NASA đưa thiết bị chuyển CO2 thành oxy lên sao Hỏa?
Tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA phóng lên vũ trụ mang theo một loạt công nghệ tiên tiến trong đó có thiết bị chuyển CO2 thành O2.
Hình minh họa Perseverance
Con tàu thám hiểm Sao Hỏa Perseverance của NASA phóng từ Cape Canaveral, Florida mang theo một loạt công nghệ tiên tiến bao gồm thiết bị video độ nét cao và máy bay trực thăng liên hành tinh đầu tiên do con người tạo ra.
Nhiều công cụ như những bước thử nghiệm hướng tới việc con người khám phá hành tinh đỏ. Đáng chú ý, tàu thăm dò được trang bị thiết bị mới Mars Oxygen In-Situ Resource Utilization Experiment, gọi tắt là Moxie, có nhiệm vụ ’sản xuất’ ra oxy trong bầu khí quyển mà lượng O2 chỉ chiếm chưa tới 0,2%.
Oxy luôn là món hàng cồng kềnh trong một chuyến du hành không gian, rất tốn diện tích, rất dễ bắt lửa nhưng đóng vai trò quan trọng trong sự sống của phi hành gia. Nếu không khéo léo tính toán để mang theo oxy trên chuyến hành trình tới Sao Hỏa, các phi hành gia e sợ oxy chẳng đủ dùng cho một chuyến khứ hồi.
Video đang HOT
Có hình dáng giống như một cái cây, Moxie hoạt động bằng cách hấp thụ CO2 sau đó tách các phân tử thành oxy và CO, cuối cùng sẽ kết hợp các phân tử oxy thành O2.
Sau khi phân tích chất lượng không khí và cố gắng đạt được mức O2 tinh khiết 99,6%, nó sẽ thải ngược O2 và carbon monoxide CO lại bầu không khí.
Theo Michael Hecht, điều tra viên chính của Moxie, độc tính của khí carbon monoxide tạo ra không phải là điều đáng lo ngại. Khi khí này quay trở lại bầu khí quyển sao Hỏa sẽ không làm thay đổi nhiều. Michael Hecht nói: “Nếu bạn giải phóng CO vào bầu khí quyển sao Hỏa, nó có thể sẽ kết hợp với một lượng rất nhỏ oxy dư ở đó và biến thành CO2″.
Nếu mọi việc suôn sẻ nó sẽ sản sinh ra khoảng 10 gram oxy mỗi giờ, tương đương với lượng oxy trong 0.034 m2 không khí. Trong khi đó, ước tính, con người cần khoảng 0.54 m2 không khí mỗi ngày. Tuy nhiên, Moxie mới chỉ là phiên bản ‘tí hon’ của thiết bị NASA muốn đưa lên sao Hỏa vào thập niên 30 của thế kỷ này.
Theo NASA, Moxie sẽ tự kiểm tra khả năng của bản thân bằng cách sản xuất oxy trong suốt thời gian thực hiện sứ mệnh. Thiết bị sẽ sớm bắt đầu hoạt động sau khi tàu thám hiểm Perseverance hạ cánh vào 18/2/2021.
UAE chuẩn bị phóng tàu thám hiểm lên sao Hỏa
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) chuẩn bị làm nên lịch sử bằng cách trở thành quốc gia Ả Rập đầu tiên phóng tàu vũ trụ không người lái lên Sao Hỏa.
Sứ mệnh đưa tàu vũ trụ lên Sao Hỏa của UAE sẽ được triển khai vào ngày 14/7 này và dự kiến sẽ đi vào quỹ đạo quanh Sao Hỏa vào tháng 2 năm 2021, ở đó nó sẽ thu thập dữ liệu về bầu khí quyển của sao Hỏa, bao gồm xem xét mối quan hệ giữa tầng trên và tầng dưới của bầu khí quyển và quan sát cách mà bầu khí quyển thay đổi giữa các mùa.
Tàu vũ trụ không người lái mà UAE thực hiện phóng lên sao Hỏa lần này có tên là Hope (Hy vọng) có khối lượng 1.500 kg bao gồm cả nhiên liệu và chiều dài chưa đến 3 mét. Nó được trang bị ba cánh pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho việc sạc pin, tổng công suất hoạt động chỉ 477 watt.
