NASA nghiên cứu Iceland để chuẩn bị cho sứ mệnh thám hiểm Sao Kim
Các nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cùng các cộng sự quốc tế đã sử dụng Iceland làm đối tượng nghiên cứu thay cho Sao Kim để thử nghiệm các công nghệ radar giúp khám phá hành tinh này.
Với áp suất khí quyển cực lớn, những đám mây axit sulfuric và nhiệt độ bề mặt nóng rát, Sao Kim là hành tinh đặc biệt khó tiến hành nghiên cứu. Mặc dù vậy, các nhà khoa học tin rằng việc quan sát bề mặt của hành tinh này có thể cung cấp những hiểu biết quan trọng về khả năng sinh tồn và sự tiến hóa của các hành tinh đá, giống như Trái Đất.
NASA dự kiến sẽ triển khai sứ mệnh VERITAS trong vòng 10 năm tới để khảo sát bề mặt Sao Kim và khám phá những manh mối về bản chất thực sự của hành tinh này.
Để đặt nền móng cho sứ mệnh này, hồi tháng 8 vừa qua, các thành viên của nhóm khoa học quốc tế VERITAS đã tới Iceland trong một chiến dịch nghiên cứu kéo dài 2 tuần, sử dụng đảo quốc này làm đối tượng nghiên cứu tạm thời thay cho Sao Kim.
Video đang HOT
Theo JPL, một số địa điểm trên Trái Đất có những đặc điểm tương đồng với các hành tinh khác và do đó có thể sử dụng để nghiên cứu thay thế các hành tinh đó, đặc biệt là để giúp chuẩn bị các công nghệ và kỹ thuật đối với những môi trường chưa từng đặt chân tới.
Bà Suzanne Smrekar – chuyên gia cấp cao tại JPL, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu VERITAS – cho biết: “Iceland là một quốc gia có nhiều núi lửa và được khói nóng bao quanh. Trong khi đó, Sao Kim là một hành tinh núi lửa với nhiều bằng chứng địa chất cho thấy các đám khói đang hoạt động. Những điểm tương đồng về địa chất khiến Iceland trở thành một nơi tuyệt vời để nghiên cứu Sao Kim ngay tại Trái Đất, giúp các nhà khoa học chuẩn bị tốt hơn cho sứ mệnh thăm dò Sao Kim”.
Theo JOL, sứ mệnh VERITAS sẽ dựa vào radar khẩu độ tổng hợp tiên tiến nhất để tạo ra bản đồ toàn cầu định dạng 3D và máy quang phổ cận hồng ngoại để phân biệt các loại đá chính trên bề mặt Sao Kim. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn những gì radar của tàu vũ trụ này sẽ quan sát được tại Sao Kim, nhóm khoa học VERITAS sẽ cần so sánh các dữ liệu radar về địa hình Iceland từ trên không với các phép đo được thực hiện trên mặt đất.
NASA sắp công bố nghiên cứu chính thức về UFO
Ngày 14/9, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến công bố những phát hiện trong một nghiên cứu về các vật thể bay không xác định (UFO) từng xuất hiện trên bầu trời Trái đất.
Một vật thể bay không xác định được phát hiện năm 2015. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Theo hãng tin AFP, năm ngoái, NASA cho biết họ đang xem xét các bằng chứng liên quan đến hiện tượng dị thường không xác định, hay còn gọi là UAP - một thuật ngữ thay thế cụm từ UFO thường được gọi.
Từ lâu, chủ đề này luôn thu hút sự quan tâm của công chúng nhưng lại bị khoa học chính thống phủ nhận.
Trong một cuộc họp vào tháng 5, nhóm làm việc độc lập của NASA gồm 16 nhà nghiên cứu đã chia sẻ những quan sát sơ bộ của họ, nhận thấy dữ liệu hiện có và những ghi nhận từ nhân chứng không đủ để đưa ra kết luận chắc chắn về UAP, đồng thời kêu gọi thu thập dữ liệu chất lượng cao một cách có hệ thống hơn.
Mặc dù nghiên cứu sắp được công bố của NASA khó có thể thay đổi kết luận trên nhưng nó được kỳ vọng mở ra một sự khởi đầu cho một sứ mệnh mới của cơ quan này.
Trong cuộc họp tháng 5, các tác giả của báo cáo cho biết đã có hơn 800 sự kiện được ghi nhận trong 27 năm, trong đó 2-5% được cho là có thể xuất hiện hiện tượng hoặc vật thể bất thường. Thành viên nhóm nghiên cứu Nadia Drake cho biết những hiện tượng bất thường này được định nghĩa là "bất cứ điều gì mà người vận hành hoặc hệ thống cảm biến không thể hiểu được" hoặc "một hiện tượng, sự vật hành động kỳ lạ".
Trong một vài năm trở lại đây, chính phủ Mỹ đã bắt đầu xem xét các vấn đề UAP một cách nghiêm túc hơn, với một phần do lo ngại chúng có liên quan đến hoạt động giám sát của nước ngoài.
Ngoài NASA, Lầu Năm Góc cũng được chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu về UAP. Mặc dù công việc của hai đơn vị tách biệt song cả hai vẫn đang phối hợp trong các vấn đề như áp dụng công cụ và phương pháp khoa học.
Vào tháng 7, cựu sĩ quan tình báo Mỹ David Grusch đã gây xôn xao dư luận khi nói trước một ủy ban quốc hội rằng ông hoàn toàn tin chính phủ đang sở hữu những vật thể dị thường không xác định được, cũng như hài cốt của người ngoài ngoài hành tinh.
"Lời khai của tôi dựa trên thông tin mà các cá nhân có tính tin cậy cung cấp. Nhiều người trong số họ chia sẻ bằng chứng thuyết phục dưới dạng ảnh chụp, tài liệu chính thức và lời khai được giữ kín", cựu sĩ quan chia sẻ.
Đầu tuần này, thi thể được cho là của hai sinh vật "không phải con người" đã được trình bày trong phiên điều trần quốc hội ở Mexico, tạo ra nhiều bất ngờ, hoài nghi và thậm chí có cả châm biếm trên mạng xã hội.
Hai bộ hài cốt ướp xác có chủ đích, màu xám và hình dạng cơ thể giống con người, được Jaime Maussan, một nhà báo và nhà nghiên cứu người Mexico gây tranh cãi, mang đến sau khi tìm thấy chúng ở Peru vào năm 2017.
NASA phát hiện ngoại hành tinh đại dương có dấu hiệu của sự sống Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện sự tồn tại của một đại dương hiếm trên một ngoại hành tinh khổng lồ, cách Trái Đất hàng trăm năm ánh sáng và có dấu hiệu của sự sống. Hình minh họa về kính viễn vọng James Webb trong không gian. Ảnh: NASA/ Shutterstock Theo...