NATO biến Vilnius thành ‘pháo đài’ trước thềm hội nghị thượng đỉnh
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) đã biến Vilnius thành một pháo đài được bảo vệ nghiêm ngặt bằng các loại vũ khí tiên tiến để bảo vệ các nguyên thủ, lãnh đạo liên minh họp vào tuần tới tại nơi chỉ cách biên giới giữa Litva với Belarus 32km.
Các hệ thống phòng không Patriot của Đức tại sân bay Vilnius ngày 7/7. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, 16 đồng minh NATO đã gửi tổng cộng khoảng 1.000 binh sĩ tới Litva để bảo vệ hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra ngày 11-12/7. Bên cạnh đó, nhiều nước cũng đang cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến mà quốc gia vùng Baltic còn thiếu.
Trong một tuyên bố ngày 8/7, Tổng thống Litva Gitanas Nausea cho biết: “Sẽ là vô trách nhiệm hơn nếu bầu trời của chúng ta không được bảo vệ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo của 40 quốc gia đến”.
Các quốc gia Baltic gồm Litva, Estonia và Latvia, từng thuộc Liên Xô nhưng từ năm 2004, các nước này đã gia nhập liên minh NATO và Liên minh châu Âu (EU). Ba nước này đều chi trên 2% GDP kinh tế của họ cho quốc phòng, một tỷ lệ lớn hơn so với hầu hết các đồng minh NATO khác.
Nhưng đối với khu vực có tổng dân số khoảng 6 triệu người, con số hơn 2% là không đủ để duy trì lực lượng quân sự lớn, đầu tư vào máy bay chiến đấu hoặc hệ thống phòng không tiên tiến riêng biệt.
Đức đã triển khai 12 hệ thống phóng tên lửa Patriot, dùng để đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình hoặc máy bay chiến đấu.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tây Ban Nha đã triển khai hệ thống phòng không NASAMS, Pháp đang gửi pháo tự hành Caesar. Pháp, Phần Lan và Đan Mạch đều cử các máy bay quân sự đến Litva, còn Vương quốc Anh và Pháp cũng cung cấp khả năng chống máy bay không người lái.
Ba Lan và Đức thì cử lực lượng đặc nhiệm và trực thăng tăng cường. Những quốc gia khác tích cực triển khai các biện pháp để đối phó với bất kỳ cuộc tấn công hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân tiềm ẩn nào.
Đối với Tổng thống Nauseda, nỗ lực đang diễn ra của liên minh nhằm đảm bảo an toàn hàng không trong cuộc gặp mặt của nhà lãnh đạo đồng nghĩa với việc NATO cần khẩn trương thiết lập hệ thống phòng không thường trực ở các quốc gia vùng Baltic.
“Chúng tôi phòng trước những gì sẽ xảy ra sau khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc và chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh để tạo ra một lực lượng luân phiên bảo vệ trên không thường trực”, nhà lãnh đạo nhấn mạnh.
Tại các ngôi làng bên cạnh biên giới Belarus, người dân địa phương nói với Reuters rằng họ cảm thấy hoàn toàn an toàn.
Tại sân bay Vilnius, 8 bệ phóng tên lửa Patriot do Đức điều hành đang đứng với vòi hướng về phía khu vực Kaliningrad của Nga. Hai bệ phóng khác hướng về phía Belarus. Tất cả các bệ phóng đã được đưa vào vận hành từ sáng 7/7.
“Litva yêu cầu chúng tôi bảo vệ hội nghị thượng đỉnh, và NATO cũng yêu cầu Đức giúp đỡ. Đây là câu trả lời của chúng tôi”, Trung tá Steffen Lieb – Chỉ huy đội Patriot triển khai – cho hay.
Trong mùa hè qua, Litva đã triển khai lực lượng bảo vệ biên giới gấp 3 lần tại biên giới Belarus và Nga từ các lực lượng thuộc Latvia và Ba Lan. Hai nước cũng đã cử cảnh sát giúp tuần tra Vilnius.
“Chúng tôi đang chuẩn bị cho kịch bản xảy ra các hành động khiêu khích”, chỉ huy biên phòng Rustamas Liubajevas nói. Ông nói thêm ông lo ngại làn sóng người di cư ở biên giới, hoặc sẽ xảy ra hành động vi phạm biên giới, xe quân sự xuất hiện ở biên giới mà không có lời giải thích. Hàng nghìn người di cư Trung Đông đã vượt qua biên giới Belarus vào năm 2021, trong một nỗ lực mà Litva và EU cho rằng do Minsk dàn dựng. Về phía mình, Belarus bác bỏ mọi cáo buộc.
