NASA: Hãy cầu nguyện nếu có họa thiên thạch
Charles Bolden, giám đốc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), nói rằng lời khuyên tốt nhất của cơ quan này dành cho người dân là: Hãy cầu nguyện nếu thiên thạch va vào Trái đất.
Ông Bolden phát biểu tại phiên điều trần trước hôm 19/3 tại Hạ viện Mỹ, rằng cầu nguyện là tất cả những gì mà người Mỹ hay bất kỳ ai có thể làm hiện nay khi thiên thạch hay sao chổi va vào Trái đất.
Một thiên thạch ước tính có đường kính khoảng 15m đã lao vào vùng Chelyabinsk (Nga) hôm 15/2, tạo ra áp lực lớn khiến cửa kính của nhiều tòa nhà bị vỡ, làm bị thương hơn 1.500 người.
NASA chưa đánh giá được hết nguy cơ thiên thạch lao vào Trái đất. (Nguồn: Telegraph)
Cũng trong ngày hôm đó, một thiên thạch khác được phát hiện từ năm ngoái đã tiến sát Trái đất ở khoảng cách gần nhất là 27.681km – gần hơn cả các vệ tinh TV và thời tiết đang quay quanh Trái đất.
Những sự kiện này được coi như “bằng chứng cho thấy chúng ta đang sống trong một hệ mặt trời hoạt động tích cực, với rất nhiều vật thể thường xuyên bay qua Trái đất”, Bernice Johnson, Đảng viên Dân chủ của bang Texas nói.
Video đang HOT
Nasa đã tìm ra 95% vật thể lớn bay gần Trái đất, với đường kính ít nhất 1km.
“Một thiên thạch to bằng chừng đó có thể phá hủy nền văn minh trên Trái đất”, cố vấn khoa học của Nhà trắng John Holdren nói.
Nhưng đến nay các nhà khoa học mới chỉ phát hiện khoảng 10% trong số 10.000 thiên thạch đường kính khoảng 50m có nguy cơ đe dọa Trái đất.
Trung bình, cứ 1.000 năm lại có thiên thạch có kích thước như vậy va vào Trái đất.
“Từ những thông tin có được, chúng tôi không biết thiên thạch nào sắp đe dọa người dân Mỹ. Nhưng nếu điều đó xảy ra trong 3 tuần tới thì hãy cầu nguyện”.
Bên cạnh nỗ lực theo dõi và tăng cường hợp tác quốc tế để đối phó với thiên thạch, Nasa đang tìm kiếm phát triển công nghệ có khả năng đẩy lùi thiên thạch có nguy cơ đâm vào Trái đất.
Cách đây khoảng 66 triệu năm, một thiên thạch đường kính 10km được tin là đã va vào Trái đất, tạo nên bán đảo Yucatan ở Mexico ngày nay, khiến khủng long bị tuyệt chủng và hầu hết động thực vật trên Trái đất bị hủy diệt.
Thiên thạch nổ tung ở Nga vào tháng trước là vật thể lớn nhất từng va vào Trái đất từ sự kiện Tunguska năm 1908. Khi đó, một thiên thạch hoặc sao chổi đã nổ tung ở Siberia, thiêu rụi khu vực rộng tới 2.150 km2.
Theo 24h
Sao chổi cực lớn tiến đến gần Trái đất
Sao chổi khổng lồ ISON đang ngày càng bay nhanh hơn, sáng hơn, và sẽ có thể quan sát bằng mắt thường vào cuối năm nay, các nhà thiên văn học người Nga cho biết.
Năm ngoái, hai nhà thiên văn học người Nga là Vitaly Nevsky và Artyom Novichonok phát hiện một sao chổi khổng lồ mới đang tiến gần Trái đất. Sao chổi có quỹ đạo độc đáo này có nguồn gốc từ Đám mây Oort, tức tập hợp những tảng đá và băng bao quanh hệ mặt trời, đang nằm cách Mặt trời gần 1 năm ánh sáng.
Sơ đồ của NASA cho thấy sao chổi ISON bay qua quỹ đạo Trái đất vào ngày 3/11/2013
ISON hiện nay đang bay qua sao Mộc và ngày càng bay nhanh hơn, sáng hơn. Tháng 9/2012, các nhà thiên văn học của Nga phát hiện ra vật thể trông như sao chổi trong các bức ảnh do kính thiên văn thuộc dự án Mạng lưới quang học khoa học quốc tế (ISON), chụp lại. Vì thế, sao chổi được đặt tên theo dự án này.
Nhờ ISON, các nhà thiên văn học có được những bức ảnh chụp bởi nhiều kính thiên văn ở nhiều nơi khác, như ở New Mexico, Mỹ, nơi đang đặt một đài quan sát tự động của Nga.
Sao chổi ISON không bao giờ đâm vào bên trong hệ mặt trời, và bề mặt của nó bị tối đi dưới tác động của các hạt trong dải ngân hà.
Theo giới khoa học Nga, việc nghiên cứu bề mặt ISON có thể làm sáng tỏ quá trình tiến hóa của vũ trụ.
Cho đến nay, sao chổi ISON chỉ có thể quan sát được qua kính viễn vọng hiện đại. Nhưng vào tháng 11/2013, sóng nhiệt từ mặt trời sẽ làm bay hơi hết băng giá trong sao chổi, tạo ra một chiếc đuôi sao chổi cực lớn và cực rõ, có thể được quan sát được từ trái đất trong thời gian từ tháng 10/2013 - 1/2014.
Tuy nhiên, cũng có khả năng sao chổi ISON có thể sẽ bị tách ra khi đến gần mặt trời mà không tạo ra một cái đuôi vào tháng 11 năm nay. Vào tháng 12, sao chổi sẽ mờ đi, nhưng vẫn quan sát được từ trái đất. Vào tháng 1/2014, những tàn dư của sao chổi ISON sẽ tạo ra một trận mưa sao băng.
Theo 24h
Giám đốc NASA làm việc tại Việt Nam Ông Charles Bolden cùng đoàn Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) làm việc tại Việt Nam trong hai ngày 10-11/12. Tin từ Trung tâm vệ tinh quốc gia cho biết. Trong chuyến thăm và làm việc lần này, ông Charles Bolden sẽ có buổi làm việc với, Bộ KH&CN, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam và Trung tâm vệ...