NATO ‘bật đèn xanh’ để Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa?
Ukraine có lý do quân sự hợp lý để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga, một quan chức quân sự cấp cao của NATO cho biết vào thứ Bảy (14/9).
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp gỡ Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, Đô đốc Rob Bauer vào tháng 3/2024. Ảnh: REUTERS
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp tại Nhà Trắng vào thứ Sáu (13/9), khi các đồng minh của Ukraine thảo luận về việc liệu có nên chấp thuận cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa với mục đích tấn công tại lãnh thổ Nga.
Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố rằng sẽ coi phương Tây sẽ trực tiếp tham chiến với Nga nếu họ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây sản xuất.
Tại một cuộc họp ở Prague của Ủy ban Quân sự NATO – cơ quan quân sự cao nhất của liên minh, Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, cho biết luật pháp về xung đột vũ trang cho phép các nước tự vệ ngoài biên giới của quốc gia đó. Đồng thời, ông cũng nói thêm quyền đặt ra các giới hạn về việc sử dụng vũ khí có thể được đưa ra bởi quốc gia cung cấp.
Video đang HOT
” [Ukraine] có lý do chính đáng để làm như vậy, nhằm làm suy yếu các tuyến hậu cần, nhiên liệu, đạn dược đang được vận chuyển tới mặt trận của đối thủ.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các đồng minh cho phép Ukraine sử dụng các tên lửa phương Tây, bao gồm ATACMS của Mỹ và Storm Shadows của Anh, để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga nhằm hạn chế khả năng tấn công của Moscow.
Vào thứ Năm (12/9) Ông Putin nhận định việc lập trình tuyến bay của các tên lửa phải được thực hiện bởi các chuyên viên quân sự của NATO vì Kiev không có đủ khả năng thao tác thực hiện.
Quan chức NATO cảnh báo sự chuyển dịch của các cường quốc toàn cầu
Tại cuộc họp ở Brussels hôm 17/1, Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), kêu gọi các thành viên của liên minh mong đợi những điều bất ngờ và cảnh báo các mảng kiến tạo quyền lực đang dịch chuyển.
Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, Đô đốc Rob Bauer. Ảnh: AFP
"Để tăng cường phòng thủ tập thể, chúng ta cần cách tiếp cận toàn xã hội. Chúng ta cần các chủ thể công và tư thay đổi tư duy từ thời đại mà ở đó, mọi thứ đều có thể lên kế hoạch, có thể nhìn thấy trước, có thể kiểm soát được và tập trung vào hiệu suất, sang thời đại mà mọi thứ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Một thời đại mà chúng ta cần tập trung vào hiệu quả", đài Sputnik (Nga) dẫn lời ông Bauer nói.
Hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Donbass đóng vai trò quan trọng trong bài phát biểu của Đô đốc Bauer. Ông nhấn mạnh ngày 17/1 là ngày thứ 693 của cuộc xung đột và tiết lộ Ukraine sẽ nhận được sự hỗ trợ của NATO vào mỗi ngày trong thời gian sắp tới.
Ông nhận định cuộc xung đột kéo dài là dấu hiệu cho thấy tính hiệu quả của Ukraine, ngay cả khi cuộc phản công mùa hè năm ngoái đã không thể đảo ngược tình thế đang sa sút của Kiev trên chiến trường.
Nga cũng khiến các nhà quan sát phương Tây ngạc nhiên về khả năng phục hồi kinh tế. Nền kinh tế nước này tiếp tục phát triển bất chấp các lệnh trừng phạt do Mỹ dẫn đầu, mà Tổng thống Joe Biden mô tả sẽ giáng một "đòn chí mạng" vào nền kinh tế Nga"
Trong khi đó, các nền kinh tế châu Âu đang chùn bước trước sức ép của giá năng lượng tăng vọt do lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, ông Bauer khẳng định các nước châu Âu vẫn nên dành nhiều ngân sách hơn cho chi tiêu quân sự, đồng thời NATO cần một sự chuyển đổi để sẵn sàng cho chiến tranh.
Phó Tổng thư ký NATO Mircea Geoană cũng đồng ý với quan điểm trên. Ông nhấn mạnh rằng tại Hội nghị thượng đỉnh NATO năm ngoái ở Vilnius (Litva), các nhà lãnh đạo liên minh cũng đồng ý mục tiêu chi tiêu quốc phòng mới ít nhất là 2% GDP.
"Chúng ta sẽ tăng cường khả năng phòng thủ chung, đặc biệt là phòng thủ tên lửa và phòng không. Chúng ta sẽ tăng cường hỗ trợ cho Ukraine", ông Geoană nói thêm.
Binh sĩ Ukraine tham gia cuộc tập trận quốc tế "Rapid Trident" tại thành phố miền Tây Lviv. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Những bình luận này được đưa ra trong bối cảnh các cuộc bầu cử Mỹ đang nóng lên và ứng cử viên Donald Trump đã ghi dấu ấn. Theo các nhà quan sát, châu Âu có thể bị buộc phải tiếp quản nguồn cung viện trợ cho Kiev khi ông Trump thắng cử, cắt giảm hỗ trợ hoặc thậm chí tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tuy nhiên, tình trạng chia rẽ nội bộ giữa các nhà lãnh đạo châu Âu đang đe dọa nguồn viện trợ sát thương cho Kiev.
Năm ngoái, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã tuyên bố phản đối việc gửi vũ khí tới Ukraine. Nhiều cuộc tranh cãi cũng đã nổi lên giữa các nước Trung Âu về chính sách thương mại tự do của EU đối với Kiev. Trong đó, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk gần đây phàn nàn rằng chính sách này đang gây khó khăn cho nông dân địa phương.
Đô đốc Bauer khẳng định nhiệm vụ của NATO là đảm bảo rằng ý chí chính trị phù hợp với khả năng quân sự.
"Với việc trật tự quốc tế dựa trên các quy định đang chịu áp lực lớn, tầm quan trọng của điều này không thể bị phóng đại. Trên 3 triệu binh sĩ sẽ bảo vệ lá chắn phòng thủ của NATO", ông Bauer nhấn mạnh.
Guardian: Anh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga Chính phủ Anh đã bật đèn xanh cho việc Ukraine sử dụng tên lửa "Storm Shadow" nhằm vào sâu trong lãnh thổ Nga - tờ Guardian đưa tin ngày 11/9. Máy bay Tornado GR4 của Không quân Hoàng gia Anh mang theo hai tên lửa Storm Shadow. Ảnh: Airforce-tech Ngày 11/9, tờ Guardian dẫn các nguồn tin chính phủ ẩn danh cho biết,...