NASA tiết lộ hình ảnh băng tan kỷ lục tại Nam Cực
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cảnh báo nhiệt độ tại Nam Cực trong tháng 2 đạt mức cao kỷ lục dẫn đến tình trạng băng đang tan chảy với tốc độ đáng báo động.
Trạm quan sát Trái Đất của NASA vừa công bố hai bức ảnh được chụp từ vệ tinh Landsat cách nhau 8 ngày (ngày 4-2 và 13-2) cho thấy lượng băng thay đổi nhanh chóng trên đảo Eagle tại Nam Cực.
Hình ảnh trước và sau đã chỉ ra rằng lượng băng tuyết đang giảm mạnh dọc theo mũi phía bắc của đảo Eagle. Ở bức ảnh sau còn lộ ra một vùng đất lớn và những ao nước nhỏ màu xanh sáng do băng tan chảy ở vùng giữa đảo.
Hai bức ảnh được chụp từ vệ tinh Landsat 8 ngày 4-2 và 13-2.
Cơ sở nghiên cứu Esperanza của Argentina, nằm cách đảo Eagle khoảng 40km, ghi nhận nhiệt độ tại Nam Cực ngày 6-2 là 18,3C. Đây là mức nhiệt cao nhất của khu vực kể từ khi con người bắt đầu thu thập dữ liệu về khí hậu của Nam Cực. Kỷ lục trước đó là 17,5C được thiết lập vào ngày 24-3-2015.
Theo tính toán của NASA, cũng trong ngày 6-2, lượng băng tuyết trên đảo Eagle đã giảm 2,54cm và trong 1 tuần sau đó đã giảm 10,2cm trong vòng 1 tuần. Mức tan chảy trên khiến hòn đảo mất 20% lượng tuyết trong mùa này.
Video đang HOT
Ông Mauri Pelto, nhà nghiên cứu sông băng tại Đại học Nicholas, bang Massachusetts, Mỹ cho hay, lượng băng tan chảy nhanh cả ở Alaska và Greenland, chứ không chỉ riêng Nam Cực. Nguyên nhân chính là do nhiệt độ trung bình cao. Hiện tượng này chưa từng xảy ra tại Nam Cực cho tới thế kỷ 21 thì giờ lại trở nên phổ biến.
Các luồng khí nóng được ghi nhận tại khu vực xung quanh Nam Cực vào ngày 9-2.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) gọi Nam Cực là một trong những nơi có nhiệt độ tăng nhanh nhất trên Trái Đất. Theo WMO, khu vực này ghi nhận nhiệt độ tăng gần 1,5C trong 50 năm qua. Hầu hết các sông băng tại đây đang tan chảy.
Gần đây, các nhà khoa học cũng tìm thấy nguồn nước ấm phía dưới sông băng Thwaites tại Nam Cực. Đây là con sông băng có lượng băng tan nhanh nhất thế giới. Trong trường hợp băng trên sông Thwaites tan hết, mực nước biển toàn cầu có thể dâng cao tới 92cm.
MAI HÀ
Theo qdnd.vn/CBS News
Những nghiên cứu mới cảnh báo về mực nước biển trên toàn cầu
Thập kỷ vừa qua là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử từng được ghi nhận, trong đó 5 năm vừa qua là năm nóng nhất từ trước đến nay.
Trong bối cảnh Nam Cực vừa trở thành khu vực mới nhất trên Trái Đất lập kỷ lục về nền nhiệt cao, hai báo cáo khoa học mới nhất tiếp tục đưa ra cảnh báo con người về nguy cơ lục địa tiếp tục ấm lên, dẫn đến làm tan chảy các dòng sông băng và theo đó sẽ khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao thêm hàng chục mét.
Khu vực thuộc Nam Cực hiện là một trong những nơi có nhiệt độ tăng nhanh nhất Trái Đất. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo báo cáo công bố ngày 14/2, một nhóm các nhà khoa học đã ghi nhận mức nhiệt 20,75 độ C tại trạm nghiên cứu trên đảo Seymour - một phần của một quần đảo ngoài khơi phía Bắc của Nam Cực - trong ngày 9/2. Theo nhà khoa học người Brazil Carlos Schaefer, đây là lần đầu tiên tại Nam Cực chứng kiến nền nhiệt vượt mốc 20 độ C, phá vỡ kỷ lục được thiết lập cách đó chỉ một tuần - với 18,3 độ C theo số liệu ghi nhận tại trạm nghiên cứu Esperanza của Argentina tại đây.
Chia sẻ với báo giới, nhà khoa học Carlos Schaefer cho biết: "Chúng tôi đang chứng kiến xu hướng ấm lên ở nhiều địa điểm chúng tôi đang theo dõi. Trước đây, chúng tôi chưa từng thấy tình trạng này".
Khu vực thuộc Nam Cực hiện là một trong những nơi có nhiệt độ tăng nhanh nhất Trái Đất, tăng 3 độ C chỉ trong vòng 50 năm qua. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ ở Nam Cực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết El Nio, khiến nước ở các đại dương trở nên nóng hơn. Ngoài ra, sự dịch chuyển của dòng hải lưu và việc khu vực Nam bán cầu đang trong mùa Hè cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiệt độ trung bình tăng cao kỷ lục.
Một báo cáo nghiên đăng trên chuyên san "Earth System Dynamics" ngày 14/2 cũng dự báo rằng hiện tượng băng tan ở Nam Cực có thể sẽ khiến mực nước biển tăng thêm tới 58 cm vào cuối thế kỷ này, cao gấp 3 lần so mức tăng trong thế kỷ trước. Trưởng nhóm nghiên cứu - nhà khoa học Anders Levermann thuộc Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (Đức) đánh giá "yếu tố Nam Cực đang trở thành mối nguy cơ lớn nhất và bất ổn nhất đối với mực nước biển trên toàn cầu". Theo nhóm nghiên cứu của ông Levermann, việc các nước nhanh chóng giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sẽ là một trong những biện pháp hiệu quả giúp hạn chế băng tan.
Cũng liên quan dự báo về mực nước biển trong tương lai, các nhà khoa học Australia đã nghiên cứu gian băng gần nhất của Trái Đất, giai đoạn cách đây từ 129.000 đến 116.000 năm. Sau khi đo các đồng vị từ tro núi lửa trong các mẫu băng, nhóm nghiên cứu đã xác định được một khoảng trống trong các dữ liệu về mật độ băng, trong đó cho thấy rõ mực nước biển dâng cao khi nhiệt độ ấm lên.
Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc cũng cho rằng các tảng băng tan chảy đã đóng góp thêm 15 cm cho mực nước biển kể từ đầu thế kỷ 20 và theo đó, môi trường sống của hơn một tỷ người trên thế giới sẽ trở nên đặc biệt dễ bị tổn thương.
Thanh Phương
Theo baotintuc.vn
Báo động về rạn san hô lớn thứ hai thế giới Theo báo cáo của một nhóm các nhà khoa học, tình trạng của Mesoamerica Barrier - hệ thống san hô lớn thứ hai thế giới trải dài từ Mexico tới Trung Mỹ - đang đột ngột trở nên tồi tệ hơn sau khi đối mặt với nhiều mối đe dọa từ biến đổi khí hậu. Với chiều dài gần 1.000 km từ mũi...