NASA đề xuất xây dựng Trạm vũ trụ ở mặt tối của Mặt Trăng
Sau hơn 40 năm chỉ thực hiện các chương trình nghiên cứu với sự có mặt của con người trong phạm vi quỹ đạo Trái Đất, đến nay, Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ – NASA – đã quyết định bắt đầu quay trở lại với nhiệm vụ đưa con người lên khoảng không vũ trụ. Sứ mệnh mới mà NASA tự đặt ra đó là xây dựng một trạm vũ trụ ở ngoài quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Nếu nhiệm vụ này thành công, đây sẽ là nhiệm vụ đưa con người đi xa khỏi Trái Đất nhất từ trước đến nay.
Điểm Lagrange 2 (L2) là nơi NASA dự định đặt trạm vũ trụ.
Theo những tài liệu được công bố trên tạp chí Orlando Sentinel thì mục tiêu của các nhà khoa học là muốn tạo ra một tiền trạm để nghiên cứu Mặt Trăng của chúng ta. Ngoài ra, trạm vũ trụ này sẽ đảm đương trách nhiệm đưa con người vào khoảng không để nghiên cứu các thiên thạch cũng như một bàn đạp để chuẩn bị cho nhiệm vụ đưa con người đặt chân lên sao Hỏa.
Bản đồ sơ sơ lược của nhiệm vụ này đã được lãnh đạo của NASA, ông Charlie Bolden, đệ trình lên Nhà Trắng vào tháng 9 vừa qua. Những nhà khoa học tại NASA đã xây dựng một kế hoạch để tạo nên một khu vực trong khoảng không có thể đưa con người lên cư trú. Vị trí được chọn để tạo nên trạm vũ trụ này là điểm Earth – Moon Lagrange 2 (EML-2). Vị trí được chọn cách điểm xa nhất của Mặt Trăng là 38.000 dặm (61.000 km) và cách Trái Đất của chúng ta khoảng 277.000 dặm ( 446.000 km). Điểm Lagrange 2 là vị trí thích hợp để đặt trạm vũ trụ vì tại vị trí này lực hút của Trái Đất và Mặt Trăng sẽ cân bằng nhau, do đó, tại vị trí này, vật thể sẽ đứng yên tương đối.
Trạm vũ trụ EML-2 sẽ được lắp ráp là một trạm vũ trụ quốc tế, sử dụng module của Nga và một vài bộ phận lấy từ Ý. Hệ thống Phóng tàu vũ trụ SLS của NASA được xếp lịch trình sẽ khởi động vào năm 2017, chuyến bay này được tính toán sẽ đến điểm Lagrange 2 vào năm 2019 mang theo trang thiết bị cũng như phi hành đoàn,
Video đang HOT
Trong bản kế hoạch về Trạm vũ trụ EML-2, Charlie Bolden đã lập kế hoạch về những cuộc nghiên cứu thiên thạch, dự định cho đến năm 2022 sẽ cho robot thăm dò lên Mặt Trăng và đưa mẫu vật nghiên cứu về trạm vào và một nhiệm vụ không tưởng đưa con người đến sao Hỏa. Theo tạp chí Orlando Sentinel, lợi ích lớn nhất mà trạm vũ trụ EML-2 mang lại cho loài người là tiến một bước nhỏ trong quá trình khám phá vũ trụ bao la. Điểm Lagrange là vị trí có thể được coi là an toàn để bước tiếp vào vũ trụ, nghiên cứu xây dựng tàu vũ trụ và những chuyến bay vũ trụ mà ít gặp rủi ro nhất.
Nếu như kế hoạch về Trạm vũ trụ EML-2 được phê duyệt, các nhà khoa học tại NASA sẽ phải nỗ lực hết sức để hoàn thành đúng kế hoạch. Trên thực tế, EML-2 mới chỉ là một kế hoạch được viết trên giấy và để thực hiện được sứ mệnh này, NASA không chỉ cần đến tiền bạc mà còn phải lo lắng rất nhiều đến việc thiết kế cho trạm vũ trụ không tưởng này.
Vấn đề đầu tiên mà NASA sẽ phải đương đầu là thiết kế lại Tàu Orion để có thể vận chuyển trang thiết bị cũng như phi hành đoàn lên điểm Lagrange 2. Hơn nữa, những nhà khoa học sẽ phải xây dựng một lá chắn chống bức xạ Mặt Trời cực kỳ vững chắc cũng như những bộ cảm ứng nhanh nhạy có thể ngay lập tức cảnh báo cho phi hành đoàn của EML-2 về những thay đổi tại môi trường xa lạ này. Một vấn đề khác chính là lập trình một hệ thống điều khiển tinh vi, chính xác tuyệt đối cho trạm vũ trụ EML-2. Cuối cùng, một vấn đề tưởng chừng vô cùng nhỏ nhặt nhưng lại không kém phần quan trọng đó là nghiên cứu cách lưu trữ lương thực cũng như phương pháp đông lạnh thức uống để đảm bảo khả năng làm việc trong thời gian dài cho các phi hành gia.
Dự án EML-2 ước tính sẽ tiêu tốn của chính phủ Mỹ 3 tỷ USD/năm. Dự án này hứa hẹn sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong những nghiên cứu về vũ trụ, tuy nhiên, chưa rõ chính phủ Mỹ có phê duyệt cho dự án tốn kém này hay không.
