NASA tiết lộ ảnh cận cảnh “hành tinh khí” lớn nhất hệ Mặt Trời
Lần đầu tiên con người được nhìn ngắm vẻ đẹp sao Mộc – ‘ hành tinh khí’ của hệ Mặt Trời ở cự ly gần qua hình ảnh những tầng mây đầy màu sắc, điểm đỏ bí ẩn,… chụp từ tàu vũ trụ NASA.
Được phóng lên quỹ đạo sao Mộc từ tháng 7/2016, Juno là tàu vũ trụ thứ hai quay quanh Sao Mộc, bên cạnh con tàu Galileo từ năm 1995 – 2003.
Kể từ đó nó đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về “hành tinh khí” lớn nhất trong hệ Mặt Trời qua loạt ảnh chụp cận cảnh gửi về Trái Đất.
Mới đây. NASA đã tiết lộ loạt hình ảnh đặc biệt nhất, cho thấy diện mạo đẹp tuyệt mỹ nhưng không kém phần bí ẩn của sao Mộc. Nhìn toàn cảnh, hành tinh này trông như một viên đá cẩm thạch rực rỡ.
Tàu vũ trụ Juno của NASA tiến gần với sao Mộc để chụp được cận cảnh hành tinh tuyệt đẹp này.
Những đám mây trên sao Mộc sẽ có hình dạng như thế này, khác xa với tưởng tượng của con người.
Video đang HOT
Nơi được gọi là “khu vực hoàng hôn” Jovian cho thấy những đám mây xoáy quanh cực nam của Sao Mộc.
Cận cảnh “hành tinh khí” của hệ Mặt Trời là màu xanh nhìn siêu thực như một tác phẩm nghệ thuật.
Sao Mộc không có bề mặt rắn giống như Trái Đất và đây là khu vực hỗn loạn, bão tố trên bán cầu bắc của hành tinh.
Bóng của Mặt Trăng trên sao Mộc.
Sao Mộc cũng có sương mù như hành tinh chúng ta đang sống.
Hình ảnh khiến người ta liên tưởng đến viên ngọc lấp lánh này là Nam cực của sao Mộc
Vực thẳm cũng đáng sợ như ở bất kỳ hành tinh nào trong vũ trụ.
Great Red Spot hay còn gọi là Điểm Đỏ của sao Mộc, là một cơn bão siêu bão kéo dài trên hành tinh này, cách xích đạo 22 độ về phía nam, đã kéo dài ít nhất 340 năm.
Một cơn bão ở phía Bắc.
Những vành đai mây đa sắc ở bán cầu Nam.
Bí ẩn "mặt trăng nam châm" to hơn hành tinh, nhìn thấy từ Trái Đất
Cuộc thăm dò mới của NASA đã hé lộ nhiều chi tiết đáng kinh ngạc từ Ganymede, mặt trăng to nhất của Hệ Mặt Trời, quay quanh gã khổng lồ khí Sao Mộc.
Dữ liệu mới từ tàu vũ trụ Juno của NASA cho thấy bức xạ mạnh đã biến đổi các vùng cực của Ganymede theo cách chưa từng thấy trước đây.
Theo tiến sĩ Alessandro Mura từ Viện Thiên văn Quốc gia ở Rome (Ý), thành viên nhóm nghiên cứu, trong chuyến tiếp cận cuối táng 12-2019, Juno đã lập bản đồ cực Bắc của vệ tinh này dưới ánh sáng hồng ngoại và hé lộ hiện tượng "kết tủa plasma" ở khu vực này.
Những hình ảnh mới nhất về Ganymede mà tàu vũ trụ Juno vừa gửi về - ảnh: NASA
Plasma này là các hạt điện tích từ mặt trời, bị giữ lại bởi từ trường cực mạnh của hành tinh "mẹ" Sao Mộc. Không giống bất kỳ mặt trăng nào khác của Hệ Mặt Trời, Ganymede có hẳn một từ trường của riêng nó - như một hành tinh, giúp đưa phễu plasma về phía các cực của nó. Hiện tượng này đã từng được quan sát tại Trái Đất, với một cái tên rất quen thuộc: cực quang.
Hiện tượng này khiến băng ở 2 cực của mặt trăng này bị nén, trở nên vô định hình ở cấp độ cấu trúc.
Cận cảnh mặt trăng to nhất Hệ Mặt Trời, to hơn cả Sao Thủy - ảnh: NASA
Mặt trăng Ganymede là mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc và cũng lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó có bán kính bằng 0,413 lần Trái Đất, tức to hơn cả Sao Thủy hay Sao Diêm Vương.
Mặt trăng này lớn đến nỗi trong những giai đoạn Sao Mộc tiến gần Trái Đất, chúng ta có thể nhìn thấy nó bằng các dụng cụ quan sát thiên văn cá nhân.
Trước Juno, một tàu vũ trụ khác của NASA là tàu Gallileo từng viếng thăm mặt trăng khổng lồ này. Chính tàu vũ trụ này phát hiện ra từ quyển của Ganymede, kèm một đại dương ngầm.
Phát hiện hành tinh "xuyên không" nặng gấp 922 lần Trái Đất Trên hành tinh kỳ lạ này, 2 mùa hè và 2 mùa đông trôi qua chỉ trong vòng... 36 giờ! Hành tinh kỳ lạ mang tên KELT-9b, thuộc dạng "Sao Mộc nóng", tức một hành tinh khí khổng lồ tương tự Sao Mộc của Hệ Mặt Trời, nhưng lại quay quá gần sao mẹ nên có nhiệt độ "địa ngục". Nhóm nghiên cứu...