Nasdaq thắt chặt quy định niêm yết, hạn chế làn sóng IPO đến từ các doanh nghiệp Trung Quốc
Nasdaq chuẩn bị công bố những hạn chế mới đối với các đợt chào bán lần đầu ra công chúng ( IPO), một bước đi sẽ khiến các công ty Trung Quốc gặp khó khăn trong việc niêm yết tại thị trường Mỹ. Sự kiềm chế này là điểm nóng mới nhất trong mối quan hệ tài chính giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngày 18/5, một số người trong ngành cho biết rằng Nasdaq chuẩn bị công bố những hạn chế mới với các đợt IPO, một bước đi gây khó dễ cho các doanh nghiệp Trung Quốc muốn niêm yết tại Mỹ.
Mặc dù Nasdaq không công bố những hạn chế này nhằm vào các công ty Trung Quốc, nhưng động này này chủ yếu được thúc đẩy bởi việc các công ty có dự định IPO của Trung Quốc thiếu đi sự minh bạch và có quan hệ gần gũi với những người có quyền lực.
Tại thời điểm mà mối quan hệ đang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề thương mại, công nghệ và sự lây lan của virus Corona, sự thắt chặt đến từ Nasdaq với các thương vụ IPO sẽ là điểm nóng mới nhất trong quan hệ tài chính giữa 2 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Video đang HOT
Nasdaq trước đó đã công bố những hạn chế đối với các công ty niêm yết trong năm ngoái nhằm tìm cách hạn chế các đợt IPO của các công ty nhỏ đến từ Trung Quốc. Cổ phiếu của nhóm này thường kém thanh khoản do lượng cổ phần hầu hết nằm trong tay một vài cổ đông lớn. Thanh khoản thấp không hấp dẫn đối với các định chế tài chính lớn, những đối tượng là khách hàng chính của Nasdaq.
Việc thắt chặt các tiêu chuẩn niêm yết mới phản ánh mối lo ngại của nhà điều hành thị trường về việc một số công ty Trung Quốc đang tìm cách IPO tại Mỹ. Tháng trước, Luckin Coffee, công ty thực hiện IPO tại Mỹ đầu năm 2019 đã thông báo rằng cuộc kiểm soát nội bộ cho thấy CEO và một số nhân viên khác đã tìm cách xào nấu số liệu doanh thu của công ty.
Quy định mới yêu cầu công ty từ một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc phải phát hành được 25 triệu USD trong đợt IPO hoặc ít nhất số vốn họ đã thu được trong đợt phát hành trước. Đây là lần đầu tiên Nasdaq đặt quy định về giá trị tối thiểu cho một đợt IPO. Thay đổi này sẽ cản trở nhiều công ty Trung Quốc hiện đang niêm yết tại Nasdaq có thể trở thành công ty đại chúng. Trong 155 công ty Trung Quốc đã niêm yết tại Nasdaq từ năm 2000, có 40 đợt IPO thu hút được dưới 25 triệu USD, theo Refinitive.
Các công ty nhỏ của Trung Quốc theo đuổi các kế hoạch IPO này vì đây là cơ hội để các nhà sáng lập và những người hậu thuẫn có thể rút vốn và đem lại cho họ số tiền bằng USD mà họ không dễ dàng có được nếu IPO tại Trung Quốc do các rào cản của nước sở tại. Những công ty này có thể tận dụng trạng thái niêm yết tại Nasdaq để thuyết phục người cho vay trong nước bơm thêm vốn và có thể thúc đẩy những công ty con tại Trung Quốc trở thành công ty đại chúng.
Những quy định đề xuất cũng yêu cầu các công ty kiểm toán cam kết rằng những doanh nghiệp nhượng quyền của họ tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Nasdaq sẽ thanh tra những công ty kiểm toán nhỏ của Mỹ – nơi cung cấp dịch vụ cho các thương vụ IPO đến từ Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Fox Business trong một buổi phỏng vấn tuần trước rằng ông đang theo dõi “rất chặt chẽ” về việc yêu cầu những công ty Trung Quốc niêm yết tại New York phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán của Mỹ. Ông cũng nhấn mạnh rằng các công ty này có thể sẽ chọn cách niêm yết tại London hoặc Hongkong thay vì ở Mỹ.
Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) đã bị chặn trong cuộc đấu tranh kéo dài hàng thập kỷ với chính phủ Trung Quốc để thanh tra việc kiểm toán của những công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ. Cơ quan giám sát kế toán điều chỉnh, ủy ban Giám sát kế toán công ty Công cộng (PCAOB) vẫn không thể truy cập vào những hồ sơ quan trọng này.
PCAOB được thành lập bởi đạo luật Sarbanes-Oxley và giám sát bởi SEC, nhiệm vụ chính là kiểm soát các công ty kế toán mà ký vào sổ sách của các công ty niêm yết trên toàn quốc. Các vấn đề của họ đối với chất lượng kiểm toán của Trung Quốc diễn ra từ năm 2011, khi điểm số của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ bị cáo buộc là bất thường về mặt kế toán.
SEC đang lên kế hoạch tổ chức hội nghị vào mùa hè này để các công ty, kiểm toán viên, cố vấn và các bên khác thảo luận về các vấn đề liên quan tới IPO của các công ty nước ngoài và các chú thích kế toán của những công ty này.
Vietcombank lọt tốp 1.000 công ty niêm yết lớn nhất thế giới
Vietcombank là ngân hàng Việt duy nhất có mặt trong tốp 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu do tạp chí Forbes bình chọn.
Vietcombank đã được ghi nhận tại bảng xếp hạng "The World's Largest Public Companies 2020" của Forbes. Trong số các công ty Việt Nam được vinh dự chọn vào bảng xếp hạng, Vietcombank xếp hạng cao nhất ở vị trí 937, tăng 159 bậc so với năm 2019.
Theo thống kê từ năm 2015 đến nay, thứ hạng của Vietcombank đã được cải thiện đáng kể từ năm 1985 lên 937, lọt vào tốp 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu do Forbes bình chọn. Ba đơn vị khác của Việt Nam lần lượt có vị trí là 1.448, 1.534 và 1.595 trong tốp 2.000 mà Forbes bình chọn.
Forbes tính toán thứ hạng cho các công ty dựa trên tổng điểm của doanh thu, lợi nhuận, tài sản và vốn hóa thị trường. Đây là năm thứ 18 liên tiếp Forbes đưa ra danh sách Global 2000 (2.000 công ty niêm yết lớn nhất toàn cầu).
Theo bảng xếp hạng "The World's Largest Public Companies 2020" của Forbes, Vietcombank là đại diện duy nhất tại Việt Nam có mặt trong tốp 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu do Forbes bình chọn.
Năm 2019, lợi nhuận của Vietcombank tiếp tục tăng trưởng cao. Lợi nhuận trước thuế đạt 23.155 tỉ đồng, tăng 24% so với năm 2018, vượt xa mức 12% theo kế hoạch đề ra. Với mức lợi nhuận xấp xỉ 1 tỉ USD, Vietcombank thuộc tốp 200 tổ chức tài chính ngân hàng có quy mô lợi nhuận cao nhất toàn cầu.
Vietcombank hiện là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có tổng tài sản 50 tỉ USD và giá trị vốn hóa cao nhất trong các tổ chức tín dụng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Điểm danh những doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng tuần 11-15/5 Có 25 doanh nghiệp sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức, cổ phiếu thưởng tuần này. Tuần mới từ 11/5 đến 15/5/2020 có 25 doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng. Trong số đó có rất nhiều doanh nghiệp được các nhà đầu tư quan tâm....