NASA phát hiện 300 triệu hành tinh ‘có thể sống được’
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA tuyên bố về khả năng có ít nhất 300 triệu hành tinh có khả năng sống được trong thiên hà.
NASA phát hiện 300 triệu hành tinh ‘có thể sống được’
Kính viễn vọng không gian Kepler của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã dành 9 năm để theo dõi săn tìm ngoại hành tinh.
Kepler đã xác định thành công hàng nghìn ngoại hành tinh trong thiên hà trước khi cạn kiệt nhiên liệu vào năm 2018. Tuy nhiên câu hỏi cốt lõi từ sứ mệnh ban đầu là có bao nhiêu hành tinh trong số này có thể sinh sống được?
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã nghiên cứu dữ liệu mà Kepler thu thập được trong nhiều năm để tìm câu trả lời.
Mới đây, kết quả công bố trên Tạp chí thiên văn học cho thấy có khoảng 300 triệu hành tinh tiềm năng có thể sinh sống được trong thiên hà. Đó là những hành tinh đá có khả năng tồn tại nước lỏng trên bề mặt.
Theo NASA, con số đó là một ước tính sơ bộ, ‘có thể có nhiều hơn nữa’. Một số hành tinh trong số này rất gần, cách chúng ta khoảng 20 năm ánh sáng.
Steve Bryson, tác giả nghiên cứu cho biết: “Kepler cho chúng tôi thấy có hàng tỷ hành tinh, giờ chúng tôi xác định được rằng một phần lớn những hành tinh đó có thể là đá và có thể sinh sống được. Kết quả chưa phải là giá trị cuối cùng và nước trên bề mặt hành tinh chỉ là một trong nhiều yếu tố hỗ trợ sự sống”.
Đây là nghiên cứu hợp tác toàn cầu giữa các nhà khoa học NASA, những người làm việc trong sứ mệnh Kepler và các nhà nghiên cứu ở nhiều các cơ quan quốc tế từ Brazil đến Đan Mạch.
Theo ước tính của NASA, có khoảng 100-400 tỷ ngôi sao. Mỗi ngôi sao trên bầu trời có thể chứa ít nhất một hành tinh, do vậy, có thể có hàng nghìn tỷ hành tinh, trong khi con người mới chỉ phát hiện và xác nhận được vài nghìn.
Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định một hành tinh có hỗ trợ sự sống hay không, ví dụ như bầu khí quyển, thành phần hóa học. Để thu hẹp tới hàng nghìn tỷ, các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào một vài yêu cầu cơ bản.
Đó là những ngôi sao tương tự như Mặt trời của Trái Đất về độ tuổi, nhiệt độ, không được quá nóng hay hoạt động quá mạnh. Đó là những ngoại hành tinh có bán kính tương tự Trái Đất và có khả năng là hành tinh đá.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng xem xét khoảng cách giữa hành tinh và ngôi sao chủ của nó. Nếu quá gần thì nhiệt độ cao sẽ làm bốc hơi hết hơi nước trên bề mặt, nếu quá xa thì lạnh làm nước đóng băng.
Theo tờ CNN, hành tinh có thể sinh sống được cần phải ở trong vùng ‘vừa phải’, hay còn gọi là vùng Goldilocks, hỗ trợ nước lỏng trên bề mặt của nó.
Những ước tính trước đây các nhà khoa học không đưa yếu tố nhiệt độ và năng lượng nhưng lần này họ đã đưa vào để phân tích nhờ những dữ liệu bổ sung từ sứ mệnh Gaia của Cơ quan vũ trụ châu Âu.
Ravi Kopparapu, nhà khoa học NASA cho biết: “Chúng tôi xác định khả năng sống được dựa vào xem xét khoảng cách vật lý của một hành tinh so với ngôi sao chủ. Dữ liệu của Gaia về các ngôi sao cho phép chúng tôi cái nhìn hoàn toàn mới về các ngôi sao và hành tinh”.
Hiện tại, sứ mệnh TESS của NASA được coi là người thợ săn hành tinh mới tìm kiếm các ngoại hành tinh.
Vào vũ trụ từ tháng 7, tàu thăm dò NASA đang ở đâu trên hành trình tới sao Hỏa?
Sau khi được phóng vào vũ trụ từ cuối tháng 7, tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance của NASA đã hoàn thành nửa hành trình.
Julie Kangas, một thành viên phụ trách sứ mệnh Perseverance tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA cho biết con tàu thăm dò đã di chuyển được quãng đường dài 234.000.000 km. Nó phải di chuyển thêm quãng đường tương tự trên hành trình tới sao Hỏa.
"Đó là cột mốc khá rõ ràng. Điểm dừng tiếp theo sẽ là Jezero Crater", ông Kangas nói.
Hình ảnh mô phỏng về Perseverance. (Ảnh: NASA)
Theo lịch trình dự kiến của NASA, Perseverance sẽ chạm xuống bên trong miệng núi lửa Jezero rộng 45 km trên sao Hỏa vào ngày 18/2/2021. Nhiệm vụ của nó là săn tìm dấu hiệu của sự sống, thu thập các mẫu để đưa về Trái đất. Perseverance mang theo một máy bay trực thăng nhỏ. Nếu thực hiện thành công, đây là trực thăng đầu tiên bay trên hành tinh khác.
Theo ông Kangas, mặc dù Perseverance đi được nửa đường tới sao Hỏa, nó không thực sự nằm giữa 2 hành tinh vì ảnh hưởng trọng trường Mặt trời tác động tới quỹ đạo cong của tàu thăm dò này.
Nếu hạ cánh xuống sao Hỏa, Perseverance sẽ hoạt động trên hành tinh này trong khoảng 687 ngày Trái đất hoặc hai năm sao Hỏa.
Việc phóng Perseverance là bước khởi đầu tạo nền tảng cho sứ mệnh đưa người lên sao Hỏa của NASA vào những năm 2030.
Một hành tinh đang trôi dạt ngoài vũ trụ Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh với kích thước ngang Trái Đất đang trôi dạt giữa vũ trụ mà không chịu tác động bởi bất kỳ ngôi sao nào. Giới khoa học đặt ra nhiều giả thuyết khác nhau về sự hình thành của "hành tinh lang thang". Chúng có thể từng là một hành tinh bình thường...