UAE sẽ làm nên lịch sử với sứ mệnh đưa tàu vũ trụ lên sao Hỏa
Trao đổi với phóng viên báo chí trong một cuộc họp báo, ông Pete Withnell, Giám đốc chương trình nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Vật lý khí quyển và không gian tại Đại học Colorado Boulder, đồng thời là nhà khoa học về nhiệm vụ Hope cho biết, việc vươn tới sao Hỏa là một thách thức lớn đối với bất kỳ cơ quan nào, đặc biệt là khi cố gắng đến đó lần đầu tiên. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, có thể so sánh như việc một cung thủ bắn trúng mục tiêu 21 millimét với khoảng cách 1 km.
Khi được hỏi liệu ông có lo lắng về kết quả của nhiệm vụ hay không sau khi xem xét những thất bại gần đây của Ấn Độ và Israel khi hạ cánh trên mặt trăng, Omran Sharaf, Trưởng dự án cho sứ mệnh Hope cho rằng, ngay cả khi tàu vũ trụ không đến được Sao Hỏa, nhiệm vụ sẽ vẫn đáng để theo đuổi. "Đây là một thách thức lớn và đầy rủi ro. Đối với UAE, việc lên được sao Hỏa là một trong những mục tiêu của chúng tôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhiệm vụ thất bại nếu chúng tôi không đưa được tàu vũ trụ lên đó".
Mục đích của tàu vũ trụ Hope là thu thập dữ liệu về bầu khí quyển sao Hỏa, xem xét cả bầu khí quyển trên và dưới sao Hỏa cũng như cách mà chúng tương tác và thay đổi qua các mùa. Hope sẽ thực hiện một nhiệm vụ khác biệt là nó sẽ thu thập một cái nhìn rộng hơn về bầu khí quyển trên khắp hành tinh và trong suốt thời gian.
Các kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Mohammed bin Rashid làm việc trên tàu vũ trụ Hope
"Nhiệm vụ lần này sẽ cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết đầy đủ về bầu khí quyển trên sao Hỏa trong cả ngày, vì vậy nó sẽ bao quát tất cả các khu vực trên sao Hỏa vào mọi thời điểm. Nó sẽ cung cấp một cái nhìn bao quát hơn, lấp đầy khoảng trống của những thay đổi theo thời gian, qua các mùa khác nhau trong suốt cả năm.
Ngoài ra, nó sẽ giúp điều tra sự mất mát của khí quyển, quá trình mà các khí trong khí quyển bị mất vào không gian bên ngoài. Nó sẽ xem xét sự chuyển động của hydro và oxy vào không gian, cho phép mối tương quan của sự mất mát khí quyển này với dữ liệu về hoạt động thời tiết trong bầu khí quyển thấp hơn. Điều này sẽ lấp đầy lỗ hổng kiến thức về bầu khí quyển sao Hỏa, bổ sung cho các nghiên cứu khác được thực hiện bởi các dự án như MAVEN của cơ quan vũ trụ NASA", bà Al Amiri - Bộ trưởng khoa học tiên tiến của UAE cho biết thêm.
Tàu vũ trụ Hope sẽ được phóng từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, phía Tây nam Nhật Bản bằng một tên lửa đẩy Mitsubishi MH-IIA.
Dự kiến tàu vũ trụ Hope sẽ được phóng lên vào lúc 1 giờ 51 chiều theo giờ chuẩn Thái Bình Dương vào thứ 3 ngày 14/7 tới.
Bóc trần bí ẩn đằng sau những hình ảnh kì lạ trên Sao Hỏa Tàu quỹ đạo Viking 1 của NASA được phóng gần Sao Hỏa vào năm 1976 và lấy hình ảnh mang tính biểu tượng của bề mặt. Điều khiến mọi người phấn khích là sự hình thành khuôn mặt ở trung tâm phía trên của bức tranh. Khuôn mặt trên sao hỏa thực tế chỉ là một ngọn đồi Hiện tượng ảo ảnh quang...