Thị trưởng thành phố Vilnius đã yêu cầu người dân ra ngoại ô thành phố ở nếu không muốn cuộc sống bị gián đoán, do phần lớn trung tâm thành phố Vilnius sẽ bị phong toả cho hội nghị thượng đỉnh.
NATO 'loay hoay' tìm đồng thuận về Tổng thư ký mới
Trong nhiều tháng nay, châu Âu đã bị cuốn vào một cuộc tranh luận về việc ai sẽ thay thế Tổng Thư ký Stoltenberg, người dự kiến kết thúc nhiệm kỳ đã được gia hạn vào tháng 9 tới, sau gần 10 năm đảm nhiệm cương vị này.
Tổng thư ký Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP
Một cuộc tranh cãi sau hậu trường đang diễn ra giữa các quốc gia thành viên NATO trước hội nghị thượng đỉnh thường niên tiếp theo của liên minh quân sự này vào giữa tháng 7 tới để chọn người kế nhiệm Tổng thư ký Jens Stoltenberg, người đang là một trong những nhà lãnh đạo NATO tại vị lâu nhất trong lịch sử của khối.
Các ứng cử viên tiềm năng hàng đầu bao gồm Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace. Ông Stoltenberg, cựu Thủ tướng Na Uy, đã giữ chức vụ Tổng Thư ký thứ 13 của NATO từ năm 2014.
Các phương tiện truyền thông đang cho rằng ứng cử viên Frederiksen của Đan Mạch có tiềm năng nhất. Vị trí người đứng đầu chính phủ và giới tính của bà Mette Frederiksen là những lợi thế, do nhu cầu ngày càng tăng trong NATO để tìm một ứng cử viên nữ.
Tuy nhiên, một số thành viên NATO từ lâu đã ủng hộ một nhà lãnh đạo ở Đông Âu, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột ở Ukraine. Bên cạnh đó, nếu Thủ tướng Đan Mạch đảm nhiệm cương vị này, NATO sẽ có tổng thư ký với đại diện đến từ Bắc Âu lần thứ ba liên tiếp, sau ông Stoltenberg và trước đó là cựu Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen. Ngoài ra, Copenhagen đang "bị tụt lại phía sau" trong chi tiêu quốc phòng.
Ứng cử viên tiềm năng khác cho vai trò này, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Wallace, là một người có cả uy tín chính trị và kinh nghiệm chỉ huy quốc phòng cấp cao. Ngoài ra, ông Wallace là người duy nhất ở trong nội các Anh với 3 thủ tướng gần đây nhất. Tuy nhiên, một số quốc gia - chẳng hạn như Pháp - muốn ủng hộ một quan chức EU cho vị trí này vì họ đang mong đợi mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa NATO và EU.
Stefano Stefanini, cựu đại diện thường trực của Italy tại NATO, hiện là cố vấn cấp cao của Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế Italy (ISPI) ở Milan, nói với Izvestia rằng cuộc chạy đua vào vị trí người đứng đầu NATO không phải là "cuộc cạnh tranh giữa giới tính và kinh nghiệm về quân sự".
"Hai yếu tố - cá tính và sự đồng thuận - đóng vai trò lớn hơn. Sự kết hợp này rất quan trọng, vì dù một ứng cử viên rất giỏi cũng cần phải được tất cả các đồng minh chấp thuận, điều này không phải là hình thức", ông Stefanini nói.
Mặc dù sự chấp thuận có thể phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, nhưng trên thực tế, một ứng cử viên có thể bị phủ quyết bởi bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào. Cho đến nay, cuộc đua vẫn đang mở và chưa có quyết định nào được đưa ra, có nghĩa là một nhân tố mới có thể xuất hiện, đặc biệt là nếu cả bà Frederiksen và ông Wallace đều không nhận được sự chấp thuận của tất cả các thành viên NATO, chuyên gia Stefanini lưu ý.
"Đôi khi, những quyết định vào phút chót được đưa ra, như [trường hợp] năm 2009, khi ông Rasmussen được bổ nhiệm tại hội nghị thượng đỉnh Strasbourg-Kehl. Nhưng tôi không nghĩ kịch bản này có thể lặp lại trong những tình huống nhất định: các đồng minh NATO muốn đến hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius sắp tới với một quyết định đã được đưa ra", vị chuyên gia kết luận.
Tổng thư ký NATO hé lộ "kế hoạch ba điểm" dành cho Ukraine Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 8/7 cho biết NATO sẽ bàn thảo kế hoạch ba điểm trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Vilnius tuần tới nhằm đưa Ukraine đến gần hơn với việc gia nhập liên minh. "Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo trong liên minh sẽ đồng ý một kế hoạch gồm ba điểm nhằm đưa Ukraine...