NATO chặn máy các bay ném bom của Nga trên Biển Baltic
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 9/12 cho biết các máy bay chiến đấu của tổ chức này đã chặn một phi đội gồm 6 máy bay ném bom có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân của Nga trên bầu trời Biển Baltic.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear. (Nguồn: russian-aircarft.blogspot.com)
Theo Người phát ngôn NATO Oana Lungescu, các máy bay chiến đấu F-16 của Bồ Đào Nha thực hiện nhiệm vụ của NATO đã chặn 4 máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear và 2 máy bay ném bom tầm xa Tu-22M Backfire của Nga trên không phận quốc tế.
Theo bà Lungescu, mặc dù phần lớn các vụ chặn máy bay được tiến hành trên bầu trời khu vực Baltic là “thông thường” song việc chặn tới 6 máy bay ném bom cho thấy “mức độ hoạt động quân sự đáng kể của Nga.”
Trong hai vụ việc khác vào tối 7/12, các máy bay của NATO đã chặn tổng cộng 7 máy bay quân sự của Nga, trong đó có các máy bay Tu-134 được sử dụng cho việc huấn luyện và vận chuyển hành khách và máy bay vận tải An-72.
Video đang HOT
>> Ông Putin: Có triển vọng trong giải quyết khủng hoảng ở Ukraine>> Mỹ và phương Tây đạo diễn chính cuộc khủng hoảng ở Ukraine?>> Khủng hoảng Ukraine liệu có cơ hội được giải quyết?
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gần đây cho biết liên minh quân sự này đã tiến hành khoảng 400 phi vụ chặn máy bay Nga gần không phận các nước thành viên của liên minh quân sự này trong năm nay, tăng 50% so với năm ngoái.
NATO cũng đã triển khai thêm nhiều máy bay, tàu chiến và binh sỹ để bảo đảm an ninh cho các quốc gia thành viên mới, như các nước vùng Baltic và Ba Lan, giữa lúc quan hệ giữa Nga và phương Tây căng thẳng liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine./.
Theo NTD
Nga triển khai hệ thống tên lửa S-300 tới Crimea
Hãng tin RIA Novosti trích nguồn tin từ Hạm đội biển Đen ngày 3-12 cho biết lực lượng quân sự Nga tại Crimea đã nhận được hệ thống tên lửa đất đối không S-300PMU Favorit mới để bảo vệ không phận bán đảo.
Nguồn tin tiết lộ: "Với sự xuất hiện của S-300PMU, một hệ thống phòng thủ tên lửa đã chính thức được xây dựng trên bán đảo, giúp Hạm hội Biển Đen tránh khỏi các mối đe dọa từ trên không".
Hệ thống tên lửa kể trên, được Bộ Quốc phòng Mỹ gọi là SA-10f và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gọi là Grumble, đã tới Crimea trong tháng 11 vừa qua, không rõ số lượng và khu vực triển khai.
Hiện "gia đình" S-300 của Nga được xem là một trong những hệ thống tên lửa phòng không tốt nhất thế giới. Chúng sử dụng hệ thống radar giám sát tối tân Big Bird và có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách tối đa 200 km.
Gia đình S-300 của Nga được xem là một trong những hệ thống tên lửa chống máy bay tốt nhất thế giới.
Thế hệ tên lửa S-300PMU được Nga xuất khẩu ra Thị trường vào năm 1992, trong khi S-300 được Liên Xô cũ triển khai từ năm 1979.
Hồi tuần trước, Moscow cũng gửi 10 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27SM và 4 máy bay tiêm kích - ném bom Su-30 tới căn cứ không quân Belbek, ngoại ô TP Sevastopol của Crimea nhằm tăng cường sức mạnh quân sự trên bán đảo.
Trong khi đó, tối 2-12, tại Brussels - Bỉ, ngoại trưởng các nước phương Tây kêu gọi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tái thiết lập các kênh liên lạc quân sự với Moscow, giữa thời điểm Nga tiến hành một số cuộc tập trận quân sự có khả năng châm ngòi cho một cuộc xung đột.
Ngoại trưởng các nước thành viên NATO đề nghị xây dựng cơ chế quản lý khủng hoảng giữa Nga và phương Tây - đang bị âm hưởng của thời kỳ Chiến tranh lạnh đè nặng.
Đây có thể xem là dấu hiệu mới nhất cho thấy cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã tác động tồi tệ đến mối quan hệ Đông - Tây trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
Phát ngôn viên NATO Oana Lungescu cho biết: "Các ngoại trưởng đã nhất trí tại thời điểm này cần đẩy mạnh nhu cầu thông tin liên lạc quân sự giữa Nga và NATO để tránh xảy ra sự cố. Giới chức quân sự NATO nên giữ các kênh thông tin liên lạc hoạt động cởi mở và sử dụng chúng khi cần thiết để tránh gây ra hiểu lầm liên quan đến các hoạt động quân sự".
Đại diện thường trực của Nga tại NATO, ông Alexander Grushko, khẳng định Moscow sẵn sàng tham gia thiết lập các kênh quân sự theo yêu cầu. Ông Grushko tuyên bố: "Chúng tôi sẽ xem xét ý tưởng tái xây dựng một số hình thức liên lạc quân sự của NATO".
Theo NTD
Kết quả "trưng cầu dân ý" quyết định việc Ukraine có gia nhập NATO hay không Trao đôi vơi cac phong viên sau cuôc hôi đam vơi ngươi đông câp Lithuania, Dalia Grybauskaite, Tông thông Ukraine, Petro Poroshenko tuyên bô, viêc Kiev co trơ thanh thanh viên cua Tô chưc Hiêp ươc Băc Đai Tây Dương (NATO) hay không còn phu thuôc vao kêt qua cua cuôc trưng câu dân y săp tơi. Tông thông Ukraine, Petro Poroshenko Tông...