Theo Genk
Chủ WikiLeaks tiết lộ cuộc sống trong 'trạm vũ trụ'
Ông Julian Assange rất chắc chắn về việc một ngày nào đó sẽ tới Ecuador, đồng thời miêu tả cuộc sống tại sứ quán nước này ở London giống như "ở bên trong một trạm vũ trụ".
Assange trên ban công đại sứ quán Ecuador ở London. Ảnh: AFP
Công dân Australia, 41 tuổi, đã ẩn náu tại sứ quán Ecuador kể từ khi tuyên bố tới tỵ nạn ở đây vào ngày 19/6, trong nỗ lực tránh bị dẫn độ tới Thụy Điển, nơi ông đối mặt với việc bị thẩm tra về các cáo buộc tấn công tình dục.
"Nó hơi giống với việc ở trong một trạm vũ trụ", Assange nói. "Tôi có sự kiểm soát hoàn toàn trong một môi trường nhỏ và nó cho phép tôi làm được điều quan trọng nhất, đó là bảo vệ công việc của mình trước những sự tấn công".
Assange, người bác bỏ các cáo buộc và bày tỏ e ngại Thụy Điển sẽ dẫn độ ông tới Mỹ, nói với tờ The Mail on Sunday của Anh rằng ông vẫn bận rộn làm việc 17 giờ mỗi ngày với trang WikiLeaks. Năm 2010, trang web này đã tiết lộ nhiều tài liệu mật về cuộc chiến của Mỹ tại Iraq và Afghanistan, cũng như hơn 250.000 bức điện tín ngoại giao từ các đại sứ quán Mỹ trên khắp thế giới. Những người ủng hộ Assange cho rằng ông có thể bị xử tệ nếu được đưa tới Mỹ, và thậm chí có thể đối mặt với án tử hình.
Bất chấp căng thẳng ngoại giao giữa Anh và Ecuador liên quan tới việc dẫn độ ông tới Thụy Điển, Assange cho hay ông chắc chắn rằng cuối cùng cũng sẽ tới được quốc gia Nam Mỹ. "Tôi nghĩ việc này chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng tôi sẽ không lẻ loi ở đó", cựu hacker nói. Ông xuất hiện trong bài phỏng vấn được The Mail on Sunday đăng tải hôm nay với chiếc áo kiểu Ecuador, quần jean và giầy thể thao.
"Từ Ecuador, tôi và các cộng sự có thể di chuyển an toàn tới và từ một số nước như Tunisia, Ai Cập, Nga, Brazil, Ấn Độ, Venezuela, Chile và Argentina", Assange nói.
Ecuador chấp nhận cho Assange tỵ nạn hôm 16/8, nhưng Anh từ chối để ông ra khỏi nước này. Cảnh sát Anh vẫn đang gác bên ngoài đại sứ quán Ecuador, đề phòng khả năng ông chủ WikiLeaks tìm cách trốn thoát.
Assange kể rằng ông dành vài ngày đầu tiên tại đại sứ quán Ecuador để tập sử dụng các thiết bị khẩn cấp. Tuy nhiên, chi tiết về các thiết bị an toàn được đặt gần giường của Assange, cũng như nội dung của những tài liệu và các biểu đồ được dán trên tường trong phòng của ông, không được tiết lộ.
Người đàn ông Australia phàn nàn rằng sức khỏe đang dần xấu đi, và cho biết thêm rằng ông bị ho. Tuy nhiên, Assange nói ông vẫn cố giữ thể trạng tốt bằng cách sử dụng máy chạy, tập boxing và gặp một huấn luyện viên thể lực mỗi ngày. Vị huấn luyện viên này là một cựu quân nhân thuộc lực lượng không quân tinh nhuệ của Anh (SAS).
Assange dành thời gian để thư giãn bằng cách xem các show truyền hình, trong đó có cả series khoa học viễn tưởng thời những năm 60 thế kỷ trước có tên The Twighlight Zone, hay loạt phim chính trị có tên The West Wing của Mỹ.
Chủ WikiLeaks nói rằng ông đã có những vấn đề với chiếc đèn tử ngoại (UV), được thiết kế để mô phỏng ánh sáng mặt trời, khi lần đầu sử dụng nó trước lần xuất hiện trước báo giới từ ban công của sứ quán Ecuador 6 tuần trước. "Sau nửa giờ, một trong các cộng sự của tôi nói, 'Julian, một bên mặt ông nhìn như củ cải đường, cổ của ông cũng vậy'", Assange nhớ lại.
"Tôi lúc đó chẳng khác gì một con tôm hùm bị luộc chín, nhưng xuất hiện tại cái ban công đó là khoảnh khắc chính trị quan trọng và tôi đã nghĩ tôi sẽ làm gì. Thế rồi tôi quyết định sẽ hướng bên mặt còn lại ra ánh sáng cho phù hợp", chủ WikiLeaks nói.
Theo VNE
Tàu ATV-3 giúp ISS tránh mảnh vỡ không gian Tàu vận tải vũ trụ không người lái của châu Âu ATV-3 vào hôm 26.9 đã bị hoãn việc rời khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đến ít nhất là ngày 28.9, để ở lại giúp ISS tăng độ cao quỹ đạo nhằm tránh sự nguy hiểm của mảnh vỡ không gian. "Quỹ đạo của trạm sẽ được điều chỉnh nhờ vào...