NATO chặn chiến đấu cơ Nga trên biển Baltic
NATO hôm 17/3 ngăn chặn các máy bay tiêm kích Nga trên biển Baltic, trong bối cảnh Moscow đang kỷ niệm một năm sáp nhập Crimea bằng một trong những cuộc tập trận lớn nhất suốt nhiều năm qua.
Một chiến đấu cơ Su-27 của Nga. Ảnh: Jet Photos
Một nhóm gồm 8 chiến đấu cơ Su-27 và Su-34 cùng ba máy bay vận tải Nga bị chặn đứng trên vùng biển quốc tế, Reuters dẫn lời bà Viktorija Cieminyte, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Litva hôm qua cho biết.
“Đây là những chiến đấu cơ đầu tiên của Nga bị đơn vị tuần tra trên không trực thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngăn chặn trong năm nay”, bà Cieminyte nói, thêm rằng các phi công Nga đã tắt thiết bị phát đáp để tránh radar thương mại và không đáp lại trạm kiểm soát không lưu.
“Các chuyến bay dân sự đi qua vùng Biển Baltic bị đe dọa trước hành động mờ ám của những chiến đấu cơ này”, bà nhấn mạnh. Máy bay của Moscow đã thực hiện hành trình bay không báo trước từ đại lục Nga tới vùng Kaliningrad, giáp với Ba Lan và Litva, 2 quốc gia thành viên NATO.
Video đang HOT
Theo báo cáo thống kê hàng tuần của Bộ Quốc phòng Litva, khoảng 16 máy bay quân sự khác của Nga, thuộc các chủng loại như máy bay thu thập thông tin tình báo, phi cơ tiếp liệu trên không và máy bay vận tải, đã bị lực lượng tuần tra vùng Baltic của NATO ngăn chặn trong năm nay.
Nga đã nhiều lần khẳng định không quân nước này chỉ thực hiện các chuyến bay huấn luyện trong không phận quốc tế và tuân thủ đầy đủ các quy tắc quốc tế hiện hành.
Một năm sau khi sáp nhập Crimea, Nga hôm 16/3 thông báo bắt đầu triển khai cuộc tập trận quy mô có sự tham gia của nhiều máy bay chiến đấu, tàu ngầm và hơn 45.000 binh lính, dọc theo khu vực từ Bắc Cực đến Biển Đen.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Vatican ủng hộ dùng vũ lực ngăn chặn hành động diệt chủng của IS
Tổng giám mục Silvano Tomasi, nhà ngoại giao cao nhất của Vatican ở Liên Hiêp Quốc, lên tiếng ủng hộ việc dùng vũ lực nhằm chấm dứt hành động diệt chủng của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria, một động thái bất thường vì lâu nay Vatican luôn phản đối sử dụng vũ lực, theo AFP.
Những người tình nguyện từ cộng đồng người thiểu số Yazidi ở Iraq cùng lực lượng dân quân người Kurd tham gia cuộc chiến chống IS - Ảnh: Reuters
Trong cuộc phỏng vấn với trang web Crux, trang web Thiên chúa giáo của Mỹ, ngày 15.3, Tổng giám mục người Ý Tomasi cho biết các tay súng IS có hành động diệt chủng trên quy mô lớn và thế giới cần phải can thiệp, theo AFP.
"Chúng ta phải ngăn chặn hành động diệt chủng này", Tổng giám mục Tomasi nói với Crux.
"Nếu không trong tương lai, chúng ta sẽ phải khóc than trong hối tiếc vì sao chúng ta đã không làm điều gì đó, vì sao chúng ta lại để cho một thảm kịch khủng khiếp như thế này xảy ra", ông Tomasi nói.
Ông Tomasi cho rằng "một liên minh" là cần thiết để đưa ra các giải pháp chính trị mà không cần phải dùng bạo lực.
"Nhưng nếu điều này là không thể thì việc sử dụng vũ lực là cần thiết", ông Tomasi nói.
Giáo hoàng Francis từng lên án "hành động hung ác không thể tha thứ được" của IS đối với cộng đồng người Thiên chúa giáo và những dân tộc thiểu số ở Iraq và Syria.
Hồi tháng rồi, IS đã bắt cóc 220 người Assyria theo Thiên chúa giáo ở Syria. IS cũng đã tung lên mạng đoạn video cho thấy cảnh chặt đầu 21 người Ai Cập theo Thiên Chúa giáo ở Libya, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Khi Đức, Pháp tuyệt vọng tìm đến Nga Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm qua, 6/2, đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm tìm cách ngăn chặn tình trạng leo thang xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, hy vọng về một bước đột phá là khá mờ nhạt. Cuộc gặp giữa ba nhà lãnh...