NASA dùng cặp song sinh để nghiên cứu không gian
Hai anh em sinh đôi Mark Kelly và Scott, 50 tuổi sẽ tham gia một chương trình nghiên cứu chưa từng có của NASA, nhằm tìm hiểu những tác động của trọng lực lên cơ thể con người, bằng cách so sánh dữ liệu của một người sống trên mặt đất với một người sống trong vũ trụ suốt một thời gian dài.
Scott sẽ bay lên Trạm không gian quốc tế (ISS) vào tháng 3.2015 và sống một năm trên đó, trong khi Mark sẽ ở lại mặt đất.
Mark sẽ được kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong suốt chương trình nghiên cứu. Ông cũng sẽ thực hiện những bài tập vận động và ăn những thức ăn dành riêng cho phi hành gia như Scott.
Trong lịch sử du hành vũ trụ của Mỹ, chưa từng có phi hành gia nào sống đến một năm trong không gian, vì nhiệm vụ lâu nhất chỉ kéo dài khoảng 7 tháng.
Scott cho biết ông rất háo hức và mong chờ chuyến đi vào tháng 3.2015. Ông cũng đề nghị lắp đặt một thiết bị cảm biến áp suất vào hộp sọ của mình, để nghiên cứu về chứng suy giảm thị lực của những người phải sống lâu trên không gian.
Tên lửa đẩy Soyuz của Nga mang theo ba phi hành gia cất cánh ở Baikonur, Kazakhstan đến Trạm không gian quốc tế (ISS)
Video đang HOT
Ông Craig Kundrot, thuộc chương trình nghiên cứu về con người tại Trung tâm Vũ trụ Johnson (NASA) ở Houston, cho biết họ đã rất may mắn anh em nhà Kelly đồng ý thực hiện nghiên cứu. Vì cả hai không những là cặp sinh đôi có cùng mã gene, mà Mark và Scott đều là những phi hành gia.
Sau khi hoàn thành chuyến du hành kéo dài một năm, Scott sẽ có 540 ngày sống trên vũ trụ trong khi Mark chỉ có 54 ngày. Với sự chênh lênh gấp 10 lần như vậy, ông Kundrot cho rằng đây là một cơ hội hiếm có để nghiên cứu về tác động của con người khi sống quá lâu trên không gian.
10 đề xuất nghiên cứu đã được NASA đồng ý, liên quan đến hệ miễn dịch con người, hệ tiêu hóa, hiện tượng suy giảm thị lực, xơ cứng động mạch v.v…với tổng số tiền tài trợ khoảng 1,5 triệu USD (tương đương hơn 31 tỉ đồng).
Theo Japan Times
Nga phóng vệ tinh viễn thông châu Âu từ bệ phóng nổi
Nga đã phóng thành công một vệ tinh viễn thông châu Âu lên quỹ đạo từ bệ phóng nổi trên Thái Bình Dương, sau đợt phóng vệ tinh thất bại trước đó hồi năm 2013.
Bệ phóng vệ tinh trên biển của Sea Launch - Ảnh: spacenews.ru
Tên lửa Zenit-3SL đã rời bệ phóng vào lúc 22 giờ 9 phút ngày 26.5 (giờ GMT, tức 5 giờ 9 phút sáng 27.5 theo giờ Việt Nam) từ bệ phóng Odyssey và vệ tinh đã được đặt vào quỹ đạo sau đó khoảng một giờ, AFP dẫn thông báo của tập đoàn Sea Launch có trụ sở ở Thụy Sĩ, với 95% cổ phần được sở hữu bởi Nga.
"Sea Launch đã đi đúng kế hoạch. Việc kiểm soát (vệ tinh) đã được bàn giao", Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người phụ trách chương trình không gian nước này viết trên Twitter.
Được biết, Sea Launch đã sử dụng bệ phóng đặt ở vùng biển sâu Odyssey để thực hiện các đợt phóng tên lửa thương mại từ năm 1999.
Odyssey được cải tạo từ một giàn khoan dầu, đặt tại khu vực gần đường xích đạo trong vùng biển quốc tế ở Thái Bình Dương.
Việc phóng vệ tinh trên biển gần đường xích đạo sẽ giúp vệ tinh thuận lợi hơn khi bay vào quỹ đạo và tiết giảm nhiều chi phí so với các đợt phóng ở những khu vực khác.
Vào ngày 1.2.2013, tên lửa Zenit-3SL của Nga mang theo một vệ tinh viễn thông Intelsat-27 do Mỹ chế tạo đã rơi xuống Thái Bình Dương ngay sau khi rời bệ phóng Odyssey.
Sau đó, kế hoạch phóng tên lửa Zenit-3SL mang theo vệ tinh Eutelsat 3B do tập đoàn không gian và quốc phòng Airbus dự kiến thực hiện vào ngày 16.4 qua đã bị hoãn lại do phát sinh các sự cố kỹ thuật mới.
AFP dẫn công ty chế tạo tên lửa Energia của Nga cho hay, theo kế hoạch Energia sẽ sử dụng bệ phóng nổi Odyssey để thực hiện 4 đợt phóng tên lửa trong năm 2014 và 5 trong năm 2015.
Trong những năm gần đây, Nga liên tục chứng kiến các thất bại trong ngành công nghiệp vũ trụ của mình, khiến họ mất nhiều vệ tinh cũng như các thiết bị vũ trụ khác.
Vào ngày 16.5 qua, một tên lửa Proton của Nga mang theo vệ tinh viễn thông tiên tiến trị giá hàng chục triệu USD đã rơi trở lại Trái đất chỉ một thời gian ngắn sau khi cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan.
Hồi tháng 10.2013, Nga đã sa thải Giám đốc Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) Vladimir Popovkin trước thời hạn sau một loạt đợt phóng tên lửa thất bại cùng các sự cố liên quan khác.
Người đứng đầu mới của Roscosmos là Oleg Ostapenko đã phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho cơ quan này làm một cuộc cải tổ lớn với ngân sách rót thêm hàng tỉ USD.
Theo TNO
Bát phở bò Việt "đặc biệt" Một nghệ sĩ người Mỹ vừa thực hiện một bộ ảnh hài hước, lạ lẫm về cuộc sống quanh ta, trong đó có bức ảnh đặc biệt về bát phở bò Việt Nam. Một nghệ sĩ người Mỹ có tên Marty Cooper đã nghĩ ra cách thú vị để tương tác nghệ thuật với không gian xung quanh. Bằng cách vẽ những nhân...