng, với các mối đe dọa gia tăng và cạnh tranh mang tính hệ thống, những thay đổi lớn trong cán cân quyền lực toàn cầu và những thách thức ngày càng tăng đối với các quy tắc trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Tổng thư ký NATO Stoltenberg khăng đinh: "Tất cả chúng tôi đều đồng ý rằng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vẫn là nền tảng của phòng thủ tập thể, là trung tâm của sự gắn kết chính trị và là trụ cột thiết yếu cho trật tự dựa trên luật lệ".
Về Afghanistan, các ngoại trưởng của 30 nước thành viên NATO nhấn mạnh sự ủng hộ manh me đối với tất cả các nỗ lực nhằm phục hồi tiến trình hòa bình, bởi vì một giải pháp được đưa ra thông qua đam phan là cách duy nhất để đạt được nền hòa bình bền vững, ngăn Afghanistan trở thành cơ sơ cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Ngoại trưởng các nước NATO cũng trao đổi về tinh hinh Trung Đông và Bắc Phi, trong đo co cac nhiêm vu cua NATO ơ Iraq. Cac ngoại trưởng đa lưu y tầm quan trọng của việc củng cố quan hệ đối tác của liên minh nay trong khu vực. Theo Tông thư ky Stoltenberg, để xây dựng sự ổn định tôt hơn, NATO cung nên củng cố quan hệ đối tác với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc.
Hàng loạt chủ đề 'nóng' được thảo luận tại hội nghị ngoại trưởng NATO Phóng viên TTXVN tại Praha dẫn thông bao cua NATO ngay 22/3 cho biết, Tổng Thư ký Jens Stoltenberg xác nhận rằng Sáng kiến NATO 2030, mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, các cuộc tấn công mạng, sự trỗi dậy của Trung Quốc và biến đổi khí hậu... se la nhưng chu đê đươc thao luân tai hôi nghi ngoại trưởng...