NASA lên kế hoạch xây dựng căn cứ lâu dài trên Mặt Trăng
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa có báo cáo chi tiết về kế hoạch lập căn cứ trên Mặt Trăng để từ đó đưa các nhà du hành đến thám hiểm sao Hỏa.
Kế hoạch này mang tên “ Chương trình Artemis”. Duy trì sự có mặt thường xuyên trên mặt trăng sẽ tạo điều kiện cho việc di chuyển hiệu quả đến những nơi xa xôi trong hệ Mặt Trời cũng như hỗ trợ cho công việc khám phá Mặt Trăng được đầy đủ hơn.
Căn cứ Mặt Trăng này sẽ có một số phương tiện di chuyển để các nhà du hành có thể đi lại trên Mặt Trăng, có nhà ở di động làm chỗ ở cho các nhà du hành trong các chuyến thám hiểm Mặt Trăng xa khỏi căn cứ lên đến 45 ngày liền, và một khu nhà ở kiên cố đảm bảo sinh hoạt cho 4 nhà du hành trong một thời gian ngắn.
Đại diện NASA cho biết “sau 20 năm sống liên tục trên vệ tinh quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, chúng tôi đã sẵn sàng cho thử thách lớn tiếp theo để khám phá vũ trụ, đó là có mặt thường xuyên trên và xung quanh Mặt Trăng. Trong những năm tới đây, Chương trình Artemis sẽ có vai trò như ngôi sao Bắc Đẩu (dẫn đường) để chúng tôi tiếp tục công việc khám phá Mặt Trăng nhiều hơn nữa và thử nghiệm những điều kiện cơ bản nhất cần cho những chuyến bay có người lái lên sao Hỏa.”
Báo cáo này của NASA đưa ra 3 chiến lược thám hiểm chủ đạo của Chương trình Artemis với 3 mục tiêu là quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, Mặt Trăng và sao Hỏa. Mục đích của chương trình là bắt đầu thúc đẩy thương mại hóa quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, khuyến khích các công ty tư nhân sử dụng không gian làm địa điểm nghiên cứu.
Video đang HOT
Mục tiêu tiếp theo sẽ là dùng robot khám phá Mặt Trăng, ví dụ như dùng xe tự hành VIPER tìm kiếm nước, sau đó sẽ là đưa các nhà du hành lên Mặt Trăng, rồi mở rộng hoạt động của con người trên Mặt Trăng để tạo ra một bệ phóng khám phá sao Hỏa, và sau đó sẽ là dùng robot thám hiểm sao Hỏa, chuẩn bị cho con người đặt chân lên hành tinh Đỏ này.
Mục tiêu lâu dài chính là khám phá Mặt Trăng “vô thời hạn” với sự có mặt thường xuyên của các nhà du hành ở Trại căn cứ Artemis trên hành tinh Xanh để tiến hành nghiên cứu và kiểm tra các hệ thống khám phá không gian với sự hỗ trợ của robot và các hệ thống tự hành.
Báo cáo kết luận rằng Chương trình Artemis và Trại căn cứ Artemis sẽ truyền cảm hứng cho thế giới bằng khả năng và lời cam kết của các nhà lãnh đạo nước Mỹ và bằng tiềm năng tích cực của nhân loại nói chung. Nếu chúng ta cần để lại một huyền thoại về sự vĩ đại, niềm hy vọng, cơ hội không giới hạn và sự phát triển cho các thế hệ tương lai thì đây là một nhiệm vụ chúng ta không thể trì hoãn.
Phạm Hường
Căn cứ trên Mặt Trăng sẽ được xây bằng nước tiểu của phi hành gia?
NASA đang lên kế hoạch để các phi hành gia của họ sử dụng nước tiểu để xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng trong lần quay lại vào năm 2024 tới.
Với lần hạ cánh tiếp lên Mặt Trăng, các phi hành gia sẽ phải xây dựng các module làm bằng bê tông geopolyme giúp bảo vệ họ khỏi bức xạ, sức thay đổi cực đoan của nhiệt độ (từ -22 độ C đến -191 độ C) và các tác động của thiên thạch.
Tuy nhiên, việc vận chuyển các vật liệu để dựng các module này đặc biệt khó khăn và tốn kém. Ước tính việc chuyển 450gr từ Trái Đất tới Mặt Trăng tiêu tốn tới 100.000 USD. Do đó, NASA sẽ tận dụng tối đa những thứ có sẵn trên Mặt Trăng như regolith (lớp đất mặt), vật liệu rời trên bề mặt hành tinh này và nước từ băng ở một số khu vực.
Tuy nhiên, do nước rất cần cho các phi hành gia cũng như hệ thống hỗ trợ sự sống, NASA đang tính tới phương án dùng nước tiểu của các phi hành gia.
Nước tiểu của phi hành gia có thể được dùng làm vật liệu xây căn cứ trên Mặt Trăng. (Ảnh: NASA)
"Chúng tôi nhận thấy rằng sản phẩm thải, chẳng hạn như nước tiếu của các phi hành gia cũng có thể được sử dụng", Quản trị viên của NASA Jim Bridenstine cho hay.
Theo Bridenstine, thành phần chính của nước tiểu là urê, cho phép liên kết các hydro bị phá vỡ.
Nhóm nghiên cứu bao gồm nhà khoa học từ Na Uy, Tây Ban Nha, Hà Lan và Italy cùng với Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang kiểm tra xem urê có thể dùng làm chất hóa dẻo giúp làm mềm và tăng độ dẻo trước khi bê tông cứng lại hay không.
Để kiểm tra, họ sử dụng một vật liệu tương tự regolith, trộn với urê để tạo ra các cấu trúc hình trụ bằng máy in 3D. Các chất hóa dẻo phổ biến khác như naphthalene và polycarboxylate cũng được trộn với regolith và in theo cùng một cách để so sánh.
Kết quả, hỗn hợp chứa urê không bị biến dạng đáng kể và có thể chịu được áp lực ngay sau khi được in. Mẫu chứa naphthalene có vết nứt nhỏ trong quá in 3D. Riêng hỗn hợp polycarboxylate quá cứng và xuất hiện nhiều vết nứt có kích thước đáng kể.
Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra cường độ nén của các mẫu sau khi đóng băng chúng. Kết quả cho thấy mẫu chứa urê vượt trội hơn hẳn.
Các nhà khoa học cho biết họ sẽ làm thêm các nghiên cứu bổ sung để so sánh mức phản ứng của các mẫu trong môi trường chân không mô phỏng điều kiện khắc nghiệt trên Mặt Trăng hay cách chúng đối đầu với các vụ va đập với thiên thạch và độ che chắn trước mức phóng xạ cao.
'Siêu trăng hồng' sắp xuất hiện, ở Việt Nam có thể ngắm lúc mấy giờ? 'Siêu trăng hồng', còn được gọi là trăng tròn Paschal, sẽ xuất hiện vào ngày 8/4. Đây là siêu trăng lớn nhất năm 2020 và có thể dễ dàng quan sát được ở Việt Nam. Cụm từ siêu trăng xuất hiện vào năm 1979 để chỉ hiện tượng xảy ra khi trăng tròn gần trùng với cận điểm (điểm gần Trái đất nhất...